Doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại địa bàn quận Cầu Giấy

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Chi cục thuế quần Cầu Giấy, thành phố Hà Nội (Trang 52)

6. Kết cấu luận văn

3.1.Doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại địa bàn quận Cầu Giấy

Doanh nghiệp ngoài quốc doanh được hiểu là các doanh nghiệp được thành lập trên cơ sở vốn góp của các thành viên sáng lập là các cá nhân, tổ chức không thuộc Nhà nước hoặc tố chức không có phần vốn góp của Nhà nước trong đó.

Theo kết quả nghiên cứu của Tiến sỹ Trình Quang Phú, Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển Phương Đông: “Trong 5 năm 2010-2014 đã có 170.000 DNNQD đăng ký hoạt động, gấp 3 lần tổng số DN thành lập trong 10 năm 1991 - 1999. vốn đầu tư của Doanh nghiệp tư nhân là 132.000 tỷ đồng, gấp 2 lần vốn đầu tư nước ngoài, chiếm 34% trên tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Hàng năm, các DN này tiếp nhận 90% số lao động mới, tạo ra gần 50% GDP của cả nước.” [12] (nguồn: http://www.hids.hochiminhcity.gov.vn)

Theo tiêu chí của Nghị định 56/NĐ-CP/2009 thì có tới 65% doanh nghiệp ngoài nhà nước ở Việt Nam là doanh nghiệp siêu nhỏ, có không quá 10 lao động trong một doanh nghiệp. Số doanh nghiệp nhỏ đang hoạt động chiếm 28% và số doanh nghiệp vừa là 6%. Chỉ có 1% số doanh nghiệp ngoài nhà nước đang hoạt động là doanh nghiệp lớn với số lao động trong một doanh nghiệp là trên 250 lao động.”

Số liệu thống kê cũng cho thấy, từ năm 2010 đến nay, quy mô doanh nghiệp ngoài nhà nước được được thành lập mới có xu hướng nhỏ đi với sự tăng lên của doanh nghiệp siêu nhỏ và sự sụt giảm các doanh nghiệp có quy mô lớn hơn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/

Các doanh nghiệp quy mô nhỏ thường sẽ ít thực hiện các hoạt động quản trị doanh nghiệp và xây dựng chiến lược phát triển dài hạn. Điều này khiến các doanh nghiệp ngoài nhà nước dễ bị bỏ lỡ cơ hội kinh doanh và cũng dễ có tâm lý “ăn xổi” khi gia nhập thị trường. Số lượng doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế nên sự mất ổn định của các doanh nghiệp này sẽ ảnh hưởng đến sự thất thu ngân sách Nhà nước.

Trải qua các biến động của nền kinh tế trong và ngoài nước, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã thể hiện khả năng thích nghi cao, linh hoạt trong đổi mới, sáng tạo để phù hợp với điều kiện mới. Trong dài hạn, khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh sẽ giữ vai trò chủ đạo trong tăng trưởng kinh tế và là động lực để phát triển. Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại quận Cầu Giấy cũng chiếm tỷ trọng lớn và có nhiều đóng góp cả về thuế cũng như tạo nhiều cơ hội việc làm cho người lao động. Chính quyền quận Cầu Giấy cũng như Chi cục thuế quận Cầu Giấy đã nhận thấy được vai trò quan trọng của các DNNQD trên địa bàn quận nên cũng đã và đang tạo mọi điều kiện thuận lợi để hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển. Coi đó cũng là một trong những mục tiêu của công cuộc cải cách hành chính tại các cấp chính quyền và tại cơ quan thuế bởi vì điều này có ảnh hưởng tích cực đến tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn quận Cầu Giấy. Qua đó, khuyến khích các DNNQD mạnh dạn đầu tư vốn, ổn định sản xuất kinh doanh và đóng góp được nhiều hơn nữa cho xã hội không chỉ về vấn đề nộp thuế mà còn về vấn đề tạo việc làm, bảo vệ môi trường và các đóng góp ý nghĩa khác.

Nhà nước cần hoàn thiện cơ chế chính sách để hỗ trợ, khuyến khích đầu tư và tháo gỡ những khó khăn nhằm củng cố niềm tin cho các DNNQD vào cơ chế chính sách của Nhà nước. Để có sân chơi công bằng cho doanh nghiệp, các nhà hoạch định chính sách và thực thi chính sách cần có nhận thức đúng đắn và khách quan về vai trò của khu vực doanh nghiệp ngoài quốc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/

doanh, từ đó xây dựng và đảm bảo thực hiện môi trường kinh doanh minh bạch, bình đẳng giữa các khu vực doanh nghiệp.

