Sử dụng tư liệu trên Internet tổ chức dạ hội lịch sử

Một phần của tài liệu Luận văn: Khai thác và sử dụng tư liệu trên Internet trong dạy học lịch sử thế giới (1917 – 1945) lớp 11 trung học phổ thông chương trình chuẩn (Trang 115 - 123)

- Đối với HS

200 Đượcrèn luyện khả năng độc lập nghiên cứu kiến thức phục vụ cho học tập LS

3.2.4. Sử dụng tư liệu trên Internet tổ chức dạ hội lịch sử

Dạ hội lịch sử là một hoạt động ngoại khóa mangtính chất tổng hợp, công phu, có quy mô lớn vớiưu điểm là sinh động, hấp dẫn, tính thực tiễn cao, thu hút được học sinh toàn trường tham dự. Bên cạnh đó, đây cũng là hình thức ngoại khóa tương đối khó, cần sự đầu tư cả về thời gian, kinh phí, công sức và có kế hoạch chuẩn bị chu đáo, hợp lý,cũng như sự tham gia nhiệt tình, sáng tạo của học sinh toàn trường. Để thực hiện được một chương trình dạ hội lịch

sử, cần rất nhiều yếu tố, trong đó việc khai thác tư liệu trên Internet để thiết kế chương trình cũng là một yếu tố rất quan trọng.

Dưới đây là dự thảo chương trình dạ hội lịch sử về chủ đề « Chiến tranh thế giới thứ hai » được tổ chức với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và tư liệu được khai thác trên Internet.

Đầu tiên là phần « khởi động » nhằm tạo không khí sôi nổi hào hứng cho các đội thi. Trò chơi này nhằm đánh giá khả năng ghi nhớ và phản xạ nhanh của HS, do đó câu hỏi và đáp án phải ngắn gọn. Phần thi này 2 đội chơi, mỗi đội sẽ có 60 giây để trả lời nhanh 10 câu hỏi của chương trình do người dẫn chương trình đọc. Các câu hỏi được thiết kế và trình chiếu trên màn hình.

Hình 3.12. Slide minh họa phần thi Khởi động và Nhận diện lịch sử

Tiếp theo là trò chơi « Nhận diện lịch sử » cho phép mỗi đội có quyền lựa chọn hai câu hỏi trong số bốn câu hỏi. GV sử dụng tư liệu khai thác trên Internet thiết kế ra bốn câu hỏi với các dữ kiện và yêu cầu HS tìm ra đáp án. Khi đội chơi ra tín hiệu chọn câu hỏi nào, GV kích chuột vào đó sẽ xuất hiện hình ảnh nhân vật và các dữ liệu liên quan đến nhân vật đó. Thời gian cho mỗi đội suy nghĩ trả lời mỗi câu hỏi là 10 giây, nếu trả lời sai, quyền nhận diện bức hình sẽ thuộc về đội còn lại. Sau đó GV kích chuột để hiển thị đáp án.

1. Đây là người….?

A. Tổ chức Đảng cộng sản Liên Xô và thành lập nước Nga Xô viết. B. Đề xướng chính sách kinh tế mới(NEP).

Đáp án : Lê nin

2. Đây là người …….. ?

A.Sáng lập ra Đảng Quốc xã ở Đức. B.Tàn sát người dân Do Thái.

C. Gây ra cuộc chiến tranh thế giới thứ hai.

Đáp án : Hitler

3. Đây là ….?

A. Tổng thống Mĩ đời thứ 32.

B. Đề xướng chính sách mới góp phần đưa nước Mĩ thoát khỏi cuộc khủng hoảng 1929-1933.

Đáp án : Ru-dơ-ven.

4.Đây là người…?

A. Lãnh đạo Đảng Quốc Đại và nhân dân Ấn Độ chống lại chính sách thực dân Anh.

B.Chủ trương đấu tranh hòa bình, không sử dụng bạo lực. C. Lãnh đạo các phong trào bất hợp tác, bất bạo động ở Ấn Độ.

