Bối cảnh kinh tế xã hội trong nước và Quận Cầu Giấy

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Chi cục thuế quần Cầu Giấy, thành phố Hà Nội (Trang 86 - 89)

6. Kết cấu luận văn

4.1.1.Bối cảnh kinh tế xã hội trong nước và Quận Cầu Giấy

Sau gần 30 năm đổi mới, kinh tế Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, từ một nước nông nghiệp lạc hậu phát triển dần trở thành nước có thu nhập vào nhóm trung bình. Cơ cấu kinh tế từ mức thuần nông dần chuyển dịch thành cơ cấu công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp, hướng tới trở thành một nước công nghiệp. Mặc dù vậy, quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế còn bộc lộ nhiều điểm bất cập như: chuyển dịch cơ cấu có xu hướng chững lại; vị trí ngành dịch vụ có xu hướng giảm sút; tỷ trọng giá trị gia tăng trong giá trị sản xuất giảm… gây ảnh hưởng tiêu cực đến mục tiêu nâng cao trình độ phát triển nền kinh tế, mục tiêu đưa đất nước trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại còn nhiều việc phải làm ở phía trước.

Năm 2014, trong bối cảnh kinh tế thế giới diễn biến phức tạp, kinh tế trong nước chưa thực sự phục hồi thì điểm tích cực nổi bật của kinh tế Việt Nam là các chỉ báo kinh tế vĩ mô được cải thiện theo hướng ổn định hơn. Tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2010-2013 và năm 2014 mặc dù còn thấp song đã có sự cải thiện qua các quý và đặc biệt là có sự chuyển biến nhanh trong quý III và quý IV/2014, nâng mức tăng trưởng cả năm lên 5,98%. Đây là mức tăng khá cao so với những năm trước đó và vượt mục tiêu kế hoạch đề ra, cho thấy sự hồi phục rõ nét của nền kinh tế. Tăng trưởng tích cực diễn ra ở cả 3 khu vực,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/

nhất là khu vực công nghiệp và xây dựng (đóng góp 2,75% điểm tăng trưởng chung) và khu vực dịch vụ (đóng góp 2,6% điểm tăng trưởng chung).

Tăng trưởng kinh tế được cải thiện chủ yếu nhờ: (1) sự ổn định vĩ mô (lạm phát được duy trì ở mức thấp (bình quân 4,09% so với cùng kỳ, thấp nhất trong vòng 10 năm trở lại đây1

và giá cả duy trì ổn định ngay cả trong thời điểm có tác động của yếu tố mùa vụ), lãi suất giảm dần về mức phù hợp hơn tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận tín dụng ngân hàng, tỷ giá tương đối ổn định, dự trữ ngoại tệ tăng), (2) khu vực ngoại thương tiếp tục là điểm sáng của nền kinh tế, là năm thứ ba liên tiếp xuất siêu, cùng với tăng trưởng khả quan của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (đặc biệt là đóng góp của xuất khẩu trong khu vực này)2

và (3) sự cải thiện của môi trường kinh doanh, (4) ngân sách được cải thiện, nguồn thu vượt kế hoạch.

Trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến động, kinh tế trong nước đã có những chuyển biến tích cực, tình hình hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam đã có những dấu hiệu phục hồi so với năm 2013. Tăng tưởng tín dụng tuy ở mức thấp, nhưng có dấu hiệu cải thiện trong những tháng cuối năm cho thấy khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế đã có sự cải thiện, các doanh nghiệp đã và đang nỗ lực thực hiện tái cơ cấu nhằm thích nghi tốt hơn với môi trường ngày càng cạnh tranh, gia tăng sản xuất phục vụ cho các đơn hàng cuối năm.

Tuy nhiên, có thể thấy, trong giai đoạn 2010-2013 nền kinh tế còn nhiều bất cập, tăng trưởng GDP mặc dù có sự phục hồi qua các quý nhưng vẫn ở mức chưa cao, cầu tiêu dùng có sự cải thiện nhưng còn chậm, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư chưa mấy cải thiện, hoạt động của khu vực doanh nghiệp còn nhiều khó khăn, thâm hụt ngân sách vẫn ở mức cao do khó khăn về nguồn thu trong khi chi ngân sách còn cao, nợ xấu vẫn còn là vấn đề đáng quan ngại.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/

Quận Cầu Giấy nằm ở phía Tây của Thủ đô Hà Nội, gắn liền với quốc lộ 32 hướng đi Sơn Tây và các tỉnh phía Tây Bắc; đường vành đai 3 hướng Hà Nội -Sân bay quốc tế Nội Bài, cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 6km. Trên địa bàn quận có nhiều cơ sở đào tạo từ mẫu giáo đến đại học, nhiều đơn vị thuộc lực lượng quân đội và công an và các đơn vị hành chính của Nhà nước, các viện nghiên cứu.

