CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại doanh nghiệp tư nhân đạt thiện nguyễn (Trang 55)

4.6.1 Tình hình đào tạo

Bảng 4.11: Tình hình đào tạo nhân sự giai đoạn 2011-2013

Đvt: ngƣời Bộ phận 2011 2012 2013 Tổng hợp - 1 - Tài chính-kế toán - 1 1 Dịch vụ khách hàng - 1 1

Nguồn: Bộ phận tổ chức nhân sự DNTN Đạt Thiện Nguyễn

Qua bảng trên có thể thấy công tác đào tạo ít đƣợc thực hiện tại Đạt Thiện Nguyễn.

2012 doanh nghiệp đào tạo mới 3 nhân viên. Năm 2013 doanh nghiệp đào tạo lại 2 nhân viên.

4.6.2 Quy trình đào tạo của doanh nghiệp

Nguồn: Bộ phận tổ chức nhân sự DNTN Đạt Thiện Nguyễn

Hình 4.7 Quy trình đào tạo tại DNTN Đạt Thiện Nguyễn

4.6.2.1 Xác định nhu cầu đào tạo

Để theo kịp sự thay đổi không ngừng của nền kinh tế cũng nhƣ sự ra đời liên tục của các sản phẩm bảo hiểm làm cho Đạt Thiện Nguyễn cũng phải theo kịp thì mới hoạt động có hiệu quả đƣợc, một khi có sản phẩm mới ra đời là kéo theo một loạt thay đổi từ các thủ tục giấy tờ, kiến thức sản phẩm đến cách tƣơng tác làm việc với máy tính của sản phẩm mới.

Hằng năm, trƣởng các bộ phận trong doanh nghiệp căn cứ vào tình hình thực tế của bộ phận mình mà xác định nhu cầu đào tao và gửi đến bộ phận tổ chức nhân sự. Bộ phận tổ chức nhân sự sẽ xem xét và xác định khi nào cần đào tạo và đào tạo nhân viên ở bộ phận nào và bao nhiêu ngƣời, từ đó sẽ quyết định nội dung cũng nhƣ những kỹ năng cần đạo tạo cho phù hợp với mỗi vị trí. Và để tiết kiệm chi phí thì Đạt Thiện Nguyễn chỉ thực hiện đào tạo những điểm mà nhân viên còn thiếu sót, chƣa làm tốt hay những điểm mà doanh nghiệp cần nhân viên của mình có đƣợc.

Nhƣ năm 2012, doanh nghiệp thực hiện đào tạo 3 nhân viên mới đƣợc tuyển dụng để có đƣợc yêu cầu về kiến thức chuyên môn trong ngành bảo hiểm và kỹ năng cần thiết. Năm 2013 doanh nghiệp thực hiện đào tạo 2 nhân viên cũ để nâng cao khả năng chuyên môn đáp ứng tình hình mở rộng kinh doanh của doanh nghiệp khi bán các sản phẩm mới.

Khi thực hiện hoạt động gì thì Đạt Thiện Nguyễn đều xác định mục tiêu đạt đƣợc để có thể nổ lực thực hiện, đối với công tác đào tạo cũng vậy. Doanh nghiệp xác định thời gian đào tạo, số lƣợng nhân viên hoàn thành khóa đào tạo và những kiến thức cũng nhƣ kỹ năng có đƣợc sau đào tạo . Mỗi khóa đào tạo sẽ có mục tiêu khác nhau và mỗi vị trí cũng có mục tiêu khác nhau.

Đối tƣợng đào tạo là những nhân viên mà Đạt Thiện Nguyễn muốn họ Xác định nhu cầu đào tạo

Thiết kế chƣơng trình đào tạo

Chọn phƣơng pháp đào tạo

năng cao năng suất lao động thông qua kiến thức và kỹ năng làm việc của họ, thƣờng là nhân viên mới vào làm chƣa quen việc.

4.6.2.2 Thiết kế chương trình đào tạo

Sau khi có đƣợc nhu cầu đào tạo, bộ phận tổ chức nhân sự sẽ lên kế hoạch cho chƣơng trình đào tạo bao gồm tên gọi chƣơng trình đào tạo, mục tiêu cần đạt đƣợc sau đào tạo, nội dung đào tạo, soạn thảo tài liệu.

