Các loại tư liệu trên Internet có thể khai thác và sử dụng trong DHLS ở trường THPT

Một phần của tài liệu Luận văn: Khai thác và sử dụng tư liệu trên Internet trong dạy học lịch sử thế giới (1917 – 1945) lớp 11 trung học phổ thông chương trình chuẩn (Trang 33 - 41)

- Đối với HS

1.1.6. Các loại tư liệu trên Internet có thể khai thác và sử dụng trong DHLS ở trường THPT

Internet là một kho thông tin tư liệu khổng lồ, với lượng thông tin vô cùng đa dạng và phong phú. Tại đây, GV có thể khai thác được rất nhiều loại tư liệu hữu ích phục vụ cho việc DHLS ở trường THPT. Đó có thể là tư liệu bài viết, tư liệu tranh ảnh lịch sử, lược đồ, biểu đồ, hay phim tư liệu... Như vậy có thể chia các loại tư liệu trên Internet có thể khai thác và sử dụng trong DHLS là: Tư liệu kênh chữ, tư liệu hình ảnh tĩnh, tư liệu video.

1.1.6.1.Tư liệu kênh chữ

Kênh chữ là những thông tin thành văn chủ yếu được dùng trong SGK. “Kênh chữ” là cơ sở cho những nội dung của “kênh hình”. Đó là những sự kiện, hiện tượng LS, niên đại, nhân vật LS, những khái niệm, qui luật, bài học LS cơ bản giúp HS hiểu được bản chất của sự kiện LS.

Tư liệu kênh chữ có thể chia thành nhiều loại như tư liệu gốc, bài viết... - Tư liệu gốc bao gồm các văn kiện, tài liệu có liên quan trực tiếp đến sự kiện, ra đời vào thời điểm xảy ra các sự kiện như các văn tự cổ, các hiệp ước,

các điều ước, tuyên ngôn... Ví dụ khi dạy bài 15. Phong trào cách mạng ở Trung Quốc và Ấn Độ(1918 – 1939) GV có thể khai thác tư liệu đoạn trích về Cương lĩnh của Đảng Cộng sản Trung Quốc (7/1922)

- Tư liệu bài viết về các nhân vật, sự kiện LS. Ví dụ, GV giải thích cho HS thuật ngữ “Phong trào Ngũ tứ” có thể truy cập vào

(http/vi.wikipedia.org/wiki/Phong_tr%C3%A0o_Ng%C5%A9_T%E1%BB%A9)

Hình 1.5. Tư liệu kênh chữ về “Phong trào Ngũ tứ”

Qua đó, GV khai thác được những tư liệu kênh chữ làm rõ cho HS thuật ngữ “ Phong trào Ngũ tứ”

1.1.6.2.Tư liệu hình ảnh tĩnh.

Kênh hình trong DHLS là một dụng cụ trực quan tạo hình hoặc qui ước liên quan đến những số liệu, dữ liệu... có tác dụng hiệu quả giúp HS lĩnh hội kiến thức một cách tốt nhất. Đặc điểm của “kênh hình” là cụ thể hóa cho những kiến thức, nội dung của “kênh chữ”. Nó làm phong phú sinh động, sâu sắc thêm nội dung kiến thức chứa đựng trong “kênh chữ”. Đồng thời trong quá trình dạy học, “kênh hình” là nguồn cung cấp kiến thức quan trọng có tác dụng tạo nên hình ảnh giúp học sinh lĩnh hội kiến thức một cách dễ dàng và bền vững.

Tư liệu kênh hình trên Internet có thể chia thành các loại:

- Tranh ảnh lịch sử là loại tư liệu quí hiếm, thường được chụp ngay lúc sự kiện diễn ra. Trong DHLS GV khai thác những tư liệu tranh ảnh lịch sử để

minh họa và làm rõ hơn cho sự kiện.

Ví dụ, khi dạy bài 9. “Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và cuộc đấu tranh bảo vệ cách mạng (1917- 1921)”, để làm rõ hơn tình cảnh những người lính Nga ngoài mặt trận, GV có thể khai thác kênh hình “Những người lính Nga ngoài mặt trận tháng 1/1917”để làm rõ cho nội dung trên.

Hình 1.6.Những người lính Nga ngoài mặt rận tháng 1/1917

- Lược đồ là hình vẽ thể hiện đặc điểm của một vùng lãnh thổ qua đó thể hiện những thông tin. GV có thể dùng lược đồ để tường thuật về một trận đánh một sự kiện lịch sử.

