II: NƯỚC ĐỨC TRONG NHỮNG
1. Khủng hoảng kinh tế và sự thiết lập chế độ phát xít của Đảng Quốc
lập chế độ phát xít của Đảng Quốc xã.
Hoạt động 1: Tìm hiểu sự khủng
hoảng của nền kinh tế Đức trong những năm 1929 – 1933 và sự thiết lập của chế độ phát xít ( kết hợp hoạt động nhóm – cá nhân)
GV: Nhắc lại nhiệm vụ từng nhóm (đã giao về nhà khai thác tư liệu trên Internet để phục vụ bài học trên lớp) -Nhóm 1: Cuộc khủng hoảng kinh tế đã ảnh hưởng đến nước Đức như thế nào? Để đối phó lại khủng hoảng, giai cấp TS Đức đã làm gì?
- Nhóm 2: Chính sách chính trị của chính phủ Hít - le trong giai đoạn 1933 – 1939
- Nhóm 3: Chính sách kinh tế của chính phủ Hít - le trong giai đoạn 1933 – 1939.
- Nhóm 4: Chính sách đối ngoại của chính phủ Hít-le trong giai đoạn 1933 – 1939.
GV: Yêu cầu nhóm 1 cử đại diện lên trình bày báo cáo về nhiệm vụ của nhóm mình:
- Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới cuối năm 1929 đã giáng một đòn nặng nề, làm kinh tế, chính trị, xã hội Đức khủng trầm trọng.
- Để đối phó lại khủng hoảng, giai cấp tư sản cầm quyền quyết định đưa Hit – le – thủ lĩnh Đảng Quốc xã Đức lên nắm chính quyền
- Ngày 30/01/1933, Hit- le lên làm thủ tướng và thành lập Chính phủ phát xít.
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới cuối năm 1929 đã giáng đòn nặng nề vào nền kinh tế, chính trị, xã hội Đức. Vậy nước Đức bị ảnh hưởng như thế nào? Để đối phó lại khủng hoảng, giai cấp tư sản Đức đã làm gì?
HS: trong khi đại diện nhóm 1 trình bày, các HS khác ngồi nghe, ghi chép và chuẩn bị ý kiến tranh luận.
GV: tổ chức cho HS trao đổi về chủ đề của nhóm 1( nhận xét phần trình bày, bổ sung kiến thức hoặc nêu câu hỏi cho nhóm 1 giải đáp)
GV: Nhận xét, trình bày và kết luận. Năm 1932, sản xuất công nghiệp giảm 47% so với những năm trước khủng hoảng. Hàng nghìn nhà máy, xí nghiệp phải đóng cửa. Hơn 5 triệu người bị thất nghiệp.
GV sử dung tư liệu hình ảnh : Thủ tướng Hin–đen–bua trao quyền thủ tướng cho Hit – le năm 1933 để dạy phần này
GV: Đặt câu hỏi: Vì sao chủ nghĩa phát xít thắng thế ở Đức?
HS: Thảo luận, trả lời
GV: Nhận xét, bổ sung và chốt ý Trong bối cảnh đó, nhằm đưa đất nước thoát khỏi khó khăn, các thế lực phản động hiếu chiến tập hợp trong Đảng Công nhân quốc gia xã hội (Đảng Quốc xã), ngày càng mở rộng ảnh hưởng trong quần chúng, đứng đầu là Hít -le. Chúng chủ trương phát xít hóa bộ máy nhà nước, thiết lập chế độ độc tài khủng bố công khai. Hơn nữa, bọn phát xít được giới đại tư bản ngày càng ủng hộ, còn các Đảng phái khác hoạt động không hiệu quả. Điều đó đã tạo điều kiện cho các thế lực phát xít lên cầm quyền ở Đức.
Hoạt động 2. Tìm hiểu và phân tích
chính sách chính trị của nước Đức dưới thời Hít - le(kết hợp hoạt động toàn lớp – cá nhân)
GV: Sử dụng hình ảnh Hít - lekhai thác trên Internet đưa ra câu hỏi
- Các em biết gì về nhân vật lịch sử này? LS đánh giá ông là người như thế nào?