6. Kết cấu luận văn
3.3.3. Tình hình xử lý vi phạm thuế TNDN
Căn cứ vào tờ khai quyết toán thuế TNDN do doanh nghiệp tự nộp, Biên bản kiểm tra thuế, thanh tra thuế và Quyết định truy thu thuế của Chi Cục trưởng, Danh sách các doanh nghiệp nộp chậm và không nộp tờ khai tự quyết toán thuế TNDN; Đội Kê khai - Kế toán thuế và Tin học thực hiện gửi thư đôn đốc nhắc nhở, yêu cầu cán bộ quản lý doanh nghiệp phối hợp để nhắc nhở hoặc lập biên bản và ra quyết định xử phạt hành chính; tùy theo tính chất và mức độ vi phạm để xác định hình thức và mức xử phạt cho phù hợp để vừa có tính chất nhắc nhở vừa có tính chất răn đe.
Nhìn chung, hệ thống văn bản pháp lý quy định về các lỗi vi phạm, hình thức xử phạt, mức phạt chưa hoàn thiện, còn chung chung, mức phạt
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/
theo khung, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ không được miêu tả cụ thể…dẫn đến sự phức tạp khi áp dụng vào thực tiễn và sự thiếu minh bạch khi áp đặt vào người nộp thuế. Mức phạt về kinh tế chưa đủ sức răn đe. Trường hợp doanh nghiệp khó tiếp cận vốn ngân hàng hoặc phải chi không chính thức quá lớn để vay vốn ngân hàng trong khi lãi suất cho vay tại các ngân hàng thương mại cao thì một số doanh nghiệp chọn giải pháp chiếm dụng tiền thuế và chấp nhận nộp phạt vì mức phạt không cao. (0,05%/ngày/số tiền chậm nộp tương đương mức lãi suất 1,5%/tháng)
Cùng với việc tăng thêm số lượng doanh nghiệp ngoài quốc doanh, số lượng doanh nghiệp bị phạt do vi phạm thuế TNDN có xu hướng tăng. Tiền phạt thu được hàng năm như sau: Năm 2010 là 18,569 tỷ đến năm 2013 là 73,235 tỷ. Tăng 3,94 lần so với năm 2010.
Một số vụ nợ thuế đã được cơ quan thuế chuyển hồ sơ sang cơ quan công an để xử lý hình sự nhưng trên thực tế, nhiều vụ việc bị om giữ hồ sơ và chậm được xử lý. Khi doanh nghiệp biến mất khỏi địa bàn kinh doanh thì mọi việc trở nên phức tạp hơn. Lúc này các bộ hồ sơ đó chuyển thành hồ sơ đang chờ giải quyết. Vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào để tuyên truyền và giúp đỡ các doanh nghiệp xác định đúng nghĩa vụ nộp NSNN và có kế hoạch dự phòng tài chính để chủ động hơn về việc nộp thuế, nâng cao ý thức và tinh thần trách nhiệm với xã hội. Mặt khác cơ quan thuế cũng cần quản lý sát thực tiễn hơn nữa để có biện pháp chống thất thu kịp thời.