Đáp án : M. Gan-đi

Trước khi bước vào phần thi tiếp theo là tiết mục hát tốp ca « Lên Đàng » của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn để thay đổi không khí chương trình.

nhóm câu hỏi(5 câu/1 nhóm) là dễ, trung bình và khó với số điểm tương ứng là 10,15 và 20 điểm/ 1 câu hỏi. Các đội chơi chỉ có quyền lựa chọn 01 lần trả lời mỗi câu được suy nghĩ và trả lời trong vòng 15 giây. Trả lời sai 01 câu, đội chơi sẽ bị trừ số điểm tương ứng với nhóm câu lựa chọn lúc đầu. Nếu trả lời sai liên tiếp 3 lần sẽ bị loại khỏi cuộc chơi.

Hình 3.13.Slide minh họa phần thi Theo dòng lịch sử

Cuối cùng, phần thi « Hiểu ý đồng đội»,trên màn hình xuất hiện 10 khái niệm, sự kiện, tên địa danh, nhân vật lịch sử… có liên quan đến chiến tranh thế giới thứ hai. MC yêu cầu mỗi đội cử 02 thành viên, một thành viên được nhìn thấy những nội dung trên màn hình, một thành viên quay lưng lại phía màn hình. Trong vòng 60 giây vừa gợi ý, vừa trả lời (không được phép dùng những từ địa phương, từ nước ngoài hay từ có trong đáp án) để thành viên còn lại có thể phán đoán và trả lời được đáp án. Mỗi câu trả lời đúng sẽ được 10 điểm và GV kích chuột để xác nhận thông tin trả lời chính xác.

Ở phần thi này, GV có thể lựa chọn các sự kiện lịch sử như : Cách mạng tháng Mười Nga, hiệp ước Vecxai – Oasinhton,Vạn lí trường chinh, trận Trân Châu cảng, Chủ nghĩa phát xít, Chiến tranh kì lạ…

Như vậy, tổ chức buổi dạ hội lịch sử về chủ đề « Chiến tranh thế giới thứ hai » với nguồn tư liệu khai thác trên Internet giúp HS được khắc sâu thêm kiến thức về trận chiến khốc liệt nhất trong lịch sử thế giới và hậu quả của nó đối với nhân loại. Qua đó tác động đến tư tưởng tình cảm của HS, tinh thần yêu hòa bình, căm ghét chiến tranh. Để tổ chức được một buổi dạ hội thành công cần có sự chuẩn bị chu đáo của ban giám hiêu nhà trường, GV bộ môn, nội dung dạ hội phải gắn với những nội dung mà HS lĩnh hội được trong SGK.

3.3.Thực nghiệm sư phạm

3.3.1.Mục đích, đối tượng và địa bàn thực nghiệm sư phạm

Thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm nghiệm, chứng minh và đánh giá những ưu điểm, hiệu quả của việc khai thác và sử dụng tư liệu trên Internet vào việc DHLS nói chung và vận dụng vào phần Lịch sử thế giới hiện đại (1917 – 1945). Qua đó chứng minh cho giả thiết khoa học đã đề ra.

Ngoài ra thực nghiệm sư phạm còn nhằm mục đích đánh giá tính khả thi của việc khai thác và sử dụng tư liệu Internet vào việc DHLS. Trên cơ sở đó, đưa ra những kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng của việc áp dụng biện pháp khai thác và sử dụng tư liệu Internet vào DHLS cho phù hợp với thực tiễn DH ở nước ta.

Để tiến hành thực nghiệm thành công và thu được kết quả chính xác quá trình thực nghiệm đã đảm bảo được nội dung, mục tiêu và khối lượng kiến thức bài học phù hợp với đúng phân phối chương trình giảng dạy của Bộ GD – ĐT quy định.Việc TN cũng đã tôn trọng thời khóa biểu của nhà trường, của lớp TN, không làm xáo trộn hay làm ảnh hướng quá lớn đối với lớp dạy TN.