Thƣờng có hai mục tiêu chính cho đào tạo tại Đạt Thiện Nguyễn là giúp nhân viên mới nắm bắt chuyên môn và nghiệp vụ của doanh nghiệp, mục tiêu thứ hai là khi đào tạo nhân viên cũ là năng cao kỹ năng cũng nhƣ cung cấp kiến thức mới cho họ.

Trong giai đoạn 2011-2013 doanh nghiệp có tổ chức hai chƣơng trình đào tạo, trong đó một chƣơng trình đào tạo trong năm 2012 dành các nhân viên mới đƣợc tuyển dụng nhằm giúp nhân viên thành thạo với các công việc trong doanh nghiệp, chƣơng trình đào tạo thứ hai nhằm nâng cao trình độ chuyên môn cho các nhân viên trong doanh nghiệp và đƣợc thực hiện trong năm 2013. Để có thể thấy rõ hơn tình hình đào tạo của doanh nghiệp trong năm trên thì ta sẽ xem qua các bảng số liệu sau.

Trong năm 2012, doanh nghiệp đã thực hiện chính sách kèm cặp giữa các nhân viên làm việc lâu năm hƣớng dẫn công việc cho các nhân viên mới mà không tổ chức mở lớp đào tạo cho nhân viên, tên chƣơng trình trong năm là đào tạo kỹ năng cho nhân viên mới.

Bảng 4.12: Kế hoạch đào tạo năm 2012

Bộ phận Nội dung Mục tiêu Số lƣợng Tổng hợp Giúp nhân viên nắm vững kỹ

năng về việc tổng hợp, trình bày báo cáo kết quả kinh doanh, thực hiện tổ chức các buổi hội nghị

Hoàn thiện kỹ năng làm việc

1

Tài chính- kế toán

Nắm vững việc thu phí bảo hiểm, lập các báo cáo kế toán

Hoàn thiện kỹ năng làm việc 1 Dịch vụ khách hàng Hƣớng dẫn cách tiếp nhận và trả lời yêu cầu khách hàng, phục vụ khách hàng

Hoàn thiện kỹ năng làm việc

1

Nguồn: Bộ phận tổ chức nhân sự DNTN Đạt Thiện Nguyễn

Đến năm 2013, doanh nghiệp đã tổ chức thực hiện 2 lớp đào tạo nhằm nâng cao trình độ chuyên môn cho các nhân viên trong bộ phận dịch vụ khách hàng, bộ phận tài chính của doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ thuê các giảng viên từ công ty Prudential để trực tiếp hƣớng dẫn nhân viên, tên chƣơng trình của năm 2013 là nâng cao trình độ chuyên môn cho nhân viên và các mục tiêu, nội dung đƣợc thể hiển qua bảng sau.

Bảng 4.13: Kế hoạch đào tạo năm 2013

Bộ phận Nội dung Mục tiêu Số lƣợng Tài chính-kế

toán

Nâng cao kỹ năng lập và trình bày các báo cáo kế toán, quản lý tốt việc thu phí bảo hiểm

Nâng cao trình độ nhân viên 1 Dịch vụ khách hàng

Nâng cao khả năng phục vụ khách hàng, tiếp nhận và giải đáp thắc mắc của khách hàng nhanh nhất, kịp thời Nâng cao trình độ nhân viên 1

Nguồn: Bộ phận tổ chức nhân sự DNTN Đạt Thiện Nguyễn

Qua các bảng số liệu trên ta nhận thấy doanh nghiệp luôn quan tâm đến việc đào tạo và phát triển cho nguồn nhân lực rất nhiều, cụ thể là trong năm 2012 doanh nghiệp thực hiện chính sách kèm cặp giữa nhân viên cũ hƣớng dẫn cho cho các nhân viên mới giúp cho các nhân viên mới làm quen với công việc. Đến năm 2013 thì doanh nghiệp đã thuê các giảng viên từ công ty Prudential để hƣớng dẫn, giảng dạy nhằm nâng cao trình độ chuyên môn cho nhân viên

Đào tạo sử dụng thiết bị, công nghệ mới. Trang bị cho nhân viên kiến thức cần thiết để áp dụng vào trong công việc qua đó giúp công việc đƣợc hoàn thành tốt hơn.

