Yêu cầu khi sử dụng tư liệu trên Internet trongDHLS

Một phần của tài liệu Luận văn: Khai thác và sử dụng tư liệu trên Internet trong dạy học lịch sử thế giới (1917 – 1945) lớp 11 trung học phổ thông chương trình chuẩn (Trang 61 - 65)

- Đối với HS

200 Đượcrèn luyện khả năng độc lập nghiên cứu kiến thức phục vụ cho học tập LS

2.4.2. Yêu cầu khi sử dụng tư liệu trên Internet trongDHLS

2.4.2.1.Yêu cầu về kiến thức.

* Đảm bảo tính chính xác, khoa học.

Việc khai thác, lựa chọn tư liệu phải đảm bảo tính tư tưởng, chính xác, khoa học. Tính tư tưởng trong sử dụng tư liệu trên Internet được thể hiện ở việc người khai thác tư liệu phải đứng vững trên lập trường của giai cấp vô sản, chủ nghĩa Mac – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam. Chỉ có nắm vững được những tư tưởng đó thì nguồn kiến thức khai thác trên mạng Internet mới đảm bảo được tính Đảng, mục tiêu chính trị, mục tiêu dạy học, đào tạo nên thế hệ trẻ có kiến thức và tư tưởng đạo đức đúng đắn.

Mạng Internet là một kho thông tin khổng lồ, chứa đựng rất nhiều nguồn kiến thức khác nhau, của những tác giả khác nhau. Cùng một sự kiện nhưng có rất nhiều những ý kiến trái chiều, những nhận định khác nhau do tác giả của những nguồn tư liệu này thuộc các giai cấp khác nhau, có quan điểm chính trị khác nhau. Có những tác giả thuộc các nước tư bản, có tác giả theo tư tưởng macxit. Chính vì vậy, đòi hỏi GV phải đứng trên quan điểm của sử học Macxit để lựa chọn tư liệu một cách chính xác và khoa học.

* Phù hợp với nội dung kiến thức cần dạy.

Nguồn thông tin, kiến thức trên mạng Internet là rất đa dạng, phong phú, giáo viên khi khai thác tư liệu trên Internet để phục vụ cho một nội dung DH cụ thể thì trước hết phải xác định rõ được mục tiêu bài học về ba mặt, kiến thức, tư tưởng thái độ, kĩ năng. Đồng thời dựa vào sơ đồ Đairi để xác định kiến thức trọng tâm và kiến thức tham khảo. Qua đó việc khai thác tư liệu trên Internet sẽ có hiệu quả, GV sẽ lựa chọn được những nội dung tư liệu phù hợp

với bài học, lượng thông tin bổ sung cần thiết, qua đó làm hấp dẫn nội dung bài học và không làm loãng kiến thức.

Ví dụ khi dạy bài 15. Phong trào cách mạng ở Trung Quốc và Ấn Độ (1918 – 1939), GV xác định mục tiêu bài học

* Kiến thức

- Khái quát được nét chính của phong trào Ngũ Tứ - mở đầu cho phong trào cách mạng dân chủ ở Trung Quốc; so sánh phong trào Ngũ tứ với các phong trào trước đó ở Trung Quốc.

- Khái quát được những đặc điểm chính của phong trào các mạng Ấn Độ trong những năm 1918 - 1939.

*Tư tưởng, thái độ

- Bồi dưỡng nhận thức đúng đắn về tính tất yếu của cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc của các dân tộc bị áp bức giành độc lập.

- Nhận thức về sự mất mát, sự hi sinh, khó khăn và gian khổ của các dân tộc trên con đường đấu tranh giành độc lập. Từ đó hiểu được giá trị vĩnh hằng của chân lí: “không có gì quí hơn độc lập, tự do”

* Phát triển

- Biết phân tích tư liệu, từ đó hiểu được bản chất, ý nghĩa của sự kiện lịch sử.

- So sánh, đối chiếu tư liệu để hiểu đặc điểm và bản chất của sự kiện. Sau khi đã xác định được mục tiêu bài học, dựa vào sơ đồ Đai ri, GV khai thác tư liệu trên Internet (ô số 1) để làm rõ những kiến thức trọng tâm (ô số 2) của bài học, gồm:

Các khái niệm: Phong trào ngũ tứ, Cách mạng dân chủ tư sản, Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới, bước ngoặt, Chiến tranh Bắc phạt, nội chiến, thôn tính.

Các tư liệu bài viết về Mao Trạch Đông, Vạn lí trường chinh, M.Ganđi, Phong trào bất hợp tác ở Ấn độ, Cuộc hành trình muối của Ganđi...

+ Tư liệu kênh hình: chân dung Mao Trạch Đông trên đường Vạn lí trường chinh, chân dung M. Ganđi, nạn đói ở Ấn Độ...