Hiện tại có 8.530 Doanh nghiệp ngoài quốc doanh đăng ký kê khai nộp thuế tại chi cục thuế quận Cầu Giấy, không bao gồm các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có trụ sở chính ở nơi khác nhưng có văn phòng giao dịch, có cơ sở kinh doanh phụ thuộc đặt tại địa bàn quận Cầu Giấy.

Ngành nghề kinh doanh của các doanh nghiệp rất đa dạng nhưng chủ yếu là thuộc các lĩnh vực như Thương mại, Xây Dựng, sản xuất hàng tiêu dùng và dịch vụ. Trong 190 Doanh nghiệp được lựa chọn ngẫu nhiên hệ thống có 157 DN có vốn điều lệ dưới 2 tỷ chiếm 82,63%, nộp thuế môn bài bậc 4 (bậc thấp nhất/năm); quy mô hoạt động hạn chế, thị trường tập trung chủ yếu là trên địa bàn Thành Phố Hà Nội ngoại trừ một số doanh nghiệp xây dựng có thi công các công trình ở tỉnh ngoài. 136/190 doanh nghiệp có số lao động từ 10 người trở xuống chiếm tỷ lệ 71,57%. 124/190 Doanh nghiệp có nhân viên kế toán thuế dưới 3 năm kinh nghiệm chiếm 65,26%; 48/190 chủ doanh nghiệp đã tốt nghiệp Đại học và các trường đào tạo nghề chiếm 25,26%. Hầu hết các chủ doanh nghiệp ngoài quốc doanh chỉ có kinh nghiệm hoặc được đào tạo chuyên sâu về kỹ năng nghề nghiệp nhưng chưa được đào tạo về kỹ năng quản lý và điều hành doanh nghiệp, kiến thức pháp luật về thuế là hạn chế. Ngoài ra, đội ngũ kế toán tại doanh nghiệp ngoài quốc doanh có trình độ năng lực chuyên môn yếu và không ổn định. Đây cũng là nguyên nhân cơ bản dẫn đến việc không tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luât về thuế tại doanh nghiệp. Một số doanh nghiệp lợi dụng kẽ hở của luật pháp để trốn thuế trong khi chế tài xử lý chưa nghiêm, nhiều doanh nghiệp coi việc chây ỳ nợ thuế hay bỏ trốn là một giải pháp tình thế để vận dụng. (Lãi suất phạt chậm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/

nộp thuế 0,05%/ngày nộp chậm tương đương 1,5%/tháng trong khi đó lãi suất cho vay của Ngân hàng thương mại giao động từ 1,4%-2%/tháng mà doanh nghiệp lại khó tiếp cận được vốn vay ngân hàng.

Bảng 3.1: Tình hình hoạt động của các DNNQD do Chi Cục thuế Quận Cầu Giấy quản lý

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 DN đang hoạt động 7.523 7.862 8.194 8.530 DN thành lập mới 425 408 422 497 DN ngừng hoạt động 219 261 327 389 DN giải thể, phá sản 105 67 92 86 DN bỏ trốn 231 279 378 443

Nguồn: Số liệu thống kê của Chi Cục thuế quận Cầu Giấy

Từ bảng tổng hợp trên, ta xét một số chỉ tiêu liên quan đến công tác quản lý thuế đối với DNNQD như sau:

Số lượng DNNQD đang hoạt động bình quân

= (7.523 + 7.862 + 8.194+8.530)/4 = 8.027 Số công chức thuế đang làm nhiệm vụ quản lý doanh nghiệp, quản lý nợ thuế là 32 người.

Bình quân mỗi công chức theo dõi và quản lý DN

= 8027 / 32 = 251 DN đang hoạt động Số công chức làm nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra thuế có 40 người; thời gian thanh tra kiểm tra 1 doanh nghiệp theo quy định của Luật quản lý thuế là không quá 5 ngày làm việc tương đương 1 tuần làm việc, trong 1 năm có 52 tuần.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/

Số lượng DNNQD được thanh tra kiểm tra/năm

= 40 x 52 = 2080 DN/năm

Tương đương 25,9 % tổng số DNNQD đang hoạt động. Số doanh nghiệp còn lại sẽ được kiểm tra, thanh tra tiếp trong các năm sau. Với mức độ kiểm tra, thanh tra như vậy thì có nhiều doanh nghiệp đã hoạt động được 4-5 năm vẫn chưa được cơ quan thuế đến kiểm tra, thanh tra để chốt số thuế TNDN phải nộp vào NSNN hàng năm. Trên thực tế hoạt động thanh tra, kiểm tra cho thấy, ở giai đoạn 2010-2013 hầu như doanh nghiệp nào khi cơ quan thuế đến thanh tra, kiểm tra đều phát hiện nhiều sai phạm, có lỗi sai bị lặp lại nhiều năm dẫn đến bị tăng số thuế phải nộp, kèm theo bị phạt chậm nộp. Như vậy, nếu hoạt động quản lý doanh nghiệp, thanh tra, kiểm tra bị quá tải thì cơ quan thuế không thể trợ giúp được nhiều cho các doanh nghiệp trong quá trình hoạt động kinh doanh, kê khai tính thuế. Khi đó thiệt hại sẽ đến với cả NSNN và người nộp thuế.

