Sinh thái vi khuẩn V.cholerae

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm di truyền và tính kháng thuốc của vibrio cholerae phân lập tại tỉnh trà vinh (Trang 32 - 36)

2.2.5 Sức đề kháng của V. cholerae

Vi khuẩn tả có thể sống được từ vài ngày đến 2-3 tuần trong nước và thức ăn, nhất là ở nhiệt độ lạnh. Vi khuẩn tả có thể tồn tại nhiều năm trong các động vật thân mềm ở vùng ven biển, nhưng dễ bị diệt ở nhiệt độ 800C trong 5 phút, bởi hóa chất cloramin B 10% và môi trường acid.

Vi khuẩn gây bệnh tả do tiết ra nội độc tố có độc tính cao đối với cơ thể người, các nghiên cứu mới đây cho thấy chúng sản xuất ra men mucinase và neuraminidase có tác dụng làm giảm sự bảo vệ của chất nhầy ruột, đồng thời gây tổn thương màng tế bào niêm mạc ruột. Vi khuẩn tả có thể đột biến từ chủng không gây dịch thành chủng gây dịch và kháng với nhiều loại kháng sinh (Ehara et al., 2004).

2.3 Tình hình dịch tễ học của bệnh tả do V. cholerae

2.3.1 Tình hình dịch tễ do V. cholerae ở các nước trên thế giới Các đại dịch từ năm 1816 đến 2012 (Cholerae outbreaks and Các đại dịch từ năm 1816 đến 2012 (Cholerae outbreaks and pandemic)

(1) Trận đại dịch đầu tiên

Từ năm 1816-1826: Đây là trận đại dịch tả đầu tiên, đại dịch bắt đầu ở Bengal của Ấn Độ, sau đó lan rộng trên khắp Ấn Độ vào năm 1820, hàng trăm ngàn người Ấn Độ và binh lính Anh thiệt mạng trong thời gian xảy ra đại dịch này (Pike, 2007). Dịch tả bùng phát mở rộng tới Trung Quốc, Indonesia và Biển Caspian ở châu Âu.

16

(2) Trận đại dịch thứ 2

Từ năm 1829-1851: Trận đại dịch thứ hai xảy ra ở Nga, Hungary với 100.000 ca tử vong và ở Đức vào năm 1831, dịch bệnh xảy ra cũng đã giết chết 150.000 người ở Ai Cập. Năm 1832, dịch tả vươn tới London, Vương quốc Anh và Paris (hơn 55.000 người chết). Đại dịch lây lan tới Quebec, Ontario và New York trong cùng một năm, và bờ biển Thái Bình Dương của Bắc Mỹ vào năm 1834. Trong năm 1846, dịch tả xảy ra ở Mecca, làm hơn 15.000 người thiệt mạng. Đại dịch bùng phát trong hai năm, bắt đầu ở Anh và xứ Wales năm 1848 gây chết 52.000 người. Năm 1849, dịch tả gây tử vong cho 5.308 người ở thành phố cảng chính của Liverpool, Anh, 1.834 người ở Hull, Anh (Charles, 1987); 200.000 nạn nhân ở Mexico (Byrne, 2008). Năm 1851, một con tàu đến từ Cuba mang bệnh tới Gran Canaria, đã có hơn 6.000 người thiệt mạng trên đảo trong mùa hè, trong số 80.000 dân cư (Hayes, 2005).

(3) Trận đại dịch thứ 3

Từ năm 1852-1860: Trận dịch tả thứ 3 chủ yếu ảnh hưởng đến Nga, với hơn một triệu người chết. Năm 1852, dịch tả lây lan tới phía Đông của Indonesia, đến Trung Quốc và Nhật Bản vào năm 1854.

Dịch bệnh xảy ra ở Philippines và Hàn Quốc, Bengal năm 1859, và lan sang Iran, Iraq, Ả Rập và Nga. Nhật Bản đã trải qua ít nhất là bảy đợt bùng phát lớn của bệnh dịch tả từ năm 1858 tới 1902, giết chết từ 100.000 đến 200.000 người ở Tokyo (Kaoru, 1996).

