Tình hình quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế TNDN

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Chi cục thuế quần Cầu Giấy, thành phố Hà Nội (Trang 70 - 80)

6. Kết cấu luận văn

3.3.4. Tình hình quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế TNDN

Trên hệ thống tin học của ngành thuế đã cài đặt chế độ tự động tính phạt chậm nộp tiền thuế theo phương pháp tính lãi đơn để xác định số tiền nợ thuế gốc và tiền phạt chậm nộp; Đội Quản lý nợ và Cƣỡng chế nợ thuế truy cập hệ thống phần mềm quản lý thuế doanh nghiệp để xác định các trường hợp nợ thuế để có kế hoạch gửi thư đôn đốc nhắc nhở, gọi điện. Quá 3 lần gửi thư mà người nộp thuế vẫn chưa thực hiện nộp thuế

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/

thì đội sẽ lập danh sách phân loại các khoản nợ (nợ khó thu, nợ chờ xử lý, nợ chờ điều chỉnh, nợ có khả năng thu) để lên kế hoạch và phân công cán bộ đi thu nợ, lập nhật ký thu nợ. Trên thực tế, nhiều nhóm cán bộ phải đến tận cơ sở kinh doanh để nhắc nhở thu nợ thuế, đôi khi phải đi lại nhiều lần mới gặp được chủ doanh nghiệp; có trường hợp đến nơi mới phát hiện ra chủ doanh nghiệp đã bỏ trốn, hoặc doanh nghiệp đã thay đổi địa chỉ nhưng chưa khai báo với cơ quan thuế.

Trường hợp đã nhắc nhở nhiều lần nhưng người nộp thuế không tự giác nộp thuế, cơ quan thuế sẽ thực hiện cưỡng chế thuế theo thứ tự ưu tiên như sau

Một là, thực hiện phong tỏa các tài khoản ngân hàng -nơi người nộp thuế mở tài khoản. Khi có khoản thu nào về tài khoản thì ngân hàng sẽ tự động trừ tiền trong tài khoản để nộp thuế.

Hai là, trường hợp các tài khoản đã bị phong tỏa không có tiền vào do không phát sinh giao dịch thì cơ quan thuế tiến hành tạm khóa mã số thuế; thông báo trên mạng về các hóa đơn bán hàng của doanh nghiệp hiện có sẽ không còn giá trị sử dụng

Ba là, yêu cầu chủ doanh nghiệp phải thanh lý tài sản công ty, tài sản cá nhân để nộp thuế.

Bốn là, chuyển hồ sơ người nộp thuế sang cơ quan công an để xử lý hình sự.

Định kỳ, Đội Quản lý nợ và Cƣỡng chế nợ thuế Báo cáo lãnh đạo chi cục kết quả thu nợ thuế và những vấn đề khó khăn đang gặp phải để xin ý kiến chỉ đạo; tổ chức lưu trữ hồ sơ.

Bảng 3.3. Tình hình Phân loại và quản lý nợ thuế TNDN của DNNQD giai đoạn 2010-2013 tại Chi Cục thuế quận Cầu Giấy

ĐVT: Triệu đồng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/

Nợ khó thu 27,844 36,378 44,313 51,047

Tiền thuế của NNT đã chết, mất tích, mất

năng lực hành vi dân sự 15,029 18,113 20,560 22,135

Tiền thuế của NNT đã chấm dứt hoạt động

kinh doanh 2,357 3,157 5,141 6,351

Nợ của người nợ thuế lâm vào tình trạng

giải thể, phá sản 4,435 6,384 8,578 10,822

Nợ khó thu khác 6,023 8,724 10,034 1,739

Nợ chờ xử lý 7,720 26,604 25,634 4,657

Tiền thuế đang xử lý miễn giảm, xóa nợ 10,435 8,873 7,625 5,742 Tiền thuế chờ được gia hạn nộp thuế 11,675 10,893 10,014 9,356 Tiền thuế đang có khiếu nại, khiếu kiện 5,034 5,856 6,740 7,886

Nợ chờ xử lý khác 576 982 1,255 1,673

Nợ chờ điều chỉnh 28,255 27,696 23,766 22,349

Do sai sót 10,345 12,095 13,017 15,456

Tạm tính số thuế phải nộp cao hơn số PS 15,033 13,029 9,293 5,938 Do chứng từ luân chuyển chậm, thất lạc 2,877 2,572 1,456 955

Nợ có khả năng thu 247,593 261,469 325,079 435,374

Tiền thuế của NNT chậm nộp đến 30 ngày

so với thời hạn nộp 18,345 24,269 46,336 55,778

Tiền thuế chậm nộp từ 31 đến 90 ngày 113,374 116,537 133,318 175,698 Tiền thuế chậm nộp quá 90 ngày 115,874 120,663 145,425 203,898

Tiền phạt vi phạm trong lĩnh vực thuế 18,569 25,056 42,667 73,235

Nguồn: Chi Cục thuế quận cầu Giấy

Các chế tài áp dụng đối với các trường hợp nợ thuế được thực hiện theo Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11 và các thông tư hướng dẫn của Bộ tài chính.

