Giải pháp về nghiệp vụ quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Chi cục thuế quần Cầu Giấy, thành phố Hà Nội (Trang 98 - 99)

6. Kết cấu luận văn

4.3.1.Giải pháp về nghiệp vụ quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp

Cần tách biệt thành 2 đội quản lý doanh nghiệp và đội quản lý nợ để mỗi đội tổ chức thực hiện nhiệm vụ chuyên sâu và toàn diện hơn, sát sao với từng công việc hơn.

Đối với đội quản lý doanh nghiệp cần giữ liên hệ với NNT để nắm bắt nhu cầu của họ để xem NNT có cần trợ giúp gì, cần được tư vấn gì để tuân thủ chính sách thuế tốt hơn, hướng NNT tự nguyện chấp hành chủ chương chính sách pháp luật về thuế. Đó cũng là quyền lợi của doanh nghiệp vì sự hiểu biết pháp luật cũng là cơ sở để tồn tại và phát triển bền vững.

Cán bộ quản lý cần nắm bắt được tình trạng kinh doanh, dịch chuyển địa điểm kinh doanh của NNT để đảm bảo an toàn cho nguồn thu.

Cán bộ thanh tra, kiểm tra thuế cần được bồi dưỡng thêm nghiệp vụ chống thất thu NSNN và tổng hợp các phương thức trốn thuế mà các doanh nghiệp thường áp dụng trên thực tiễn để có cách xử lý phù hợp. Như chuyển giá, bán hàng không xuất hóa đơn, khai tăng chi phí nhân công, chi phí quản lý, giá vốn bằng việc mua hóa đơn đầu vào; duy trì vốn điều lệ thấp có xu hướng sử dụng vay lớn gấp nhiều lần vốn điều lệ để hạch toán lãi vay ngân hàng. Theo kinh nghiệm quản lý thuế của một số nước phát triển, Nhà nước nên quy định tỷ lệ vốn vay so với vốn điều lệ ở mức độ hợp lý.

Cán bộ quản lý nợ thuế cũng cần cương quyết hơn nữa và tích cực hơn trong việc tổ chức các hoạt động thu nợ. Tập chung phân tích sự thay đổi chính sách thuế, tình hình kinh tế xã hội có ảnh hưởng như thế nào đến doanh nghiệp, phân tích hành vi không tuân thủ thuế của doanh nghiệp, phân tích các nguồn lực có thể huy động cho công tác đòi nợ thuế; Xác định khả năng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/

thu thuế thực tế của năm ngân sách và các năm tiếp theo...từ đó nâng tính chủ động của người quản lý nợ thuế nhằm chủ động chống thất thu NSNN

Tổ chức giao lưu và chia sẻ kinh nghiệm quản lý thuế giữa các chi cục thuế trong cùng thành phố Hà Nội và các tỉnh khác.

Quản lý thuế cần phân loại ĐTNT theo quy mô vốn điều lệ, thay đổi thời gian nộp tờ khai, nộp thuế TNDN theo nhóm phân loại ĐTNT, giảm áp lực công việc cho cơ quan thuế do các doanh nghiệp nộp hồ sơ kê khai quyết toán thuế dồn dập vào cùng một thời điểm, nhờ sự phân loại đó để có kế hoạch quản lý và thu thuế phù hợp, giảm rủi ro về thuế cho NSNN và nâng cao tinh thần trách nhiệm của doanh nghiệp đối với Nhà nước. Sử dụng cơ chế phối hợp với các cơ quan như Công An, Cục xuất nhập cảnh, Uỷ ban nhân dân các cấp ...để cập nhật thông tin về các trường hợp nợ thuế và có các biện phắp hành chính để cưỡng chế nộp thuế. Thực hiện tốt giải pháp này sẽ góp phần giảm số lượng doanh nghiệp chậm nộp tờ khai quyết toán thuế. Giảm nợ thuế và tăng số lượng doanh nghiệp nộp thuế đúng hạn, chủ động ngăn chặn các trường hợp bỏ địa điểm kinh doanh để trốn thuế.

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Chi cục thuế quần Cầu Giấy, thành phố Hà Nội (Trang 98 - 99)