Năm 1853-1854: Dịch bùng phát London làm 10.738 người chết. Nghiên cứu của bác sĩ John Snow đã chứng tỏ nước bị ô nhiễm là tác nhân chính lây lan bệnh tả. Khắp nước Tây Ban Nha, dịch tả làm hơn 236.000 ca tử vong vào 1854-1855, bệnh lan truyền tới Brazil (Kohn, 2008).

(4)Trận đại dịch thứ 4

Từ năm 1863-1875: Trận đại dịch tả thứ 4 lây lan chủ yếu ở châu Âu và châu Phi, ít nhất có 30.000 người chết. Bệnh lan truyền theo hướng Đông - Nam, lây lan đến Zanzibar làm 70.000 người chết trong 1869-1870 (Byrne, 2008). Bệnh tả làm chết 90.000 người ở Nga vào năm 1866 ... Hungary và Bỉ bị mất 30.000 người, và ở Hà Lan có 20.000 người chết. Năm 1867, Italy chết 113.000 người. Cùng năm đó, bệnh dịch tả di chuyển đến Algeria và giết chết 80.000 người (Byrne, 2008).

Các đợt bùng phát dịch ở Bắc Mỹ vào năm 1866-1873 đã giết chết khoảng 50.000 người Mỹ (Beardsley, 2000). Ở London, một trận đại dịch

17

mang tính địa phương xảy ra ở East End làm chết 5.596 người (Charles, 1987). Trong những năm 1870, dịch tả lây lan tại Hoa Kỳ như là một đại dịch từ New Orleans dọc theo sông Mississippi, hàng ngàn người đã bị chết vì dịch bệnh này.

(5) Trận đại dịch thứ 5

Từ năm 1881-1896: Trong trận đại dịch thứ 5, gây tử vong cho 250.000 người ở châu Âu và ít nhất 50.000 ở châu Mỹ. Bệnh tả đã cướp đi 267.890 người ở Nga (1892) ; 120.000 người ở Tây Ban Nha; 90.000 người tại Nhật Bản và hơn 60.000 người ở Ba Tư; ở Ai Cập, dịch tả đã cướp đi hơn 58.000 người; năm 1892 ở Hamburg đã giết chết 8.600 người. Đây là đợt bùng phát dịch tả nghiêm trọng ở châu Âu (cholera, 1911).

(6) Trận đại dịch thứ 6

Từ năm 1899-1923: Trận đại dịch tả thứ 6 không ảnh hưởng nhiều ở Tây Âu vì những tiến bộ trong y tế công cộng, nhưng các thành phố lớn của Nga và Đế quốc Ottoman lại bị ảnh hưởng nghiêm trọng do bệnh dịch tả, hơn 500.000 người đã chết ở Đế quốc Nga. Giai đoạn từ năm 1902-1904, dịch tả làm cho 200.000 người thiệt mạng ở Philippine, trận đại dịch thứ sáu đã giết chết hơn 800.000 người ở Ấn Độ. Dịch bùng phát cuối cùng tại Hoa Kỳ vào năm 1910-1911, khi con tàu hơi nước Moltke đã đưa người bị nhiễm bệnh từ Naples đến thành phố New York. (Cholerae outbreaks and pandemic).

(7) Trận đại dịch thứ 7

Từ năm 1961-1975: Trận đại dịch thứ bảy bắt đầu ở Indonesia, được gọi là El Tor, và lây lan tới phía Đông của Pakistan (nay là Bangladesh) vào năm 1963, Ấn Độ vào năm 1964, và Liên Xô vào năm 1966. Năm 1970, trận bùng phát dịch tả xảy ra ở Istanbul, làm hơn 50 người thiệt mạng. Từ Bắc Phi, bệnh tả lây lan sang Italia năm 1973, có nhiều báo cáo về một trận bùng phát dịch tả gần Baku vào năm 1972 (Hayes, 2005).

