Kết quả phản ứng sinh hoá của các loài thuộc Vibrio spp. bằng máy
định danh tự động có tỉ lệ dương tính từ 90 – 98% được trình bày ở Bảng 4.3 và Phụ lục 18.
Bảng 4.3: Tỉ lệ dương tính của các loài thuộc Vibrio spp.
V. cholerae
V. paraheamolyticus V. vulnificus V. fluvialis V. alginolyticus
96 94 98 95 90
Kết quả định danh Vibrio spp. bằng máy định danh tự động phù hợp với các kết quả của quy trình phân lập Vibrio spp. theo tiêu chuẩn ISO/TS 21872-
70
2:2007, gồm các loài: V. cholerae, V. paraheamolyticus, V. vulnificus, V. fluvialis và V. alginolyticus
4.1.4 Kết quả định danh Vibrio spp. bằng kỹ thuật PCR
Hình 4.5: Sản phẩm khuếch đại đoạn gene 16S-27F và 1492R Kết quả điện di hình trên cho thấy các sản phẩm PCR dài 1500 bp tương đương với đoạn gene 16S rRNA ở tất cả các chủng thuộc Vibrio spp.
Trình tự gene 16S rRNA được nhiều tác giả sử dụng trong phương pháp phân tích PCR để xác định bất kỳ vi khuẩn bao gồm cả vi khuẩn thuộc
Vibrio (Gomez et al., 2004; Haldar et al., 2011b). Đoạn gene 16S rRNA dài
1.500 bp bao gồm các khu vực bảo tồn cao và có mặt ở hầu hết các vi khuẩn có phân nhánh nhưng có mối quan hệ gần, trong khi vùng biến đổi có thể phân biệt các loài trong cùng một giống. Đây là một công cụ để các nhà nghiên cứu sử dụng đoạn gene 16S rRNA xây dựng cây phát sinh loài trong ngành vi sinh vật (William et al., 1991).
Đối chiếu các kết quả kiểm tra đặc tính sinh hóa với các sản phẩm từ PCR, nghiên cứu ghi nhận những loài thuộc Vibrios lần lượt: V. cholerae vạch từ 1-6; V. fluvialis từ 7-11; V. paraheamolyticus từ 12-19; V. vulnificus từ 20- 23; V. alginolyticus từ 24-25. Cũng qua nghiên cứu này, chưa phát hiện được chủng nào thuộc Vibrio mang gene O139rfb và chủng mang gene mã hoá độc tố CTXA trên những mẫu từ môi trường nước và thức ăn có nguồn gốc thủy sản.
Kết quả trong nghiên cứu này cũng phù hợp với các kết quả phân lập ở miền Bắc Việt Nam, từ năm 2006 – 2010 chỉ phân lập một chủng V. cholerae O139 từ môi trường nước (Dong Tu Nguyen, 2012). Nghiên cứu trên cũng cho thấy V. cholerae đại diện cho một số chủng thuộc Vibrios được phân lập ngoài môi trường nước, trong đó chỉ có một vài chủng có đặc tính gây bệnh và môi
71
trường nước trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản luôn tồn tại cả hai chủng không gây bệnh và gây bệnh (O1/non – O1 và O139/non – O139) những chủng không gây bệnh dễ dàng thu nhận gene độc lực từ những chủng gây bệnh ngoài môi trường nước và có thể phát sinh thành dịch bệnh (Shah, 2003).
Một nghiên cứu khác cũng cho rằng V. cholerae nằm trong nhóm các vi sinh vật thuộc hệ sinh thái là môi trường nước, các chủng O1 và O139 được phân lập ít so với các chủng non-O1 và non – O139. Hơn nữa, những chủng
V. cholerae phân lập ngoài môi trường ngoài vùng dịch và cách xa vùng có
dịch bệnh thường không mang độc tố tả CTX (Faruque et al., 1998)
Năm 2013, Nguyễn Hoàng Vũ và cộng sự đã thực hiện những nghiên cứu nhằm giám sát sự lưu hành của vi khuẩn V. cholerae O1, O139 trên các loại mẫu phân, mẫu nước sông, mẫu thực phẩm tươi sống thu thập từ tháng 9/2012 đến tháng 5/2013 trong cộng đồng và môi trường khu vực phía Nam Việt Nam như Thành phố Hồ Chí Minh, An Giang và Bến Tre, kết quả cũng không phát hiện gene độc tố tả CTXA. Như vậy, vi khuẩn V. cholerae O1,
O139 có khả năng tồn tại trong thực phẩm tươi sống và nước sông nhưng không mang độc tố tả. Đây là nguy cơ tiềm ẩn của sự tái bùng phát dịch bệnh.
Nhiều nghiên cứu khác cũng đã chứng minh hầu hết những chủng phân lập từ môi trường không mang gene độc tố bệnh tả, một loại enterotoxin chịu nhiệt ổn định (Nair et al., 1994), hoặc độc tố tiêm mao (Waldor et al., 1994).
Meer et al. (2014) đã nghiên cứu cho thấy những chủng V. cholerae
non - O1 phân bố khắp môi trường, bao gồm cả các vùng sông núi, có (47%) chủng V. cholerae O1 biotype El Tor có chứa gene CTX, những chủng không chứa gene CTX là những chủng V. cholerae non - O1.
Như vậy, qua kết quả PCR chưa phát hiện chủng nào thuộc Vibrios
mang gene O139rfb và mang gene mã hoá độc tố tả CTX trên những mẫu từ môi trường nước và thức ăn có nguồn gốc thủy sản. Điều đó chứng tỏ Vibrio O139 chưa xuất hiện phổ biến tại tỉnh Trà Vinh.