Ví dụ, khi dạy học phần II Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (1925- 1941)bài 10. Liên Xô xây dựng chủ nghĩa xã hội (1921- 1941) GV cho HS quan sát lược đồ hình 1.7. Lược đồ Liên Xô năm 1940, giúp HS hình dung vị trí địa lí của 15 nước cộng hòa trên lãnh thổ Liên Xô tính đến năm 1940.

Hình 1.7. Lược đồ Liên Xô năm 1940

- Biểu đồ là hình vẽ biểu diễn các số liệu, thường là các số liệu địa lý, dùng để so sánh, nhận ra sự khác biệt hoặc quá trình tăng trưởng.

Ví dụ, khi dạy học phần II. Nước Mĩ trong những năm 1929- 1939 bài 13. Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918- 1939), GV cung cấp một bức tranh khái quát về số liệu người lao động ở Mĩ bị thất nghiệp, tương ứng với tỉ lệ % dân số ở độ tuổi lao động trong thời gian Mĩ chịu tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933. GV khai thác tư liệu trên Internet hình 1.8. Biểu đồ về tỉ lệ thất nghiệp ở Mĩ (1920 – 1946)để làm rõ cho HS nội dung kiến thức này.

Hình 1.8. Biểu đồ về tỉ lệ thất nghiệp ở Mĩ (1920 – 1946)

1.1.6.3.Tư liệu hình +tiếng

Đây là nguồn tư liệu mang tính hình ảnh trực quan cao, nội dung phong phú, vừa thể hiện kênh chữ vừa thể hiện kênh hình và âm thanh. Do phong phú về nội dung, kết hợp chặt chẽ giữa hình ảnh lời nói và âm nhạc, tác động vào các giác quan của HS, cung cấp một khối lượng thông tin lớn, hấp dẫn mà không một nguồn kiến thức nào có thể sánh kịp. Hình ảnh, màu sắc, âm thanh tạo cho HS biểu tượng sinh động về quá khứ, làm cho các em có cảm giác như đang sống cùng sự kiện, góp phần khắc phục việc “hiện đại hóa” lịch sử.

Ví dụ khi GV dạy học về sự kiện Mĩ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản, bài 17, “Chiến tranh thế giới thứ hai(1939 – 1945)”,lịch sử 11 - chương trình chuẩn, GV cho HS theo dõi một đoạn phim tư liệu về Mĩ thả bom nguyên tử xuống thành phố Hirôsima của Nhật Bản, giúp HS tái hiện LS một cách sinh động và rõ nét nhất.

Hình 1.9. Phim tư liệu về Mĩ ném bom nguyên tử xuống Hirôsima Nhật Bản

Qua đoạn phim tư liệu giúp HS tái hiện được LS một cách sinh động và rõ nét nhất. Qua đó rèn luyện tình cảm, tư tưởng của các em. Tạo cho HS sự căm ghét chiến tranh, yêu chuộng hòa bình.

1.2.Cơ sở thực tiễn

1.2.1.Khái quát về tình hình DHLS nói chung, ứng dụng CNTT trong DHLS nói riêng

Thực tiễn của việc DHLS ở trường phổ thông hiện nay đã có những bước tiến bộ đáng kể từ nội dung chương trình, PPDH và chất lượng bộ môn. Nội dung kiến thức trong SKG đang có sự thay đổi theo hướng tích cực. Bộ GD – ĐT đang dự tính tới năm 2015 sẽ tiến hành thay SGK theo hướng giảm kênh chữ, tăng lượng kênh hình nhằm tạo ra sự hứng thú cho HS trong học tập LS. Các trường THPT đang tiến hành áp dụng những PPDH mới chuyển từ dạy học “lấy GV làm trung tâm” sang “lấy HS làm trung tâm”, nhằm nâng cao chất lượng dạy học bộ môn. Các sở GD – ĐT thường xuyên tiến hành các kì thi GV giỏi, thi HS giỏi thể hiện sự quan tâm của các cấp lãnh đạo tới sự phát triển của bộ môn LS ở trường PT.

Tuy nhiên thực tiễn của việc DHLS ở trường phổ thông vẫn còn nhiều điều đáng lo ngại. Theo kết quả khảo sát sơ bộ được thực hiện trước kì thi tốt

nghiệp THPT năm 2014 tại một số trường THPT trên địa bàn Hà Nội, số HS chọn thi môn LS chiếm tỉ lệ dưới (10%), thấp nhất trong số các môn thi, điều này cho thấy một thực trạng là nhiều HS không mặn mà với môn LS. Sự “lép vế”của các môn KHXH nói chung, môn LS nói riêng còn được thể hiện qua các kì thi tuyển sinh đại học hằng năm có khi chỉ chiếm khoảng 4-5% HS đăng kí dự thi vào khối C.

