6. Kết cấu luận văn
2.1. Các câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, đề tài tập trung trả lời các câu hỏi nghiên cứu chính sau:
Vấn đề của quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Chi cục thuế quận Cầu Giấy hiện nay là gì?
- Giải pháp nào để tăng cường quản lý thuế TNDN đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Chi cục thuế quận Cầu Giấy trong thời gian tới?
- Sự tuân thủ luật thuế của doanh nghiệp ngoài quốc doanh được xác định như thế nào?
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp tiếp cận
Sử dụng chủ yếu phương pháp tiếp cận phân tích hệ thống để phân tích đặc điểm tuân thủ thuế và hệ thống các yếu tố tác động đến sự tuân thủ thuế của Doanh nghiệp; Phân tích hệ thống quản lý thu thuế của Chi cục thuế quận Cầu Giấy và các yếu tố tác động đến công tác quản lý thu thuế TNDN đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh do chi cục thuế quản lý.
Sử dụng phương pháp thống kê số liệu để đánh giá sự tương quan giữa các biến số, phương pháp so sánh giữa các nhóm doanh nghiệp có mức độ tuân thủ khác nhau để rút ra những ưu điểm , nhược điểm và nguyên nhân của công tác quản lý thuế TNDN đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, tác giả thực hiện phân tích định tính và định lượng, thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau. Cụ thể là:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/
+ Thu thập tài liệu thứ cấp bao gồm: Số liệu thống kê về tình hình kê khai nộp thuế, nợ thuế của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi cục thuế Quận Cầu Giấy và các quận khác trên địa bàn thành phố Hà Nội; Luật thuế TNDN số 14; Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11; Quyết định số 503 ngày 29/03/2010 của Tổng cục thuế Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Thuế trực thuộc Cục Thuế và các thông tư hướng dẫn thực hiện chính sách thuế liên quan của Bộ tài Chính. Kết quả nghiên cứu của các đề tài đã được công bố. Nguồn gốc của các tài liệu đã được chú thích trong phần “Tài liệu tham khảo”, một số bài viết trên các website của Bộ Tài Chính, Tổng cục thuế.
+ Thu thập tài liệu sơ cấp: Để đề xuất giải pháp tăng cường quản lý thuế TNDN đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh cho phù hợp với thực tiễn, tác giả nhận thấy cần thu thập một số thông tin từ bên trong cơ quan quan thuế nên đã thiết kế bảng hỏi để hỏi một số chuyên viên trong ngành thuế liên quan đến công tác quản lý thuế; cần thu thập một số thông tin từ bên ngoài cơ quan quan thuế nên đã hỏi một số doanh nghiệp ngoài quốc doanh về tình hình kê khai, nộp thuế và mức độ tuân thủ luật thuế (Mẫu bảng hỏi -tham khảo Phụ lục)
Trên cơ sở các tài liệu thu thập được, phương pháp nghiên cứu của luận văn là tiếp cận phân tích hành vi, đặc điểm tuân thủ thuế của các doanh nghiệp đồng thời khảo sát ý kiến của các doanh nghiệp về thực trạng quản lý thu thuế của Chi Cục thuế quận Cầu Giấy đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn Quận Cầu Giấy cùng với những nghiên cứu về thực trạng công tác quản lý thuế TNDN hiện nay tại chi Cục thuế quận Cầu Giấy để có được cơ sở thông tin đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường công tác
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/
quản lý thuế TNDN đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Chi Cục thuế quận Cầu Giấy
Luận văn sử dụng phương pháp điều tra chọn mẫu (hiện có 8530 doanh nghiệp ngoài quốc doanh do chi cục thuế quận Cầu Giấy quản lý. Để làm rõ hơn vấn đề nghiên cứu, Tác giả sắp xếp ngẫu nhiên các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong danh sách và chọn lần lượt các doanh nghiệp trong danh sách theo khoảng cách K = 44. Cứ lần lượt như vậy cho đến khi chọn đủ 190 doanh nghiệp và đã chọn được 190 doanh nghiệp ngoài quốc doanh để nghiên cứu. nhằm khảo sát mức độ tuân thủ luật thuế TNDN trên địa bàn quận Cầu Giấy).