Phía Đông: giáp với quận Đống Đa, Tây Hồ, Ba Đình; Phía Tây: giáp với quận Bắc Từ Liêm; Phía Nam: giáp với quận Thanh Xuân; Phía Bắc: giáp với quận Tây Hồ và quận Bắc Từ Liêm. Quận có địa hình bằng phẳng và nền địa chất tốt thuận lợi cho việc xây dựng các công trình cao tầng. Chất đất không thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.

Giai đoạn 2010-2013, cơ sở hạ tầng của Quận Cầu Giấy có nhiều thay đổi. Từ một quận nằm ở vị trí ngoại ô và có nhiều đồng ruộng xen kẽ nay đã được quy hoạch và xây dựng thành khu đô thị văn minh hiện đại. Nhiều chung cư, trung tâm thương mại cao tầng được xây dựng và đã đi vào hoạt động, hệ thống giao thông được mở rộng. hệ thống điện, đường, trường học, bệnh viện và các công trình phúc lợi rất phát triển…đã mang lại một diện mạo mới cho quận Cầu Giấy. Là nơi thuận lợi cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, cư trú. Cơ cấu kinh tế của Quận chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành thương mại dịch vụ và sản suất. Hiện nay, tỷ trọng ngành nông nghiệp chiếm 2,39%; ngành thương mại dịch vụ chiếm 35,37%; ngành công nghiệp chiếm 62,24% . Số người trong độ tuổi lao động năm 2010 là 155.220; năm 2013 là 248.602 và nhiều điều kiện thuận lợi khác cho sự phát triển kinh tế xã hội quận Cầu Giấy trong thời gian tới.

Đảng bộ và Chính quyền quận Cầu Giấy xác định “ đẩy mạnh công tác xã hội hóa nhằm huy động các nguồn lực của xã hội đầu tư và các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Tăng cường công tác quản lý các loại hình kinh doanh có

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/

điều kiện; tiếp tục tạo mọi điều kiện thuận lợi về môi trường, cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho các doanh nghiệp hoạt động tại cụm tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp nhỏ. Tập trung tổ chức đấu giá đất theo kế hoạch nhằm tạo vốn đầu tư xây dựng; chỉ đạo quyết liệt, tháo gỡ khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng các dự án trọng điểm của thành phố và của quận, xét Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở các trường hợp đủ điều kiện, các trường hợp mua nhà theo Nghị định 61 của Chính phủ. Đẩy mạnh thực hiện các dự án được phê duyệt, các dự án hạ tầng đô thị, hạ tầng xã hội, dự án dân sinh bức xúc, dự án nâng cấp các trường xây dựng chuẩn quốc gia năm 2013” là những nhiệm vụ trọng tâm để phát triển kinh tế xã hội của quận.

Kinh tế quận Cầu Giấy duy trì tăng trưởng khá, sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh ước đạt 1355 tỷ đồng/năm, tăng 8%; xây dựng cơ bản tăng trưởng trung bình các năm 13,7%/năm. Thu ngân sách đạt 2 725 tỷ đồng/năm. Quận đã cải tạo cơ sở hạ tầng tại Cụm tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp nhỏ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả để ổn định nguồn thu ngân sách của quận. Tình hình trật tự an ninh luôn được giữ vững, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện.

Văn hóa, xã hội phát triển, triển khai Dự án Hợp tác Giáo dục phát triển bền vững giai đoạn 2 với Thụy Điển; đẩy mạng các chương trình quốc gia về y tế, dân số, gia đình và trẻ em; lập hồ sơ và đón Thành phố về kiểm tra công nhận chuẩn Quốc gia về Y tế giai đoạn 2 cho 4 phường. Tổ chức tặng quà của các cấp tới 12.178 lượt người thuộc diện chính sách, đối tượng bảo trợ xã hội và hộ nghèo nhân dịp Tết Nguyên đán Quý Tỵ với tổng số tiền là 3,7 tỷ đồng. (Nguồn: Chi Cục thống kê quận Cầu Giấy)

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Chi cục thuế quần Cầu Giấy, thành phố Hà Nội (Trang 86 - 89)