Việc ứng dụng CNTT vào trong DHLS đã được Bộ GD – ĐT và các Sở GD – ĐT các tỉnh quan tâm, thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng, tập huấn cho GV tích hợp CNTT vào DH. Hầu hết các trường PT đã được trang bị đầy đủ về cơ sở vật, chất giúp GV có thể sử dụng trong những tiết dạy có ứng dụng CNTT.

Thực tế giảng dạy ở các trường THPT cho thấy, phần lớn GV đều nhận thấy tín hiệu tích cực từ việc ứng dụng CNTT vào trong DHLS. Trong các tiết thi GV dạy giỏi, các tiết dạy thao giảng, GV đều sử dụng CNTT, giờ học trở nên sôi động, hấp dẫn và có chất lượng cao hơn những giờ học truyền thống. HS chủ động lĩnh hội kiến thức.

Tuy nhiên, việc ứng dụng CNTT vào trong DHLS vẫn còn nhiều hạn chế. Nhìn chung, mới chỉ có những GV các trường THPT trung tâm các tỉnh, thành phố thường xuyên ứng dụng CNTT vào trong DH, những vùng xa xôi, chưa có đủ điều kiện về cơ sở vật chất, PPDH chủ yếu vẫn là đọc chép truyền thống.

Ngoài ra, việc chưa được đào tạo một cách bài bản, chưa nắm vững lí luận PPDH đã khiến nhiều GV “lạm dụng kĩ thuật”, dẫn đến việc biến giờ học từ “thày đọc – trò chép” thành “thầy bấm chuột – trò chép”.GV chủ yếu đưa tư liệu lên màn hình cho HS quan sát mà chưa chú ý tới việc kết hợp sử dụng tư liệu Internet với PPDH truyền thống nên ảnh hưởng đến chất lượng giờ dạy.

1.2.2.Thực tiễn khai thác và sử dụng tư liệu trên Internet trong DHLS ở trường THPT

Để có cơ sở đánh giá việc khai thác và sử dụng tư liệu trên Internet trong DHLS ở trường THPT, chúng tôi tiến hành điều tra GV và HS ở một số tỉnh thành miền Bắc. Kết quả điều tra sẽ là cơ sở quan trọng để chúng tôi đối chiếu với lí luận và đề xuất các biện pháp khai thác và sử dụng tư liệu trên Internet trong DHLS.

Đối tượng và địa bàn điều tra là GV LS và HS của một số trường phổ thông tại các tỉnh thành ở miền Bắc: Hòa Bình, Lào Cai, Sơn La, Hải Dương.

STT Tỉnh Trường Số GV được

điều tra

Số HS được điều tra

1 Hòa Bình THPT Tân Lạc 4 40

2 Hòa Bình THPT Yên Thủy A 4 40

3 Lào Cai THPT số 2 Mường Khương 4 40

4 Sơn La THPT Tô Hiệu 4 40

5 Hải Dương THPT Thanh Hà 4 40

6 Tổng 20 200

Nội dung điều tra gồm: Quan điểm nhận thức của GV và HS về bộ môn LS và chất lượng giảng dạy LS ở trường phổ thông hiện nay; Mức độ và tần suất khai thác tư liệu trên Internet trong DHLS; Hình thức, PP khai thác tư liệu trên Internet; Những khó khăn và hạn chế khi áp dụng phương pháp khai thác và sử dụng tư liệu trên Internet trong DHLS ở trường THPT.

Hình thức, PP điều tra: Chúng tôi tiến hành dự giờ, trao đổi chuyên môn, tham quan trường học, nói chuyện trao đổi với GV và HS của trường thực nghiệm, phát phiếu điều tra cho GV và HS thông qua các học viên cao học k22 khoa Lịch sử trường ĐHSP Hà Nội.

-Nhận thức của GV về chất lượng và quan niệm về bộ môn LS ở trường THPT hiện nay.

Bảng 1.1.Kết quả điều tra về quan niệm của GV về môn LS ở trường phổ thông và chất lượng bộ môn.

Câu hỏi Số GV được hỏi

Nội dung trả lời Kết quả Số người Tỉ lệ (%) 1. Chất lượng giảng dạy LS

20 Được cải thiện nhiều, HS thích học hơn trước 3 15Chưa tương xứng với vị trí, vai trò của bộ môn 12 60

Một phần của tài liệu Luận văn: Khai thác và sử dụng tư liệu trên Internet trong dạy học lịch sử thế giới (1917 – 1945) lớp 11 trung học phổ thông chương trình chuẩn (Trang 33 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(161 trang)
w