4.6.2.3 Phương pháp đào tạo

Có nhiều phƣơng pháp đào tạo khác nhau, đối tƣợng đƣợc đào tạo là nhân viên mới và nhân viên cũ trong doanh nghiệp. Nhân viên mới sẽ đƣợc học một khóa đào tạo ngắn hạn về chuyên môn nghiệp vụ do những nhân viên có trình độ và kinh nghiệm lâu năm truyền đạt lại. Ngoài ra, nhân viên mới sẽ đƣợc đồng nghiệp chỉ dẫn công việc, kèm cặp chỉ bảo trong lúc làm việc, sau đó nhân viên sẽ làm thử dƣới sự giám sát và đánh giá của chính đồng nghiệp. Phƣơng pháp này có nội dung đào tạo đơn giản nên ngƣời phụ trách đào tạo thích hợp nhất là những nhân viên có kinh nghiệm trong doanh nghiệp.

Còn đối với những mục tiêu nâng cao năng lực cũng nhƣ trình độ của nhân viên thì Đạt Thiện Nguyễn sẽ tổ chức khóa đào tạo và thuê giảng viên giảng dạy đến dạy tại bộ phận đào tạo của doanh nghiệp. Thời gian của các buổi học này là sau giờ làm việc, thƣờng rơi vào buổi tối hoặc các ngày thứ bảy, chủ nhật.

Có thể nói phƣơng pháp đào tạo của Đạt Thiện Nguyễn đa dạng và sinh động nhƣng cái chính là sát thực tế. Kết hợp cả đào tạo trong công việc và đào tạo ngoài công việc từ kèm cặp, chỉ bảo đến nhập vai, nghiên cứu tình huống. Ngoài ra, trong quá trình làm việc doanh nghiệp còn mở các khóa đào tạo ngắn hạn cho nhân viên. Tuy nhiên đó cũng chỉ là đào tạo trong nội bộ, doanh

nghiệp không gửi nhân viên đến các cơ sở hay trƣờng lớp bên ngoài để đào tạo, điều đó giúp Đạt Thiện Nguyễn giảm chi phí nhƣng cán bộ đào tạo thì không chuyên nghiệp.

4.6.2.4 Đánh giá hiệu quả đào tạo

Tùy vào vị trí công việc mà có cách đánh giá khác nhau, nhìn chung đánh giá hiệu quả đào tạo trải qua hai giai đoạn là nhân viên tiếp thu kiến thức đến mức độ nào và nhân viên có thể áp dụng vào công việc không.

Đánh giá những thay đổi của nhân viên sau khóa đào tạo thông qua phản ứng thích thú, kiến thức có đƣợc, áp dụng vào thực tế công việc có làm tăng năng suất làm việc không.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp đánh giá hiệu quả đào tạo bằng cách tính toán chênh lệch giữa chi phí bỏ ra và năng suất có đƣợc của nhân viên sau khóa đào tạo. Một khóa đào tạo của Đạt Thiện Nguyễn thƣờng có 4 buổi học với 5 nhân viên đƣợc đào tạo, các chi phí đƣợc thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4.14: Giá thành đào tạo cho một nhân viên/1 khóa

Đvt: đ

STT Danh mục 1 buổi 1 khóa

1 Thù lao cho giáo viên 250.000 1.000.000

2 Khấu hao máy móc, thiết bị 120.000 480.000

3 Tài liệu cho/1 nhân viên 50.000 50.000

4 Ăn uống/1 nhân viên 30.000 120.000

Vậy chi phí đào tạo cho một nhân viên sẽ là 466.000đ, cho thấy năng suất lao động của nhân viên phải cao hơn 466.000đ thì khóa đào tạo mới có hiệu quả.

