Hiện tại, theo tác giả nghiên cứu tại Việt Nam không tìm thấy một công trình
nghiên cứu khoa học bài bản về thái độ đối với quảng cáo truyền hình, chỉ có những nghiên cứu về thái độ đối với quảng cáo chung, quảng cáo qua mạng xã hội, và các nghiên cứu về thái độ đối với quảng cáo qua tin nhắn văn bản SMS trên điện thoại di động
Nghiên cứu của tác giả Lê Thị Minh Toàn (2011)
Đề tài Nghiên cứu thái độ của người tiêu dùng đối với quảng cáo của công ty sữa đậu nành Việt Nam tại thị trường miền Trung (Lê Thị Minh Toàn, 2011) dựa trên mô hình nghiên cứu của tác giả Ling & cộng sự (2010). Mẫu nghiên cứu là 350 tại thị trường Đà Nẵng, đối tượng khảo sát trong độ tuổi từ 18-53 đã từng sử dụng sữa đậu nành. Theo nghiên cứu, tác giả đã đưa ra mô hình gồm các yếu tố như: độ tin cậy, thông tin quảng cáo cung cấp, yếu tố giải trí, sự phiền nhiễu.
Nghiên cứu của tác giả Thạch Tố Kim (2013)
Mô hình nghiên cứu Thái độ của người tiêu dùng đối với quảng cáo qua mạng xã hội tại TP.HCM (Thạch Tố Kim, 2013) dựa trên mô hình của Ducoffe (1996) và được
Tính giải trí
Thông tin Sự tin cậy
Sự phiền toái
Thái độ của người tiêu dùng đối với quảng
21
bổ sung thêm các biến, cụ thể là: các yếu tố thông tin quảng cáo, tính giải trí, sự phiền nhiễu, giá trị quảng cáo ảnh hưởng đến thái độ đối với quảng cáo; yếu tố khả năng tương tác tác động đến thái độ đối với quảng cáo dựa vào nghiên cứu của Ko et al (2005); yếu tố sự tin tưởng và các yếu tố nhân khẩu học tác động đến thái độ đối với quảng cáo dựavào nghiên cứu của Brackett & Carr (2001).
Nghiên cứu của tác giả Trần Thị Thanh Vân (2013)
Mô hình nghiên cứu Thái độ của khách hàng đối với quảng cáo qua tin nhắn văn bản SMS trên điện thoại di động (Trần Thị Thanh Vân, 2013) dựa trên mô hình của
Ducoffe (1996) và Tsang & cộng sự (2004) gồm các biến: tính giải trí, giá trị thông
tin, sự phiền nhiễu, sự tin tưởng
Nghiên cứu của tác giả Phạm Thị Lan Hương & Trần Nguyễn Phương Minh (2014)
Phạm Thị Lan Hương & Trần Nguyễn Phương Minh (2014) đã sử dụng mô hình
TAM – Technology Acceptance Model (Davis, 1989) tại các nước đang phát triển
(Bamoriya & Singh, 2012; Ranjbarian & cộng sự, 2012; Yang & cộng sự, 2010; Tsang
& cộng sự, 2004) cho mô hình nghiên cứu thái độ của người tiêu dùng trẻ đối với
quảng cáo SMS, và từ đó đề xuất mô hình nghiên cứu tại Việt Nam với các biến như: Lợi ích cảm nhận, sự hứng thú cảm nhận, sự tin tưởng, sự cho phép và kiểm soát, sự làm phiền cảm nhận. Các biến này tác động đến thái độ đối với quảng cáo SMS và từ đó ảnh hưởng đến ý định hành động của người tiêu dùng trẻ. Mẫu khảo sát của nghiên cứu gồm 211 đáp viên cả nam và nữ là sinh viên Đại học trong độ tuổi từ 18-25. Theo
kết quả nghiên cứu và phân tích SEM cho thấy sự tin tưởng ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến thái độ so với các yếutố khác. Bên cạnh đó, sự tin tưởng có mối quan hệ tích cực
với hứng thú và lợi ích cảm nhận, trong khi sự làm phiền lại ảnh hưởng tiêu cực đến thái độ của người dùng trẻ khi tiếp nhận quảng cáo SMS. Tuy nhiên điều gây ngạc nhiên trong kết quả nghiên cứu là sự cho phép và kiểm soát lại không ảnh hưởng đến thái độ.
22