Số Doanh nghiệp bỏ trốn bình quân

= 332,75 / 8027 = 0,0415 Tổng số DN đang hoạt động bình quân

Như vậy, cứ 100 DNNQD đang hoạt động có khoảng 4-5 doanh nghiệp bỏ trốn; Hóa đơn bán ra của họ là hóa đơn mua vào của các doanh nghiệp khác. Theo Luật quản lý thuế, nếu các doanh nghiệp này bỏ trốn thì hóa đơn đầu vào của các doanh nghiệp kia sẽ không được tính vào chi phí hợp lý để được trừ khi tính thuế TNDN. Điều này cũng gây bức xúc, thiệt hại cho các doanh nghiệp bị coi là nạn nhân khi doanh nghiệp bán hàng và cung cấp dịch vụ cho họ bỏ trốn trong khi họ không thể kiểm soát được việc một doanh nghiệp khác khi nào hoạt động hay khi nào họ giải thể, bỏ trốn. Đây cũng là

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/

vấn đề phức tạp và bản thân cơ quan thuế cũng gặp khó khăn khi xử lý các tình huống vi phạm.

Theo quy định hiện nay, một doanh nghiệp khi xét thấy hoạt động kinh doanh không hiệu quả, thua lỗ kéo dài thì có thể xin tạm ngừng hoạt động. Nhưng không được tạm ngừng quá 2 năm. Hết thời hạn tạm ngừng nếu không muốn tiếp tục hoạt động nữa thì phải làm thủ tục giải thể hoặc xin giải thể công ty luôn mà không cần phải qua giai đoạn xin tạm ngừng.

Điều kiện để giải thể doanh nghiệp là doanh nghiệp đó phải được cơ quan thuế đến thanh tra, kiểm tra và chốt số thuế phải nộp cho doanh nghiệp đến thời điểm giải thể; Doanh nghiệp phải hoàn thành hết các nghĩa vụ nộp thuế và được cơ quan thuế xác nhận là đã hoàn thành nghĩa vụ thuế thì mới có thể làm được thủ tục giải thể.

Từ thực tế nêu trên, trong những năm qua nhiều doanh nghiệp muốn xin giải thể cũng không giải thể được vì phải đợi cơ quan thuế xuống kiểm tra; có những doanh nghiệp đã được cơ quan thuế kiểm tra chốt số phải nộp nhưng không có tiền nộp thuế...trong lúc chờ đợi để được giải thể thì doanh nghiệp cũng không còn nhân viên nào để làm các thủ tục kê khai thuế, quá 3 kỳ không kê khai thuế sẽ bị coi là doanh nghiệp bỏ trốn. Bên cạnh đó, cũng có một số cá nhân thành lập doanh nghiệp để bán hóa đơn GTGT trục lợi rồi bỏ trốn gây thất thu cho NSNN và thiệt hại cho các DN khác.

Giai đoạn 2010-2013 là giai đoạn suy thoái kinh tế toàn cầu, Doanh nghiệp Việt Nam chịu nhiều tác động tiêu cực. Trên địa bàn quận Cầu Giấy, số lượng DN xin ngừng hoạt động, giải thể, phá sản và bỏ trốn có xu hướng tăng, năm sau cao hơn năm trước. Các khoản nợ thuế của các doanh nghiệp nhóm này được phân loại vào diện khó thu. Do vậy, việc nắm bắt được sát sao

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/

tình trạng hoạt động của doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng đối với công tác quản lý thuế và chống thất thu NSNN.

3.2. Sơ lƣợc về bộ máy chi cục thuế quận Cầu Giấy

Chi cục thuế Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội có vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được quy định chi tiết tại Quyết định số 503/QĐ-TCT của Tổng Cục trưởng Tổng Cục Thuế ngày 29/03/2010, Luật quản lý thuế, các luật thuế và các văn bản quy phạm pháp luật khác liên quan.