4.6.3 Nhận xét chung

Sau quá trình tuyển dụng thì đào tạo là công tác thực sự quan trọng đối với doanh nghiệp giúp nhân viên có đƣợc những yêu cầu của doanh nghiệp về trình độ chuyên môn cũng nhƣ kỹ năng cần thiết. Tiến trình đào tạo và huấn luyện đƣợc thực hiện đầy đủ, theo quy trình. Nhân viên đƣợc đào tạo cảm thấy mình đƣợc quan tâm, là một phần của doanh nghiệp do đó giúp ích cho quá trình tiếp thu đào tạo cũng nhƣ phát huy năng lực sau đào tạo.

Phƣơng pháp đào tạo sát thực tế, đào tạo cả trong công việc lẫn ngoài công việc. Đào tạo nội bộ giúp Đạt Thiện Nguyễn tiết kiệm chi phí nhƣng lại có nhƣợc điểm về cán bộ đào tạo chỉ là ngƣời có trình độ và kinh nghiệm lâu năm, không đƣợc đào tạo bài bản nhƣ đào tạo tại các cơ sở hay trƣờng học.

Công tác đào tạo chỉ đáp ứng đƣợc nhu cầu và mục tiêu ngắn hạn của Đạt Thiện Nguyễn, khi có nhu cầu thì mới thực hiện đào tạo chứ không có hoạch định trƣớc.

nhân viên đƣợc đào tạo nhƣng chất lƣợng của công tác đào tạo đƣợc đảm bảo, ít nhân viên đƣợc đào tạo đồng nghĩa với việc trình độ chuyên môn và năng suất của nhân viên đáp ứng đƣợc yêu cầu của doanh nghiệp.

Đạt Thiện Nguyễn chƣa thực sự xem nhân viên là nguồn tài nguyên của mình, chƣa chú trọng công tác đào tạo phát triển họ mà chỉ xem đào tạo nhân viên nhƣ là một việc giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả kinh doanh chứ không phải bồi dƣỡng nhân viên trƣớc rồi mang lại lợi ích cho doanh nghiệp sau.

4.7 THÙ LAO VÀ ĐÃI NGỘ 4.7.1 Tiền Lƣơng

Trong xu thế hiện nay, việc tuyển dụng đƣợc ngƣời vào làm việc đã khó, giữ chân đƣợc họ ở lại càng khó hơn. Để làm tốt đƣợc điều này cần có chính sách đại ngộ về lƣơng, thƣởng, các chính sách khuyến khích khác. Doanh nghiệp quản trị nhân sự không chỉ ở tuyển mộ, tuyển dụng, đào tạo nhân sự mà còn phải làm sao để duy trì và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân sự đó. Chính là nhờ vào chế độ thù lao, nó không chỉ giúp ngƣời lao động có động lực làm việc mà còn kích thích họ làm việc hăng say và có hiệu quả hơn.

Đạt Thiện Nguyễn cũng nhƣ các công ty khác hiện nay là làm theo luật định của Nhà nƣớc, cụ thể theo “Nghị định số 182/2013/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định mức lƣơng tối thiểu vùng đối với ngƣời lao động làm việc ở doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có thuê mƣớn lao động”. Trên cơ sở đó có sự thỏa thuận giữa doanh nghiệp và ngƣời lao động trong hợp đồng lao động để đề ra mức lƣơng cụ thể.

Nhân viên đƣợc nhận phần lƣơng cố định hằng tháng, đƣợc thanh toán chuyển khoản qua thẻ ngân hàng khoảng ngày 02-03 hàng tháng. Điều này đã tạo tâm lý an tâm cho nhân viên.

Bảng 4.15: Bảng lƣơng cơ bản cho nhân viên từng bộ phận tại doanh nghiệp năm 2013

