BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM Bảng

Một phần của tài liệu Luận văn: Khai thác và sử dụng tư liệu trên Internet trong dạy học lịch sử thế giới (1917 – 1945) lớp 11 trung học phổ thông chương trình chuẩn (Trang 123 - 128)

- Đối với HS

BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM Bảng

200 Đượcrèn luyện khả năng độc lập nghiên cứu kiến thức phục vụ cho học tập LS

BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM Bảng

Bảng 1

Lớp Số

HS

Điểm kiểm tra 15 phút

Dưới 5 5 6 7 8 9 10 Thực nghiệm 35 1 0 2 7 17 6 2 Đối chứng 31 5 7 6 9 2 2 0 Bảng 2 Lớp Số lượng

Giỏi Khá Trung bình Yếu- kém

SL % SL % SL % SL %

Thực nghiệm 35 8 22.85 25 71.42 2 5.71 1 2.85

Đối chứng 31 2 6.45 11 35.48 13 41.93 5 16.12

Qua việc tiến hành kiểm tra 15 phút đã giúp chúng tôi đánh giá được kết quả nhận thức giữa hai lớp TN và ĐC.

Thứ nhất, xếp loại điểm giỏi (9-10điểm) lớp thực nghiệm có (22.8%) HS, lớp đối chứng có (6.4%) HS. Như vậy thấy được tỉ lệ phần trăm HS xếp loại điểm giỏi của lớp TN cao hơn lớp ĐC. Xếp loại điểm khá (7-8điểm) lớp thực nghiệm có (71.4%) HS, lớp đối chứng có (35.4%) HS xếp loại khá. Qua đó, chúng tôi nhận thấy kết quả nhận thức của HS của hai lớp TN và ĐC qua hai tiết dạy với sự hỗ trợ của tư liệu Internet và tiết dạy truyền thống đã có sự khác biệt rõ rệt.Số lượng điểm giỏi và điểm khá của lớp TN cao hơn rất nhiều so với lớp ĐC.

Thứ hai, xếp loại trung bình (5-6 điểm) ở lớp TN có (5.7%) HS, lớp ĐC có (41.9%)HS. Xếp loại yếu (dưới 5 điểm) ở lớp TN có 1HS chiếm tỉ lệ (2.8%), lớp ĐC có 5HS chiếm (16.1%). Như vậy, kết quả kiểm tra đã thể hiện rất rõ hiệu quả giờ học của hai lớp TN và ĐC, tỉ lệ điểm trung bình và yếu của lớp ĐC cao hơn so với lớp TN.

Kết quả trên đã đánh giá đúng thực tiễn dạy học các tiết thực nghiệm. Về nội dung, cả hai lớp TN và ĐC đều đảm bảo những yêu cầu cơ bản của một giờ học. Ở lớp thực nghiệm, GV đã cố gắng vận dụng ý tưởng về khai thác và

sử dụng tư liệu trên Internet trong DHLS kết hợp nhuần nhuyễn với các PPDH truyền thống. Trong giờ học TN, HS tích cực chủ động lĩnh hội kiến thức, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài, nhận xét phần chuẩn bị tư liệu của các nhóm. Chính vì vậy, giờ học ở lớp TN diễn ra với không khí sôi nổi đạt hiệu quả GD cao. Ở lớp ĐC, GV DH chủ yếu với các PPDH truyền thống. HS ở lớp ĐC chăm chú lắng nghe bài giảng, chép bài đầy đủ. Tuy nhiên, HS chưa tích cực chủ động lĩnh hội kiến thức mà chủ yếu là nghe giảng và chép bài, không khí lớp học trầm và hiệu quả bài học không cao.

Kết quả TN đã góp phần khẳng định tính khả thi của đề tài mà chúng tôi đã thực hiện trong luận văn.

* * *

Trong nội dung chương 3, chúng tôi đã đề xuất các biện pháp sử dụng tư liệu Internet trong DHLS ở trường THPT trong các giờ học nội khóa và ngoại khóa, đồng thời tiến hành TNSP để khẳng định tính đúng đắn của đề tài. Qua kết quả TNSP, chúng tôi nhận thấy tác động tích cực của giờ học có ứng dụng CNTT nói chung, sử dụng tư liệu trên Internet nói riêng đối với sự nhận thức của HS. Với mỗi điều kiện khác nhau, GV có thể áp dụng biện pháp khai thác và sử dụng tư liệu trên Internet nhằm nâng cao chất lượng DHLS ở trường THPT hiện nay.