(8) Các đợt bùng phát do V. cholerae từ năm 1991 đến năm 2009.

Từ tháng 01/1991- 09/1994: Dịch bùng phát ở Nam Mỹ, bắt đầu từ Peru, tác nhân gây bệnh là V. cholerae O1, chủng sinh học El Tor có những khác biệt so với chủng gây ra ở đại dịch thứ 7. Năm 1992, một chủng mới xuất hiện ở châu Á, không phải là O1, thay vào đó là non-O1 (non-agglutinable: NAG), được đặt tên là O139 Bengal. Nó được xác định lần đầu tiên ở Tamil Nadu, Ấn Độ và trong một thời gian ngắn đã thay thế chủng sinh học El Tor ở Nam Á, sau đó giảm đến khoảng 10% của tất cả các trường hợp bệnh từ năm 1995. Chủng O139 được xem là một trung gian giữa chủng sinh học El Tor và

18

chủng sinh học cổ điển, và đã tạo ra một type huyết thanh mới (Cholerae outbreaks and pandemic).

Năm 1992 V.cholerae nhóm huyết thanh O139 được xác định là nguyên nhân gây bệnh dịch tả ở Madras và vịnh Bengal Ấn Ðộ lan sang một số nước Châu Á như Pakistan, Nepal, Mianma, Thái lan, miền tây Trung quốc và Malaysia.... Một số nhà chuyên môn cho rằng đây có thể là đại dịch tả thứ 8 (Kohn, 2008).

Tháng 03 – 11/ 2008: 2,490 người từ 20 tỉnh trên khắp Việt Nam đã được nhập viện với bệnh tiêu chảy cấp, trong số đó có 377 bệnh nhân xét nghiệm dương tính với vi khuẩn tả. Bệnh cũng xảy ra ở Iraq; Cộng hòa Dân chủ thuộc tỉnh Goma của Congo; tỉnh Mpumalanga của Nam Phi đã xác nhận trên 381 trường hợp nhiễm bệnh tả mới. Vào thời điểm này bệnh tả cũng bùng phát ở Zimbabwe, theo Tổ chức Y tế Thế giới, trong tuần từ 22 - 28/3/2009, tỉ lệ tử vong đã giảm từ 4,2% đến 3,7% (Hayes, 2005).

(9) Các đợt bùng phát do V. choleraetừ năm 2010 đến 2012.

Tháng 8/2010: Dịch tả tại Nigeria đã xảy ra ở 12 trong 36 tiểu bang, có 6400 trường hợp mắc bệnh trong đó có 352 ca tử vong (Hayes, 2005).

Tháng 10/2010 – 01/2012: Dịch tả bùng phát ở Haiti, các nhà khoa học đã tìm thấy vi khuẩn Vibrio cholerae có thể tồn tại trong môi trường nước lợ, ấm và trong nước biển ở Haiti, sau đó bệnh đã lây sang các nước láng giềng khác (Mc.Neil Jr et al., 2012).

Tháng 01/2011, ở Venezuela những người bệnh đều do ăn cá tái sống, các nhà khoa học bắt đầu một nghiên cứu trên toàn quốc để xác định nguyên nhân gây ra sự bùng phát dịch, và cảnh báo người dân về sự nguy hiểm liên quan đến việc tiêu thụ cá sống và các loài thủy sản có vỏ.

Bệnh tả đã trở lại miền Nam Ấn Độ vào năm 2012, nguyên nhân từ môi trường bị ô nhiễm, từ các cộng đồng dân cư. Dịch tả bùng phát trong năm 2011 và 2012 ở các nước châu Phi, trừ Bắc Phi (Hayes, 2005).

19

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm di truyền và tính kháng thuốc của vibrio cholerae phân lập tại tỉnh trà vinh (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)