Chọn ngẫu nhiên hệ thống là cách chọn sao cho để các phần tử trong tổng thể có khoảng cách đều nhau (gọi là khoảng cách mẫu). Để tính khoảng cách mẫu, áp dụng công thức : K = N/n Trong đó: K : là khoảng cách mẫu N: Tổng số đơn vị tổng thể n : Kích cỡ mẫu
Thay số liệu vào để xác định khoảng cách mẫu ta được: K = 8530/190 = 44,89
Ưu điểm: đơn giản, dễ làm, đảm bảo khoảng cách đều các mẫu chọn vào đối tượng cụ thể
Nhược điểm: Tính tiêu biểu của mẫu chọn phụ thuộc vào việc ấn định mẫu chọn đầu tiên.
Sau khi thu thập đầy đủ các thông tin, tài liệu liên quan được sắp xếp theo một trật tự thời gian, không gian và đối tượng nghiên cứu. Phiếu thu thập thông tin được xử lý bằng phần mềm Microsoft Ofice Excell 2007.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/
Các số liệu được thống kê và tổng hợp vào các bảng theo các tiêu chí so sánh cụ thể, từ đó tác giả đưa ra một số nhận xét về các mức độ thay đổi số liệu, xu hướng thay đổi và kiểm chứng với nhận định ban đầu của mình, trên cơ sở các quy định của pháp luật thuế hiện hành, tác giả đưa ra các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thuế TNDN đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh cho Chi cục thuế quận Cầu Giấy.
Một số kết quả nghiên cứu đã được công bố có liên quan đến đề tài đã được tác giả trích dẫn để làm rõ thêm cho các nhận định của mình. Việc nghiên cứu các tài liệu tập chung chủ yếu vào các nội dung liên quan đến công tác quản lý thuế TNDN, tình hình tuân thủ luật thuế của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh do Chi cục thuế quận Cầu Giấy quản lý.
Trong phiếu khảo sát, tác giả sử dụng phương pháp thang đo Likert để đo cấp độ tuân thủ luật thuế và mức độ hài lòng của người trả lời về vấn đề đặt ra. Phương pháp này được sử dụng phổ biến trong nghiên cứu khoa học xã hội, nó được áp dụng cho một hay nhiều chỉ báo có tính đa hướng, bao gồm tập hợp nhiều mục hỏi để phản ánh một yếu tố khái niệm. Thang đo này thường được sử dụng với nhiều mức độ khác nhau.
ví dụ đo lường cấp độ tuân thủ luật thuế
Từ chối Miễn cưỡng Chấp nhận Cam kết
Trong đó:
Từ chối: là việc doanh nghiệp không tuân thủ luật thuế, tách ra mình khỏi sự quản lý của cơ quan thuế. Tính tự nguyện thấp, nộp thuế không đầy đủ, không đúng hạn
Miễn cưỡng: Là việc doanh nghiệp có sự đối đầu với cơ quan thuế, chỉ tuân thủ vì những ràng buộc, những sự cưỡng chế, hình phạt có thể bị áp dụng. Nộp đủ thuế nhưng thường không đúng hạn, không tự nguyện
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/
Chấp nhận: Doanh nghiệp chấp nhận tuân thủ các quy định của Luật thuế và tin tưởng vào cơ quan thuế. Nộp thuế đầy đủ, đúng hạn nhưng chưa thực sự tự nguyện
Cam kết: Doanh nghiệp cảm thấy thoải mái với hoạt động quản lý thuế, có thái độ hợp tác với cơ quan thuế và tuân thủ một cách tích cực, thậm chí còn tuyên truyền cho các doanh nghiệp khác tuân thủ. Nộp đủ thuế, đúng hạn và tính tự nguyện cao.
Ví dụ đo lường sự hài lòng
Rất hài lòng Hài lòng Bình thường Không hài lòng Rất không hài lòng
* Các bước xây dựng thang đo Likert
(1) Nhận diện và đặt tên biến muốn đo mức độ đánh giá
(2) Lập ra một danh sách các câu hỏi có tính biểu thị theo mục tiêu nghiên cứu
(3) Xác định số lượng mẫu và đối tượng thu thập thông tin
(4) Kiêm tra toàn bộ các mục hỏi và các thông tin đã khai thác được từ những người được phỏng vấn.
(5) Phân tích từng mục hỏi để tìm ra một tập hợp các mức độ cấu thành một thang đo về biến số mà chúng ta muốn đo lường.