Từ bảng số liệu thu thập được về tình hình quản lý thuế tại Chi Cục thuế Quận Cầu Giấy có thể nhận thấy rằng: Nợ khó thu có xu hướng tăng, năm sau tăng hơn năm trước. năm 2011 tăng 30,64% so với năm 2010; năm 2012 tăng 21,81% so với năm 2011; năm 2013 tăng 15,19% so với năm 2013.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/

Tổng nợ khó thu tính đến 31/12/2013 là: 51.047 triệu đồng. Căn cứ vào thực tiễn của hoạt động thu thuế và tình hình suy thoái kinh tế giai đoạn 2009- 2013, số thuế trên có khả năng sẽ không thu được trong ngắn hạn thậm trí là không thể thu được cả trong dài hạn.

Nợ chờ xử lý có xu hướng giảm dần nhưng mức độ giảm chưa đáng kể. Năm 2011 giảm 4,02% so với năm 2010; Năm 2012 giảm 3,64% so với năm 2011; năm 2013 giảm 3,81% so với năm 2012. Giai đoạn 2010- 2013, ngành thuế đang đẩy mạnh triển khai hệ thống phần mềm hỗ trợ kê khai thuế, kê khai nộp thuế qua mạng góp phần hạn chế các sai sót đối với người nộp thuế và giảm thời gian nhập dữ liệu cho cơ quan thuế. Tuy nhiên, do chính sách thuế có nhiều thay đổi và khá phức tạp để người nộp thuế có thể tự xác định chính xác số thuế phải nộp; năng lực làm việc của một số cán bộ thuế còn hạn chế, hệ thống tin học và đường truyền dữ liệu chưa thực sự ổn định cho nên phát sinh nhầm lẫn về số thuế phải nộp và gây khiếu kiện có xu hướng gia tăng.

Nợ chờ điều chỉnh có xu hướng giảm dần, năm 2011 giảm 1,97% so với năm 2010; Năm 2012 giảm 14,18% so với năm 2011; Năm 2013 giảm 5,96% so với năm 2012. Tuy nhiên khối lượng công việc điều chỉnh vẫn còn nhiều và phức tạp. Luật quản lý thuế cho phép người nộp thuế được nộp lại Báo cáo tài chính nếu họ phát hiện ra các sai sót do vậy hiện tượng nộp lại này có ảnh hưởng đến việc xác định số thuế phải nộp hàng năm và công việc tiếp nhận, xử lý số liệu tại cơ quan thuế. Nợ chờ điều chỉnh năm 2010 là 28.255 triệu đồng đến năm 2013 nợ chờ điều chỉnh giảm xuống còn 22.349 triệu đồng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/

Nợ có khả năng thu có xu hướng tăng dần, năm 2011 tăng 5,6% so với năm 2010; năm 2012 tăng 24,33% so với năm 2011; Năm 2013 tăng 64,69% so với năm 2012. Nợ có khả năng thu năm 2010 là 247,593 triệu đồng đến năm 2013 là 535,374 triệu đồng. tăng 287.781 triệu đồng so với năm 2010. Trong đó, nợ thuế trong nhóm thời hạn từ 30 đến 90 ngày và trên 90 ngày là chiếm tỷ trọng lớn. Trước sự suy thoái kinh tế toàn cầu và hội nhập kinh tế quốc tế, doanh nghiệp Việt Nam đứng trước nhiều thách thức khó khăn có thể trở thành nguyên nhân biến một phần trong số nợ thuế có khả năng thu trở thành nợ khó thu.

Tiền phạt vi phạm trong lĩnh vực thuế TNDN có xu hướng tăng mạnh. Năm 2011 tăng 34,73% so với năm 2010; Năm 2012 tăng 70,28% so với năm 2011; năm 2013 tăng 71,64% so với năm 2012. Tiền phạt này bao gồm phạt do tính sai, tính thiếu số thuế TNDN phải nộp đươc xác định tại các kỳ thanh tra, kiểm tra thuế; Phạt chậm nộp thuế TNDN theo quy định tại Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11, Phạt do sử dụng hóa đơn của doanh nghiệp bỏ trốn để hạch toán chi phí đầu vào…Tiền phạt có xu hướng tăng một phần do số lượng doanh nghiệp ngoài quốc doanh do chi cục thuế quận Cầu Giấy quản lý có xu hướng gia tăng; hầu hết các doanh nghiệp đều bị truy thu và phạt trậm nộp thuế TNDN tại các kỳ thanh tra, kiểm tra; một số doanh nghiệp khó tiếp cận vốn ngân hàng hoặc có thiếu hiểu biết về pháp luật nên có hành vi cố tình chiếm dụng tiền thuế của Nhà Nhà nước và chấp nhận nộp phạt.