Đề tài khai thác và sử dụng tư liệu trên Internet trong DHLS được thực nghiệm tại trường THPT Tân Lạc, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình - là trường nằm ở thị trấn của huyện Tân Lạc – Hòa Bình. Là một tỉnh miền núi, điều kiện kinh tế ở mức trung bình, đối tượng HS chủ yếu là con em nông dân, và con em cán bộ địa phương,nhưng trường THPT Tân Lạc đã tạo ra được môi trường học tập khá tích cực, đội ngũ cán bộ GV nhiệt tình. Trong những năm gần đây, quan điểm chỉ đạo của nhà trường đã chú ý tới việc ứng dụng CNTT vào DHLS. Đội ngũ GV của trường tương đối trẻ, luôn trau dồi kiến thức, PPDH mới. Các em HS có ý thức vươn lên trong việc học tập

Chúng tôi tiến hành thực nghiệm toàn phần ở trường THPT Tân Lạc, lớp TN là lớp 11B và lớp ĐC là lớp 11D, GV tham gia TN là người có trình độ đại học và nhiều năm kinh nghiệm trong giảng dạy ở trường THPT.

3.3.2.Nội dung và phương pháp thực nghiệm sư phạm

Để bài TN đạt kết quả cao, khẳng định thực chất, trung thực tính khả thi của đề tài, chúng tôi tiến hành TN toàn phần thông qua bài học nội khóa trên lớp theo chương trình chuẩn ở trường THPT.

Chúng tôi chọn bài 12« Nước Đức giữa hai cuộc chiến tranh thế giới(1918-1939) », lớp 11- chương trình chuẩn làm bài thực nghiệm. Trước hết chúng tôi tiến hành xác định mục tiêu bài học, kiến thức trọng tâm, chuẩn bị tư liệu khai thác trên Internet, hệ thống các câu hỏi phát vấn HS và bài tập kiểm tra nhận thức (xem phụ lục)

Nội dung thực nghiệm gồm một số công việc cơ bản sau : -Tiến hành soạn và giảng giáo án theo hai kiểu :

+Kiểu 1:Giáo án thực nghiệm như dự kiến của luận văn, thực hiện các biện pháp khai thác và sử dụng tư liệu trên Internet để DHLS.

giảng dạy theo phương pháp bình thường, không sử dụng các biện pháp khai thác và sử dụng tư liệu trên Internet trong DH.

-Kiểm tra kết quả nhận thức của HS cả lớp đối chứng và thực nghiệm thông qua bài kiểm tra 15’ cuối tiết học (xem phụ lục) để xem tính khả thi của các biện pháp sư phạm khai thác tư liệu trên Internet trong DHLS mà luận văn đưa ra.

Phương pháp tiến hành TN theo đúng phân phối chương trình và thời gian biểu do nhà trường đề ra trong năm học 2013-2014, phù hợp với kế hoạch của BộGD - ĐT. Thời gian thực nghiệm của đề tài là tháng 4 năm 2013

Để đảm bảo tính khách quan chúng tôi chọn đối tượng nhận thức giữa hai lớp đối chứng và thực nghiệm có số lượng HS xấp xỉ nhau(35HS) và(31HS), có trình độ và điều kiện học tập ngang nhau.

+Lớp thực nghiệm (11B): Sử dụng giáo án kiểm 1 do chính tác giả luận văn dạy trực tiếp. Bài giảng được soạn chi tiết trên phần mềm Power point có sử dụng những tư liệu được khai thác trên Internet, cùng với đó được kết hợp nhuần nhuyễn với những PPDH truyền thống nhằm mục đích tạo ra sự tích cực chủ động lĩnh hội kiến thức của HS.