Đvt: ngàn đồng

STT Họ và Tên Bộ phận Lƣơng cơ bản

1 Nguyễn Minh Tân Tổng hợp 4.500

2 Nguyễn Hồng Quý Tổng hợp 2.800

3 Huỳnh Thanh Trúc Tổng hợp 2.500

4 Nguyễn Thị Song Hoa Kế toán 3.700

5 Nguyễn Thúy Loan Kế toán 3.200

6 Lê Thị Thu Thủy Tổ chức nhân sự 4.500

7 Phan Bá Tuấn Tổ chức nhân sự 2.800

9 Trần Thị Kim Thanh Dịch vụ khách hàng 3.000 10 Trƣơng Minh Bảo Dịch vụ khách hàng 2.500

11 Lê Mạnh Hùng Bảo vệ 2.000

12 Đặng Kim Tuyến Tạp vụ 1.500

Nguồn: Bộ phận tài chính-kế toán DNTN Đạt Thiện Nguyễn

4.7.2 Tiền thƣởng

Bên cạnh lƣơng thì tiền thƣởng chính là đòn bẩy thúc đẩy lao động làm việc, tăng sự cạnh tranh và phấn đấu trong công việc của lao động.

Tất cả nhân viên sẽ nhận khoản thƣởng khi doanh nghiệp đạt mục tiêu doanh thu đề ra. Tùy theo vị trí công việc mà mỗi nhân viên đƣợc nhận khoản tiền thƣởng tƣơng ứng trong khoản thƣởng chung.

Bảng 4.16: Khung tiền thƣởng cho nhân viên

Đvt: triệu đồng

Mức doanh thu phí Thƣởng

500 3%*doanh thu phí

500-1000 5%*doanh thu phí

>1000 8%*doanh thu phí

Nguồn: Bộ phận tổ chức nhân sự DNTN Đạt Thiện Nguyễn

Tuy nhiên khung tiền thƣởng sẽ thay đổi trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Ngoài ra hàng năm doanh nghiệp còn có các kỳ thƣởng cho nhân viên nhƣ sau:

 Giải phóng miền nam 30/4 và quốc tế lao động 1/5: thƣởng 200.000 – 300.000đ

 Tết trung thu: tiền hoặc quà bánh

 Quốc khánh 2/9: thƣởng 200.000 – 300.000đ

 Tết dƣơng lịch và tết âm lịch: hƣởng 1 tháng tiền lƣơng.

Bên cạnh đó, vào các ngày lễ của phụ nữ nhƣ 8/3, 20/10 thì nhân viên nữ trong doanh nghiệp còn có những phần quà.

4.7.3 Trợ cấp

Trợ cấp là khoản tiền mà Đạt Thiện Nguyễn muốn bù lại phần nào chi phí nhân viên bỏ ra trong quá trình làm việc, dù không nhiều nhƣng cũng cho ngƣời lao động thấy mình đƣợc quan tâm. Và làm cho bảng thu nhập của ngƣời lao động có thêm một khoản tiền.

Nhân viên đƣợc hƣởng 2 khoản trợ cấp là trợ cấp đi công tác và trợ cấp ăn trƣa. Đối với trợ cấp đi công tác thì đƣợc nhận 300.000đ/ngày, trợ cấp ăn

trƣa 1.000.000đ/tháng vì phải thay phiên nhau làm việc suốt từ 8 giờ sáng đến 5 giờ chiều trong ngày.

4.7.4 Phúc lợi

Nhân viên trong doanh nghiệp đƣợc hƣởng đầy đủ các phúc lợi bắt buộc theo quy định của Nhà nƣớc nhƣ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, hƣu trí, nghĩ thai sản, tai nạn lao động.

Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm xã hội đƣợc Đạt Thiện Nguyễn trích theo tỷ lệ phần trăm trên tiền lƣơng cơ bản của nhân viên để tính vào chi phí hoạt động kinh doanh và khấu trừ vào tiền lƣơng.

Bảng 4.17: Tổng hợp tỷ lệ bảo hiểm bắt buộc áp dụng đến 2013

Đvt: %

Ngƣời lao động Ngƣời sử dụng lao động Tổng cộng

BHXH 7 17 24

BHYT 1,5 3 4,5

BHTN 1 1 2

Tổng cộng 9,5 21 30,5

Nguồn: Bộ phận tổ chức nhân sự DNTN Đạt Thiện Nguyễn

4.7.5 Đãi ngộ tinh thần

Nhân viên hoàn thành công việc tốt thì hàng tháng, quý và năm sẽ đƣợc

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại doanh nghiệp tư nhân đạt thiện nguyễn (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)