Bảng 3.4. Bảng đánh giá tình hình quản lý nợ thuế

Chỉ tiêu tính toán 2010 2011 2012 2013

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/

Tỷ lệ doanh nghiệp nộp thuế quá hạn 74,7% 74,24% 77,62% 81,62%

Nguồn: Tác giả tổng hợp và phân tích số liệu từ Bảng 3.3

Từ kết quả nghiên cứu trên cho thấy, tỷ lệ nợ khó thu, tỷ lệ doanh nghiệp nộp chậm tiền thuế có chiều hướng gia tăng. Điều này ảnh hưởng đến thu NSNN và sự an toàn của nguồn thu bởi vì trong quá trình các DN nộp chậm tiền thuế, nếu có yếu tố bất lợi xảy ra với người nộp thuế thì tiền thuế chậm nộp có thể sẽ không thể thu được trên thực tế trong khi nhiều khoản chi NSNN không thể trì hoãn.

3.4. Đánh giá chung trong công tác quản lý thuế TNDN đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn quận Cầu Giấy giai đoạn 2010-2013

Chi Cục thuê quận Cầu Giấy đã thường xuyên kiểm tra, đối chiếu giữa tình hình thực tế với hệ thống dữ liệu của cơ quan thuế đảm bảo kiểm soát, nắm bắt, theo dõi và quản lý thuế kịp thời. Chú trọng việc rà soát thông tin NNT trên ứng dụng, kịp thời đôn đốc NNT bổ sung thông tin thay đổi gửi cơ quan thuế để cập nhật thông tin phục vụ cho công tác quản lý thuế. Tính từ năm 2010 đến 2013, toàn Chi cục thuế quận Cầu Giấy quản lý 9.918 doanh nghiệp. trong đó số doanh nghiệp ngoài quốc doanh là 8.530 doanh nghiệp (chiếm tỷ lệ 86%/tổng số doanh nghiệp); Thành lập mới có 1752 Doanh nghiệp, ngừng hoạt động SXKD là 1196 doanh nghiệp chiếm 14,02%; Số Doanh nghiệp giải thể, phá sản là 350 doanh nghiệp chiếm 4,1% và bỏ địa điểm kinh doanh là 1331 doanh nghiệp, chiếm 15,6%).

Qua thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật thuế, kết hợp kiểm tra các doanh nghiệp có dấu hiệu chuyển giá, trốn thuế, có hoạt động giao dịch liên kết, các doanh nghiệp lỗ; các sai phạm được phát hiện chủ yếu là: giảm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/

giá trị hàng tồn kho theo yêu cầu của thành viên góp vốn; tăng chi phí khấu hao TSCĐ; trích lập dự phòng không đúng quy định; chi phí trích trước quá hạn chưa chi; phân bổ chi phí công cụ dụng cụ, chi phí trả trước sai quy định; hao hụt nguyên vật liệu, thành phẩm không có lý do; hạch toán chênh lệch tỷ giá không đúng quy định; doanh thu thấp nhưng chi phí phát sinh lớn như chi phí khấu hao TSCĐ, chi trả lương cho bộ phận quản lý doanh nghiệp, DN FDI phản ánh giá bán thấp hơn giá mua vào hoặc chênh lệch giữa giá mua và giá bán quá thấp dẫn đến DN FDI bị lỗ, chưa có cuộc thanh , kiểm tra nào về chuyển giá của các DN FDI

Tác giả tiến hành lập bảng hỏi để hỏi 190 doanh nghiệp về mức độ tuân thủ chính sách thuế và mức độ hài lòng của họ đối với công tác quản lý thuế hiện nay và thu được kết quả như sau:

Bảng 3.5. Tình hình tuân thủ luật thuế của DNNQD do Chi cục thuế quận Cầu Giấy quản lý

Chỉ tiêu Từ chối Miễn cƣỡng Chấp nhận Cam kết

Số DN lựa chọn 11 129 32 18

Chiếm Tỷ lệ 5,78% 67,89% 16,84% 9,47%

Nguồn: Khảo sát của tác giả năm 2015

Qua đó, chỉ cho ta thấy, số lượng doanh nghiệp miễn cưỡng tuân thủ thuế chiếm đến 67,89%. Họ buộc phải tuân thủ vì những sự cưỡng chế và hình phạt , tính tự nguyện chưa cao. Đại bộ phận người nộp thuế chưa nhận được sự tư vấn hay giúp đỡ nào đáng kể từ cơ quan thuế để họ hiểu và chấp hành tốt hơn Luật thuế. Nhiều trường hợp vi phạm và bị phạt rồi mới rút ra kinh nghiệm để tránh cho lần sau không tái phạm. Cơ quan thuế thực hiện tuyên truyền chính sách thuế cho người nộp thuế một cách ít ỏi và rời rạc nhưng lại thiên về xử phạt hành

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/

chính đối với người nộp thuế. Một số cán bộ thuế có thể được hưởng một phần lợi ích khi phạt hành chính đối với người nộp thuế.