+Lớp đối chứng (11D): Sử dụng giáo án kiểu 2 do cô Bùi Thị Thu – GV có 7 năm kinh nghiệm của trường THPT Tân Lạc. Bài giảng được tiến hành theo phương pháp truyền thống, không sử dụng những tư liệu được khai thác trên Internet. Kiến thức được sử dụng chủ yếu là từ SGK, sách giáo viên và sách tham khảo.

- Kiểm tra kết quả thực nghiệm:Sau khi dạy TN toàn phần, để đánh giá được kết quả cuối cùng của bài học chúng tôi tiến hành kiểm tra hoạt động nhận thức của HS ở cả hai lớp bằng bài kiểm tra 15 phút ngay cuối tiết dạy đó. Câu hỏi kiểm tra có nội dung hoàn toàn giống nhau ở cả hai lớp (xem phần phụ lục)gồm trắc nghiệm khách quan, sử dụng tranh ảnh để kiểm tra và một câu hỏi tự luận ngắn.

+ Tiêu chuẩn đánh giá câu hỏi: HS tìm được những ý trả lời đúng và trả lời câu hỏi trắc nghiệm lựa chọn câu trả lời đúng. Trình bày những hiểu biết về một nhân vật trong bài đã học. Trình bày đủ ý trong câu hỏi tự luận cuối bài. Điểm tối đa của bài là 10 điểm. Những bài trả lời đúng các câu hỏi trắc nghiệm và đủ ý, trọng tâm câu hỏi tự luận, bài làm sạch sẽ, đúng thời gian qui định, đạt điểm 9-10 (loại giỏi). Bài làm tương đối đúng, chưa đủ ý trong câu hỏi hiểu biết về nhân vật và bài tự luận đạt điểm 7-8 (loại khá). Bài làm điền chưa chính xác nhiều câu trắc nghiệm hay đúng những câu trắc nghiệm nhưng trả lời sai trong câu hỏi tự luận đạt 5-6 (loại trung bình). Trả lời không đúng nhiều câu trắc nghiệm và không đủ ý của hai câu còn lại đạt điểm từ 4 trở xuống (loại yếu-kém).

Chúng tôi đã tiến hành chấm bài, đánh giá kết quả của hai lớp TN và ĐC theo các mức quy định như trên, điểm giỏi 9-10, điểm khá 7-8, điểm trung bình 5-6, điểm yếu kém 1-4.

+Kết hợp với việc đánh giá thông qua bài kiểm tra, chúng tôi tiến hành quan sát, đánh giá kết quả của HS về những mặt chủ yếu : tích cực, tự giác trong học tập, hăng hái phát biểu xây dựng bài. GV là người đóng vai trò tổ chức hướng dẫn HS tích cực chủ động lĩnh hội kiến thức.

Sau khi tiến hành kiểm tra kết quả học tập, chúng tôi tiến hành chấm và xử lí kết quả thu được và vẽ biểu đồkết quả TN để rút ra kết quả thực sự của TNSP

3.3.3.Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm

Sau khi tiến hành giảng dạy ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng, chúng tôi tiến hành kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS thông qua bài kiểm tra 10 phút.

Trên cơ sở chấm bài, chúng tôi lập bảng xếp loại điểm theo quy định như sau:

-HS đạt điểm dưới 5.0 xếp loại Yếu – Kém. - HS đạt điểm từ 5.0 đến 6.0 xếp loại Trung bình. -HS đạt điểm từ 7 đến 8 xếp loại Khá.

- HS đạt từ 9 đến 10 xếp loại Giỏi.

Kết quả thực nghiệm như sau:

Sau khi chấm bài theo thang điểm đã qui định, xếp loại HS qua các mức như trên, chúng tôi thu tổng kết kết quả TN như sau

Một phần của tài liệu Luận văn: Khai thác và sử dụng tư liệu trên Internet trong dạy học lịch sử thế giới (1917 – 1945) lớp 11 trung học phổ thông chương trình chuẩn (Trang 115 - 123)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(161 trang)
w