Theo đó, cơ cấu tổ chức bộ máy chi cục thuế Quận Cầu Giấy được tổ chức như sau: Chi Cục Trƣởng Phó Chi Cục Trƣởng Phó Chi Cục Trƣởng

Đội Tuyên truyền - Hỗ trợ NNT

Đội Kê khai - KT thuế và Tin học

Đội Thanh tra thuế

Đội Kiểm tra thuế số 1,2,3 Đội Quản lý nợ và Cưỡng chế nợ thuế Đội Tổng hợp - Nvụ - Dự toán

Đội Quản lý thuế TNCN

Đội Kiểm tra nội bộ Đội Trước bạ và thu khác Đội Hành chính - Nhân sự - Tài vụ - Ấn chỉ

Đội Thuế liên xã phường Đội Kê khai - KT

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/

Sơ đồ 3.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy chi cục thuế Quận Cầu Giấy

Nguồn: Chi Cục Thuế quận Cầu Giấy

Chi Cục Trƣởng:

+ Chịu trách nhiệm chung về toàn bộ hoạt động của Chi cục thuế và thực hiện một số công việc do Cục thuế giao cho chi cục.; Phê duyệt dự toán thu, chi ngân sách hàng năm tại cấp Chi Cục; Phê duyệt kế hoạch thanh tra, kiểm tra; Ban hành quyết định thanh tra, kiểm tra, thu thuế, phạt hành chính đối với người nộp thuế; Bố trí nhân sự và số lượng các đội cho phù hợp với quy mô hoạt động và số lượng Doanh nghiệp do chi cục thuế quản lý, một số nhiệm vụ quản lý và điều hành khác.

Phó chi cục trƣởng 1

+ Phụ trách về nghiệp vụ chuyên môn, duyệt kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực, duyệt biên bản kiểm tra thuế; duyệt các nội dung tuyên truyền -hỗ trợ người nộp thuế; giải đáp chính sách thuế trong một số chương trình đối thoại chính sách thuế. Tham mưu và thực hiện một số chỉ đạo từ Chi cục trưởng.

Phó chi cục trƣởng 2

+ Phụ trách mảng đối ngoại, hành chính, nhân sự; tham mưu và thực hiện một số chỉ đạo của chi Cục trưởng. thực hiện nghiên cứu và cải cách các thủ tục kê khai, nộp thuế;

Đội Tuyên truyền - Hỗ trợ ngƣời nộp thuế:

Phụ trách giải đáp chính sách thuế tại trụ sở cơ quan thuế và trả lời qua đường công văn; tổ chức hội nghị phổ biến chính sách thuế mới cho người nộp thuế.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/

Đội Kê khai - Kế toán thuế và Tin học:

Phụ trách nhập dữ liệu về đăng ký thuế, hạch toán thu chi ngân sách và xử lý dữ liệu của người nộp thuế gửi đến bằng bản cứng, bản mềm qua mạng internet và phần mềm hỗ trợ kê khai thuế. Báo cáo lãnh đạo chi cục về tình hình kê khai nộp thuế, lên danh sách người nộp thuế nộp chậm tờ khai, tiền thuế để ra quyết định phạt hành chính.

Đội Thanh tra thuế:

Căn cứ vào kế hoạch thanh tra hàng năm, đơn thư khiếu nại, tố cáo hoặc các chỉ đạo của Cục thuế, chi cục trưởng về việc thanh tra một số đơn vị liên quan đến một số ngành, lĩnh vực cụ thể để tiến hành các cuộc thanh tra, xác minh số liệu theo yêu cầu của các cơ quan chức năng.

Đội Kiểm tra thuế số 1,2,3

Căn cứ vào các khu vực, địa bàn quản lý để phân chia lịch kiểm tra định kỳ cho từng đội (3 đội); căn cứ vào số lượng doanh nghiệp do chi cục thuế quản lý để xác định số lượng cán bộ kiểm tra thuế của mỗi đội; hoạt động của đội kiểm tra thuế luôn phải gắn liền với các kế hoạch thu thuế và áp dụng các biện pháp nghiệp vụ chống thất thu. Kiến nghị với lãnh đạo chi cục thuế về số tiền thuế, tiền phạt phải truy thu và những vướng mắc phát sinh tại đơn vị người nộp thuế; thông thường trong thời hạn từ 2-5 năm, Cơ quan thuế sẽ đến doanh nghiệp để kiểm tra thuế một lần và xác định lại nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước của từng doanh nghiệp.

Đội Quản lý nợ và Cƣỡng chế nợ thuế;

Thực hiện quản lý và theo dõi việc kê khai, nộp thuế của doanh nghiệp, thông báo cho các doanh nghiệp do chi cục thuế quản lý về việc cập nhật chính sách thuế mới, nhắc nhở việc kê khai nộp thuế đúng hạn, thông báo cho

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Chi cục thuế quần Cầu Giấy, thành phố Hà Nội (Trang 52)