Mặt khác, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh bị phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực thuế có xu hướng gia tăng một phần do tư duy của người chủ doanh nghiệp. Họ sử dụng lao động là người già, trẻ em, cán bộ nghỉ hưu, không đóng Bảo hiểm xã hội cho người lao động, vi phạm nghiêm trọng luật lao động, chủ doanh nghiệp và các vị trí quản lý trong doanh nghiệp có thể là bất cứ người nào được lựa chọn mà không cần phải áp dụng các tiêu chuẩn cán bộ như khu vực quốc doanh…một số người cố tình kinh doanh trái phép, lập hóa đơn chứng từ, sổ sách kế toán khác xa với thực tế nhằm trốn thuế…việc tuyên truyền các chính sách pháp luật cho những doanh nghiệp dạng này cũng gặp nhiều khó khăn, thậm trí cơ quan thuế mời họ đến tập huấn chính sách thì họ không đến hoặc cử người khác đi thay chỉ để điểm danh.

Việc đăng ký thành lập doanh nghiệp mới hiện nay lại quá dễ dàng cho nên hiện tượng thành lập doanh nghiệp mới và giải thể doanh nghiệp diễn ra tràn lan và hỗn loạn gây ra sự phức tạp cho công tác quản lý và tổn thất cho nền kinh tế. Do vậy, cũng cần hướng tới việc áp dụng những chuẩn mực và điều kiện cụ thể mới cho thành lập mới doanh nghiệp để giảm bớt sự hỗn loạn nêu trên. Cần thiết phải mở lớp đào tạo để cấp chứng chỉ giám đốc cho các cá nhân trước khi thành lập doanh nghiệp .

Bảng 3.6. Kết quả khảo sát về mức độ hài lòng của DN đối với công tác quản lý thuế

Chỉ tiêu Rất hài Lòng Hài lòng Bình thƣờng Không hài lòng Rất không hài lòng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/

Số DN lựa chọn 9 42 31 102 6

Chiếm Tỷ lệ 4,73 % 22,1% 16,31% 53,68% 3,18%

Nguồn: Khảo sát của tác giả năm 2015

Theo đó, tỷ lệ “Không hài lòng” chiếm số lượng lớn nhất tương đương 53,68% số doanh nghiệp được hỏi. Vấn đề này có nghĩa là ngành thuế cần tiếp tục cải cách và thay đổi tư duy làm việc để trở nên thân thiện hơn với người nộp thuế. Sự thân thiện này chính là làm sao để rút ngắn thời gian kê khai thuế, mọi thủ tục được công khai, minh bạch, dễ thực hiện, cơ quan thuế phải thực sự là người bạn đồng hành của doanh nghiệp.

Trong quá trình thực hiện chính sách thuế tại doanh nghiệp, nảy sinh nhiều vướng mắc, bất cập. Doanh nghiệp đến cơ quan thuế hỏi trực tiếp hoặc hỏi bằng văn bản thì nhận được sự tư vấn không đầy đủ hoặc trả lời chung chung bằng cách trích dẫn lại một số đoạn hướng dẫn trong các thông tư khiến cho người được trả lời không được thỏa mãn thậm chí hiểu nhầm và áp dụng sai. Một bộ phận cán bộ thuế lợi dụng những sai sót của doanh nghiệp để trục lợi gây bức súc cho người nộp thuế.

Kết quả khảo sát về sự cần thiết phải thay đổi cơ chế làm việc của một số bộ phận chức năng trong Chi cục thuế cấp quận , Huyện nói chung và Chi Cục thuế quận Cầu Giấy nói riêng bằng việc phát Bảng hỏi cho 120 cán bộ công chức thuế hiện đang làm việc tại Chi Cục thuế quận Cầu Giấy và một số chi cục thuế lân cận cho thấy:

Bảng 3.7. Kết quả sát về sự cần thiết thay đổi cơ chế làm việc của chi cục thuế Quận Cầu Giấy

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/ thiết thiết cần thiết không cần thiết

Tách Đội Quản lý nợ và Cƣỡng chế nợ thuế

thành 2 đội độc lập để nâng mức độ chuyên trách và đổi mới phương thức làm việc

90 21 9

Thay đổi tư duy quản lý thuế hiện tại sang tư

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Chi cục thuế quần Cầu Giấy, thành phố Hà Nội (Trang 70 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)