Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Chi cục thuế quần Cầu Giấy, thành phố Hà Nội (Trang 103 - 104)

6. Kết cấu luận văn

4.3.6.Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế

Khi chuyển sang cơ chế người nộp thuế tự kê khai, tự chịu trách nhiệm, tự quyết toán thuế thì công việc quản lý thuế sẽ tập chung chủ yếu vào công tác thanh tra, kiểm tra thuế. Đây là nhiệm vụ quan trọng nhất của công tác quản lý thuế nhằm kịp thời phát hiện và ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật thuế, trốn thuế, gian lận thuế, lợi dụng kẽ hở của Luật pháp để chiếm đoạt tiền thuế của Nhà nước. Từ đó, đảm bảo chính sách thuế của Nhà nước được tôn trọng và tuân thủ thực hiện.

Công tác thanh tra, kiểm tra cũng cần được đổi mới theo hướng như sau: + Phân loại đối tượng nộp thuế, tập trung thanh tra, kiểm tra vào các đối tượng có biểu hiện rủi ro về thuế, thường xuyên gian lận về thuế. Còn các đối tượng chấp hành tốt về chính sách thuế thì tối thiểu 5 năm kiểm tra toàn diện 1 lần. Các đối tượng có biểu hiện rủi ro về thuế như: doanh nghiệp chỉ thấy kê hóa đơn bán ra nhưng không có mua vào hoặc mua vào không phù

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/

hợp; chủ doanh nghiệp bị chết hoặc bị lĩnh án; Doanh nghiệp không nộp tờ khai thuế 3 kỳ liên tiếp; doanh nghiệp thể hiện doanh thu lớn nhưng báo cáo lỗ nhiều năm; Doanh nghiệp viết 3 liên hóa đơn bán hàng không giống nhau, doanh nghiệp nợ thuế và xin giải thể, phá sản...

+ Việc thanh tra, kiểm tra phải dựa trên hóa đơn, chứng từ và sổ sách kế toán của doanh nghiệp. Qua đó đánh giá tính hợp lý, hợp lệ, hợp pháp của các số liệu về doanh thu, chi phí, thuế, thu nhập khác. Cán bộ thanh tra, kiểm tra cần tham chiếu một số yếu tố liên quan đến giá mua giá bán, chủng loại hàng hóa, định mức sản xuất, căn cứ ghi nhận doanh thu, nhóm chi phí có khả năng bị kê khống như: chi phí tiền lương nhân viên không đóng bảo hiểm xã hội, chi phí khấu hao tài sản cố định, công cụ dụng cụ được hình thành từ góp vốn, các khoản chi phí có khả năng dễ mua hoặc xin được hóa đơn về để hạch toán chi phí như: Chi phí xăng, dầu, tiếp khách, hội nghị....

+ Kiến nghị các cơ quan ban hành Luật thuế để tăng cường chức năng cho cơ quan thuế được quyền điều tra, khởi tố những vụ vi phạm về thuế lớn; thành lập bộ máy cưỡng chế thuế có đủ quyền lực thuộc ngành thuế, đảm bảo cho các bộ phận trực thuộc thực hiện đúng các quy định của pháp luật và tích cực phòng chống tham nhũng.

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Chi cục thuế quần Cầu Giấy, thành phố Hà Nội (Trang 103 - 104)