Những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Chi cục thuế quần Cầu Giấy, thành phố Hà Nội (Trang 82 - 86)

6. Kết cấu luận văn

3.4.2.Những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân

3.4.2.1. Những hạn chế, tồn tại

+ Việc bố trí số lượng công chức tại đội thanh tra, kiểm tra thuế chưa đủ đáp ứng yêu cầu thanh tra kiểm tra. Nhiều doanh nghiệp hoạt động trên 5 năm vẫn chưa được cơ quan thuế đến trụ sở để kiểm tra thuế. Do vậy, chưa thể ngăn chặn hay hướng dẫn kịp thời cho NNT vừa gây tổn thất cho NNT vừa gây ra sự thất thu NSNN.

+ Đội Quản lý nợ và Cưỡng chế nợ thuế vừa làm nhiệm vụ quản lý doanh nghiệp vừa làm nhiệm vụ quản lý và thu nợ thuế, trong bối cảnh một cán bộ thuế quản lý trên 200 doanh nghiệp thì việc quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế là không đáp ứng được yêu cầu. Bên cạnh đó, nhiều cán bộ thuế còn lơ là, né tránh nhiệm vụ đôn đốc đòi nợ thuế dẫn đến nhiều khoản thuế không có khả năng thu nợ.

+ Trước các thủ đoạn trốn thuế tinh vi của NNT, việc kiểm tra thuế lại mang tính chất kiểm tra xắc suất, chọn mẫu hoặc một số hiện tượng tiêu cực diễn ra trong quá trình thanh tra, kiểm tra …gây thất thoát lớn về thuế đối với NSNN.

+ Trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ công tác quản lý thuế còn thô xơ, thiếu thốn gây không ít cản trở cho công tác quản lý.

+ Chính sách thuế TNDN còn nhiều kẽ hở trong việc xác định thu nhập chịu thuế TNDN của doanh nghiệp do đó nhiều doanh nghiệp lợi dụng để nhằm trốn thuế TNDN.

+ Thẩm quyền trấn áp tội phạm về thuế của cơ quan thuế rất hạn chế, khung xử phạt chưa đủ sức răn đe NNT dẫn đến nhiều chủ doanh nghiệp chây ì nợ thuế, bỏ trốn, mua bán hóa đơn bất hợp pháp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/

+ Mô hình quản lý hiện nay vẫn chưa phân loại ĐTNT l ớ n , vừa và nhỏ. Tất cả các ĐTNT đều phải thực hiện các quy trình quản lý giống nhau, điều này đã dẫn đến tình trạng quá tải về thủ tục giấy tờ. Luật Quản lý thuế đã quy định thống nhất thời gian nộp tờ khai cho các sắc thuế, tuy đã giúp các doanh nghiệp thuận lợi về thời gian nhưng điều này đã làm quá tải khi tiếp nhận tờ khai gây khó khăn cho ĐTNT cũng như cơ quan thuế.

3.4.2.2. Nguyên nhân

Nguyên nhân của những tồn tại trên được xác định là do: Việt Nam đang hội nhập sâu vào nền kinh tế quốc tế, nhiều nghiệp vụ kinh tế mới phát sinh, chính sách quản lý thuế nói chung và chính sách thuế nói riêng thường xuyên thay đổi cho phù hợp. Bên cạnh đó, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất chính trị và ý thức chấp hành kỷ cương, kỷ luật của một bộ phận cán bộ công chức chưa quyết liệt, thiếu trách nhiệm trong chỉ đạo, điều hành, các cán bộ nghiệp vụ chưa được đào tạo và bồi dưỡng kiến thức về quản lý, đòi nợ, hiện tượng tham nhũng, nhũng nhiễu người nộp thuế vẫn còn diễn ra. Sự phân công công việc cho một số đội nghiệp vụ là chưa hợp lý;Các thủ tục hành chính về thuế còn rườm rà, chưa thực sự được rút gọn. Sự phối hợp giữa các cơ quan như Ngân hàng, kho bạc, công an, chính quyền địa phương, bảo hiểm xã hội, Cục xuất nhập cảnh…còn bộc lộ nhiều yếu kém trong việc đôn đốc, cưỡng chế NNT.

Sự phối hợp chưa thống nhất, thiếu đồng bộ giữa cơ quan thuế với cơ quan tài chính, đất đai, tài nguyên khoáng sản, kế hoạch đầu tư, quản lý khu công nghiệp đã ảnh hưởng lớn đến việc doanh nghiệp, người dân thực hiện các nghĩa vụ với NSNN … đã gây khó khăn, phiền hà cho doanh nghiệp, bức xúc cho người dân.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/

Một bộ phận người nộp thuế chưa nghiêm túc chấp hành chính sách pháp luật thuế, thiếu kiến thức pháp luật về thuế và chế độ kế toán; có nhiều khoản chi không được trừ khi tính thuế TNDN nhưng trên thực tế có chi trong quá trình kinh doanh …từ đó luôn nảy sinh ý định trốn thuế dưới nhiều cách thức khác nhau. Lợi dụng sự thông thoáng trong chính sách quản lý, sử dụng hóa đơn, thành lập Doanh nghiệp để trốn thuế, trục lợi tiền thuế (từ năm 2010- 2013, đã có 10.373 vụ vi phạm pháp luật về thuế bị xử lý). Hiện nay, cơ quan Thuế vẫn chưa có chức năng thanh tra hành chính nên hoạt động kiểm tra, phát hiện chưa có sức mạnh răn đe đối với các hành vi vi phạm.

Từ thực trạng quản lý thuế TNDN đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và tình hình chấp hành chính sách thuế của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh nêu trên có thể thấy rằng để công tác quản lý thuế đạt được kết quả và hiện đại được như các nước trong khu vực thì bản than ngành thuế cũng cần phải thay đổi và là lực lượng tiên phong trong thời kỳ đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế. Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tuy không tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật thuế được như các doanh nghiệp Nhà nước – có nhiều cán bộ được đào tạo bài bản, nguồn lực tài chính mạnh, có quy trình, quy chế làm việc rõ ràng …nhưng các DNNQD lại nhiều về số lượng và tạo nhiều việc làm cho xã hội, việc củng cố niềm tin cho họ trong việc tự giác kê khai nộp thuế, nộp đúng nộp đủ không chỉ đặt ra các yêu cầu với họ mà bản thân các cơ quan chức năng của Nhà nước cũng cần tạo những cơ chế làm việc mang tính chất khuyến khích và phát triển, không bóp nghẹt những ý tưởng kinh doanh sáng tạo và tháo gỡ các rào cản cho môi trường kinh doanh mang tính cạnh tranh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/

Chƣơng 4

MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC

DOANH TẠI CHI CỤC THUẾ QUẬN CẦU GIẤY

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Chi cục thuế quần Cầu Giấy, thành phố Hà Nội (Trang 82 - 86)