(6) Sử dụng thang đo đã xây dựng được trong nghiên cứu.
Tác giả thiết kế bảng hỏi và xin ý kiến của các chuyên gia, cán bộ nhiều năm kinh nghiệm về quản lý thuế để hoàn thiện. Bảng hỏi được phỏng vấn thử và hoàn thiện trước khi khảo sát toàn diện. Thời gian khảo sát là từ quý 3/2014.
2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu
Căn cứ vào các số liệu thống kê liên quan đến tình hình kê khai, nộp thuế, nợ thuế, tỷ lệ tuân thủ, số lượng doanh nghiệp thành lập mới và giải
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/
thể để đánh giá mức độ tăng giảm các chỉ số và ảnh hưởng của nó đến hoạt động quản lý thuế hiện tại.
Sau khi nghiên cứu các hiện tượng kinh tế - xã hội bằng việc mô tả các số liệu thu thập được; sử dụng các chỉ số tương đối, tuyệt đối để phân tích và so sánh. Từ đó làm rõ hơn cơ sở thực tiễn để đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm tăng cường công tác quản lý thuế TNDN tại Chị Cục thuế Quận Cầu Giấy.
2.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu
2.3.1. Chỉ tiêu về số lượng DNNQD
Số lượng DNNQD đang hoạt động bình quân: là số lượng các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đang kê khai nộp thuế không bao gồm số doanh nghiệp bỏ trốn, tạm ngừng hoạt động, giải thể do chi cục thuế quản lý.
Ebq =
E0 + E1 +....+ En n
Trong đó:
E0: là số DNNQD hiện còn đang hoạt động năm đầu kỳ nghiên cứu En: là số DNNQD hiện còn đang hoạt động năm thứ n
n: Là số năm trong kỳ nghiên cứu
Ebq: Số lượng DNNQD đang hoạt động bình quân
2.3.2. Chỉ tiêu về mức độ hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế TNDN
Là chỉ số phản ánh tình hình nộp thuế của các DNNQD do chi cục thuế Cầu Giấy quản lý
EIT =
Số thuế TNDN đã nộp x 100% Tổng số thuế phải nộp
Trong đó:
Số thuế TNDN đã nộp: Là số tiền thuế do DN nộp qua kho bạc Nhà nước theo Chương, loại, khoản mục và sắc thuế.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/
Tổng số thuế phải nộp: Bao gồm số thuế TNDN do DN tự kê khai và số thuế do kết luận của các đoàn thanh tra, kiểm tra hàng năm.
2.3.3. Chỉ tiêu về mức độ nộp thuế TNDN quá thời hạn
T =
Số DN có tiền thuế nộp quá hạn
x 100% Tổng số DN có số thuế TNDN phải nộp
Trong đó:
T : là tỷ lệ số doanh nghiệp nộp thuế quá hạn
Số DN có tiền thuế nộp đúng hạn được hiểu là số DN chấp hành đúng thời hạn nộp thuế theo quy định của Luật quản lý thuế.
Tổng số DN có số thuế TNDN phải nộp là các DN có kết quả kinh doanh lãi trong kỳ báo cáo.
2.3.4. Chi tiêu về mức độ rủi ro trong công tác quản lý thuế
R =
Nợ khó thu x
100% Tổng dƣ nợ thuế
Trong đó:
R: Chỉ số đánh giá về mức độ rủi ro trong công tác quản lý thuế
Nợ khó thu: Tiền thuế của NNT đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự, đã chấm dứt hoạt động kinh doanh hoặc đã lâm vào tình trạng giải thể, phá sản.
Tổng dư nợ thuế: Là tổng số thuế còn phải thu tại ngày cuối kỳ báo cáo. BT =
Số doanh nghiệp NQD bỏ trốn
x 100% Tổng số DNNQD đang hoạt động
2.4. Hệ thống chỉ tiêu phản ánh thực trạng quản lý thuế đối với DNNQD
+ Chỉ tiêu đánh giá công tác kê khai thuế: K =
Số DN nộp tờ khai đúng hạn Tổng số DNNQD đang hoạt động
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/
NT =
Số doanh nghiệp nộp thuế x 100% Tổng số doanh nghiệp
+ Chỉ tiêu phản ánh tình hình quyết toán thuế: QTT =
Số DN nộp quyết toán thuế đúng hạn
x 100% Tổng số doanh nghiệp
+ Chỉ tiêu về quản lý nợ thuế: QNT =
Số nợ thuế khó thu
x 100% Tổng nợ thuế
+ Chỉ tiêu phản ánh tình hình thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra.