Như vậy, việc lựa chọn tư liệu tham khảo phù hợp với nội dung kiến thức là một yêu cầu rất quan trọng. Thực hiện tốt yêu cầu này sẽ giúp HS khắc sâu được kiến thức lĩnh hội được trong SGK và làm phong phú, đa dạng nguồn kiến thức của các em.

2.4.2.2. Yêu cầu về phương pháp.

Để đáp ứng được mục tiêu giáo dục trong giai đoạn ngày nay, GV cần phải tiến hành đồng thời “ một cuộc cách mạng” về đổi mới tư duy, nội dung và PPDH với việc sử dụng CNTT nói chung, khai thác và sử dụng tư liệu trên Internet nói riêng. Để việc ứng dụng này có hiệu quả, GV cần nắm vững một số yêu cầu cơ bản về phương pháp luận và lí luận dạy học sau:

Thứ nhất,Trong DHLS, GV cần kết hợp nhuần nhuyễn giữa các PPDH truyền thống (trình bày miệng, trao đổi – đàm thoại, tổ chức hoạt động ngoại khóa, tham quan...) và sử dụng tư liệu khai thác trên mạng Internet.Tránh tình trạng “lạm dụng kĩ thuật”, GV“trình chiếu” tư liệu trên Internet nhưng không khai thác kiến thức “ẩn” trong đó khiến HS hứng thú nhưng không hiểu bản chất của sự kiện, không mang lại hiệu quả giáo dục.

Thứ hai,Trong DHLS có rất nhiều yếu tố quyết định đến chất lượng DH môn LS ở trường phổ thông như mục tiêu môn học, chương trình, nội dung, SGK, GV, HS, PPDH, phương tiện – thiết bị DH, cơ sở vật chất, kiểm tra đánh giá... ,trong các yếu tố đó, GV là nhân tố quyết định trực tiếp đến quá

trình dạy – học ở trường phổ thông. Do đó, người GV cần trau dồi lí luận nói chung, PP khai thác và sử dụng tư liệu trên Internet trong DHLS nói riêng, rèn luyện kĩ năng sử dụng CNTT, trình độ ngoại ngữ để góp phần áp dụng hiệu quả phương pháp DH mới trong DHLS ở trường phổ thông.

Thứ ba,GV cần sử dụng tư liệu trên Internet trong DHLS một cách hợp lí (cung cấp cấp, làm rõ cho nội dung kiến thức SGK...) để không làm loãng kiến thức, giúp HS mở rộng, khắc sâu kiến thức trên cơ sở đã nắm vững nội dung kiến thức trong SGK.Thực hiện tốt yêu cầu này, GV cần nắm vững “nguyên tắc 3Đ” khi ứng dụng CNTT vào DHLS đó là: đúng lúc, đúng chỗ và đúng độ.[31; tr. 79-80]

Đúng lúc là việc chọn lựa thời điểm sử dụng thích hợp, phù hợp với nội dung kiến thức và các PPDH đặc trưng , cung như nhu cầu trạng thái của HS. Ví dụ, khi dạy học mục III.2. “Chiến tranh lan rộng ra khắp thế giới (từ tháng 6/1941 đến tháng 11/1942)” bài 17. “Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945)”, GV cung cấp cho HS sự kiện Nhật tấn công Trân Châu Cảng – căn cứ hải quân chủ yếu của Mĩ ở Thái Bình Dương. Để làm rõ hơn nội dung kiến thức này, GV cho HS theo dõi đoạn phim tư liệu về trận “Trân Châu Cảng”, tạo cho HS biểu tượng rõ ràng về sự kiện.

Đúng chỗ là việc sắp xếp không gian, vị trí màn hình trình chiếu để tất cả HS có thể quan sát, nghe rõ ràng. Khi ứng dụng CNTT nói chung, khai thác và sử dụng tư liệu trên Internet nói riêng vào DHLS, GV cần chú ý đến yêu cầu này nhằm đảm bảo tất cả HS đều có thể quan sát màn hình một cách thuận lợi nhất.

Đúng độ là yêu cầu về khối lượng kiến thức (kênh chữ, kênh hình, kênh hình...) và thời lượng GV sử dụng trong quá trình DH phải phù hợp với trình độ tiếp thu cũng như tâm lí của HS. Ví dụ, khi dạy học bài 17. “Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945)”, đây là bài học có rất nhiều tư liệu hình ảnh,

phim tư liệu, GV cần sử dụng tư liệu trên Internet một cách hợp lí, tránh tình trạng biến giờ học thành giờ cho HS “trình chiếu” tư liệu

Một phần của tài liệu Luận văn: Khai thác và sử dụng tư liệu trên Internet trong dạy học lịch sử thế giới (1917 – 1945) lớp 11 trung học phổ thông chương trình chuẩn (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(161 trang)
w