Ngoài ra, V. cholerae O1 còn được phân ra thành 3 type huyết thanh, Ogawa, Inaba và Hikojima; typethứ 3 này ít gặp và cũng chưa được mô tả đầy đủ. Các typehuyết thanh này được chia thành 3 loại kháng nguyên (KN): A, B và C. KN A cấu tạo từ 3- deoxy-L-glycerotetronic acid, còn KN B và C chưa rõ. Chủng O139 Bengal và những chủng gây bệnh thuộc nhóm huyết thanhO1 của cả 2 typesinh học là cổ điển và type sinh học El Torcó nhiều điểm tương đồng, nhưngcũng có nhiều điểm khác biệt đáng kể. Chủng O139 có vỏ bọc, đó là điểm khác với các chủng O1 và còn nhiềuđiểm khác biệt trong thành phần KN “O” ở phần lipopolysaccharide ở màng tế bào vi khuẩn(Kaper et al.,
1995; Faruque, 1998). Tại Việt Nam, từ1979 đến 1981 các ca bệnh tảchủ yếu làdo type sinh học El Tor, type huyết thanh (nhóm phụ) Ogawa; từ 1982 đến 1990 tất cả các ca bệnh tả đều nhiễm type huyết thanh Inaba; nhưng trong những năm sau 1990 tất cả các ca đều do type huyết thanh Ogawa. Còn ở Thái Lan, khoảng 52% các ca bệnh tả đều do nhiễm type huyết thanh Ogawa (http://vietsciences.free).
11
2.2.3 Đặc điểm hình dạng của V. cholerae
Vi khuẩn V. cholerae còn gọi là vi khuẩn tả hay phẩy khuẩn tả, có chiều dài từ 1μm đến 3 μm và chiều ngang từ 0,5 μm đến 0,8 μm (1mm = 1.000 μm). Chúng có 1 sợi chiên mao (flagellum) ở một đầu giúp chúng di chuyển rất nhanh theo hình xoắn ốc loạng choạng. Quan sát dưới kính hiển vi, nhiều người dùng danh từ “sao xẹt” để mô tả sự di chuyển nhanh chóng của chúng. Vi khuẩn tả có 2 loại kháng nguyên chính: kháng nguyên H (từ cái đuôi: flagellar H antigen) và kháng nguyên O từ thân vi khuẩn (somatic O antigen). Người ta dùng hệ thống của Sakasaki và Shimada dựa vào kháng nguyên O để phân loại. Vì loại O1 gây hầu hết các trận dịch và đại dịch, nên người ta phân ra 2 nhóm: O1 và không phải O1 (non-O1). Kết quả định type huyết thanh có 206 nhóm O và đánh theo số thứ tự: O1, O2, O3,… O206 nhưng chỉ có nhóm vi khuẩn tả O1 và O139 có thể gây bệnh lý tả và gây ra đại dịch (Kaper et al., 1995).