KẾT LUẬN

Từ cơ sở lí luận và thực tiễn của việc sử dụng tư liệu Internet trong DHLS ở trường THPT, cũng như căn cứ vào kết quả TNSP đối chiếu với mục đích, nhiệm vụ của đề tài, Chúng tôi rút ra một số kết luận sau.

1. Trong giai đoạn hiện nay, cùng với công cuộc phát kiển kinh tế, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến việc đào tạo thế hệ trẻ. Chính vì vậy, ngành giáo dục nói chung, bộ môn LS nói riêng rất chú trọng tới việc nâng cao hiệu

quả bài học.

2. Internet là một kho thông tin khổng lồ, đa dạng và phong phú về nguồn tư liệu cung cấp cho GV và HS như tư liệu kênh chữ, kênh hình. Tư liệu trên Internet nhằm bổ sung và khắc sâu kiến thức cơ bản HS lĩnh hội được trong SKG, tránh tình trạng HS bị “hiện đại hóa” lịch sử. Việc sử dụng tư liệu trên Internet kết hợp với các PPDH truyền thống sẽ góp phần nâng cao chất lượng bài học nhằm đáp ứng mục tiêu bài học nói riêng, mục tiêu giáo dục LS nói chung.

3.Thực tế DHLS ở trường THPT hiện nay, hầu hết các trường THPT đều được trang bị các thiết bị DH hiện đại như máy tính, máy chiếu, Internet. GV và HS có điều kiện để khai thác tư liệu trên Internet phục vụ cho bài học trên lớp.

4.Để khai thác và sử dụng hiệu quả tư liệu Internet trong DHLS ở trường THPT đòi hỏi GV phải nắm vững lí luận DHLS nói chung, phương pháp khai thác và sử dụng tư liệu trên Internet trong DHLS nói riêng. Trong quá trình vận dụng vào thực tiễn cần tránh tình trạng biến giờ học thành giờ cho HS xem tư liệu, GV đưa hàng loạt tư liệu lên màn hình mà không giải thích, phân tích tư liệu khiến HS cảm thấy hứng thú nhưng không hiểu bản chất sự kiện.

Từ thực tiễn nghiên cứu đề tài, chúng tôi có một số kiến nghị:

Thứ nhất, để thực hiện phương pháp khai thác và sử dụng tư liệu trên Internet hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng bộ môn cần có sự quan tâm của nhiều phía.Các Sở Giáo dục và Đào tạo, ban lãnh đạo nhà trường cần tạo điều kiện cho GV tham gia các lớp bồi dưỡng, tập huấn về CNTT, phương pháp sử dụng tư liệu Internet kết hợp với các PPDH truyền thống.

Thứ hai, ban lãnh đạo nhà trường cần có cái nhìn đúng về vai trò của bộ môn LS đối với sự phát triển toàn diện của HS. Cụ thể, các trường THPT cần

tạo điều kiện cho GV tổ chức những buổi dạ hội LS giúp HS hiểu biết thêm về LSTG cũng như LS dân tộc. Ngoài ra, cần có thêm những tiết học LS có sự hỗ trợ của CNTT để GV và HS có thể ứng dụng nhiều PPDH mới kết hợp với các PPDH truyền thống góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn.

Thứ ba, mỗi GV lịch sử cần tự trang bị cho mình những kĩ năng sử dụng CNTT, khai thác và sử dụng tư liệu trên Internet trong DHLS. Trong quá trình giảng dạy, GV có thể lập một hồ sơ tư liệu cá nhân, tập hợp tư liệu mỗi bài học để phục vụ cho việc dạy học và chia sẻ tư liệu hay cho đồng nghiệp.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Luận văn: Khai thác và sử dụng tư liệu trên Internet trong dạy học lịch sử thế giới (1917 – 1945) lớp 11 trung học phổ thông chương trình chuẩn (Trang 123 - 128)