KT =
Số lượng doanh nghiệp được kiểm tra, thanh tra
x 100% Tổng số doanh nghiệp
+ Đánh giá trình độ học vấn của chủ DNNQD giai đoạn 2010-2013, qua đó đánh giá được trình độ quản lý và năng lực tuân thủ pháp luật thuế tự nguyện, chủ động hay miễn cưỡng, từ chối tuân thủ.
Đây cũng là thông tin quan trọng để các cấp các ngành có kế hoạch phối hợp hoạt động nhằm nâng cao kiến thức phá luật về thuế cho NNT một cách sâu sắc hơn, thiết thực hơn. Từ đó để đổi mới phương thức tuyên truyền hỗ trợ NNT.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/
Chƣơng 3
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP
DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠI CHI CỤC THUẾ QUẬN CẦU GIẤY
3.1. Doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại địa bàn quận Cầu Giấy
Doanh nghiệp ngoài quốc doanh được hiểu là các doanh nghiệp được thành lập trên cơ sở vốn góp của các thành viên sáng lập là các cá nhân, tổ chức không thuộc Nhà nước hoặc tố chức không có phần vốn góp của Nhà nước trong đó.
Theo kết quả nghiên cứu của Tiến sỹ Trình Quang Phú, Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển Phương Đông: “Trong 5 năm 2010-2014 đã có 170.000 DNNQD đăng ký hoạt động, gấp 3 lần tổng số DN thành lập trong 10 năm 1991 - 1999. vốn đầu tư của Doanh nghiệp tư nhân là 132.000 tỷ đồng, gấp 2 lần vốn đầu tư nước ngoài, chiếm 34% trên tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Hàng năm, các DN này tiếp nhận 90% số lao động mới, tạo ra gần 50% GDP của cả nước.” [12] (nguồn: http://www.hids.hochiminhcity.gov.vn)
Theo tiêu chí của Nghị định 56/NĐ-CP/2009 thì có tới 65% doanh nghiệp ngoài nhà nước ở Việt Nam là doanh nghiệp siêu nhỏ, có không quá 10 lao động trong một doanh nghiệp. Số doanh nghiệp nhỏ đang hoạt động chiếm 28% và số doanh nghiệp vừa là 6%. Chỉ có 1% số doanh nghiệp ngoài nhà nước đang hoạt động là doanh nghiệp lớn với số lao động trong một doanh nghiệp là trên 250 lao động.”
Số liệu thống kê cũng cho thấy, từ năm 2010 đến nay, quy mô doanh nghiệp ngoài nhà nước được được thành lập mới có xu hướng nhỏ đi với sự tăng lên của doanh nghiệp siêu nhỏ và sự sụt giảm các doanh nghiệp có quy mô lớn hơn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/
Các doanh nghiệp quy mô nhỏ thường sẽ ít thực hiện các hoạt động quản trị doanh nghiệp và xây dựng chiến lược phát triển dài hạn. Điều này khiến các doanh nghiệp ngoài nhà nước dễ bị bỏ lỡ cơ hội kinh doanh và cũng dễ có tâm lý “ăn xổi” khi gia nhập thị trường. Số lượng doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế nên sự mất ổn định của các doanh nghiệp này sẽ ảnh hưởng đến sự thất thu ngân sách Nhà nước.
Trải qua các biến động của nền kinh tế trong và ngoài nước, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã thể hiện khả năng thích nghi cao, linh hoạt trong đổi mới, sáng tạo để phù hợp với điều kiện mới. Trong dài hạn, khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh sẽ giữ vai trò chủ đạo trong tăng trưởng kinh tế và là động lực để phát triển. Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại quận Cầu Giấy cũng chiếm tỷ trọng lớn và có nhiều đóng góp cả về thuế cũng như tạo nhiều cơ hội việc làm cho người lao động. Chính quyền quận Cầu Giấy cũng như Chi cục thuế quận Cầu Giấy đã nhận thấy được vai trò quan trọng