Cần Thơ là thành phố trực thuộc Trung ương, nằm ở vị trí trung tâm của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Hiện nay Cần Thơ đã trở thành đô thị loại I và là một trong 4 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm của vùng đồng bằng sông Cửu Long và là vùng kinh tế trọng điểm thứ tư của Việt Nam. Lợi thế của thành phố Cần Thơ không chỉ ở các lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản mà còn ở vị trí địa lý, cho phép phát triển các dự án trong các lĩnh vực: hạ tầng đô thị, hạ tầng giao thông, nông nghiệp công nghệ cao, công nghiệp chế biến nông, thủy sản, du lịch và hạ tầng phục vụ du lịch, các ngành công nghiệp phụ trợ.
4.2.1.1 Điều kiện tự nhiên
Về vị trí địa lý, thành phố Cần Thơ nằm trong vùng trung – hạ lưu và ở vị trí trung tâm châu thổ đồng bằng sông Cửu Long, trải dài trên 55 km dọc bờ Tây sông Hậu, tổng diện tích tự nhiên 1.401,61 km2 , chiếm 3,49% diện tích toàn vùng. Thành phố Cần Thơ giáp với các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Kiên Giang và Hậu Giang. Đơn vị hành chính của thành phố Cần Thơ gồm 5 quận và 4 huyện.
31
Điều kiện khí hậu: Thành phố Cần Thơ nằm trong vùng khí hậu của đồng bằng sông Cửu Long với các đặc điểm chung: nền nhiệt dồi dào, biên độ nhiệt ngày - đêm nhỏ, các chỉ tiêu khí hậu (ánh sáng, lượng mưa, gió, bốc hơi, ẩm độ không khí...) phân hóa thành hai mùa tương phản mùa mưa và mùa khô.
Tài nguyên thiên nhiên: theo Trung tâm Xúc tiến Đầu tư - Thương mại - Du lịch thành phố Cần Thơ có 2 nhóm đất chính là nhóm đất phù sa và nhóm đất phèn. Cần Thơ nằm ở khu vực bồi tụ phù sa nhiều năm của sông Mekong, có địa hình rất đặc trưng cho dạng địa hình đồng bằng. Nơi đây có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. Sông Cần Thơ có nước ngọt quanh năm, vừa có tác dụng tưới nước trong mùa cạn, vừa có tác dụng tiêu úng trong mùa lũ và có ý nghĩa lớn về giao thông. Bên cạnh đó, Cần Thơ còn có hệ thống kênh rạch nhỏ dày đặt cho nước ngọt suốt hai mùa mưa nắng, tạo điều kiện cho nhà nông làm thủy lợi và cải tạo đất.
4.2.1.2 Tình hình phát triển kinh tế - xã hội
Ngày 19 tháng 4 năm 2009, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 492/QĐ-TTg Thành lập Vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long gồm 4 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là: thành phố Cần Thơ, tỉnh An Giang, tỉnh Kiên Giang và tỉnh Cà Mau nhằm phát huy tiềm năng, vị trí địa lý và các lợi thế so sánh của vùng và từng bước phát triển vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long thành một trong những vùng phát triển lớn về sản xuất lúa gạo, nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy sản, có đóng góp lớn vào xuất khẩu nông thủy sản của cả nước. Trong đó, thành phố Cần Thơ là một cực phát triển, đóng vai trò động lực thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục thống kê, dân số thành phố Cần Thơ tính đến năm 2013 là 1.222,4 nghìn người, với mật độ dân số đạt 868 người/km2
và tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên là 9,1%. Trong đó lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên là 698.6 nghìn người, chiếm 55,5% tổng dân số toàn thành phố. Nhìn chung thành phố Cần Thơ có cơ cấu dân số trẻ và đây chính là một trong những lợi thế và động lực để phát triển kinh tế thành phố.
Về tình hình phát triển kinh tế, theo báo cáo Thành tựu 10 năm TP Cần Thơ thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên trang web Sở công thương Cần Thơ, thành phố Cần Thơ đạt tốc độ tăng trưởng GDP trong năm 2013 là 11,67%, tổng giá trị tăng thêm năm 2013 đạt 62.600 tỉ đồng tăng gần 3,5 lần so với năm 2004 (năm 2004 tổng giá trị tăng thêm trên 18.000 tỉ đồng). Thu nhập bình quân đầu người năm 2013 đạt 62,9 triệu đồng/người/năm, tương đương 2.989 USD tăng trên 6 lần so với năm 2004 (năm 2004 là trên 10 triệu đồng/người/năm). Giá trị công nghiệp năm 2013 đạt gần 87.000 tỉ đồng, tăng gần 8 lần so với năm 2004 (năm 2004 giá trị công nghiệp 11.520 triệu đồng). Theo số liệu từ Tổng cục thống kê, thu nhập bình quân nhân khẩu 1 tháng của thành phố Cần Thơ qua các năm đều có sự tăng trưởng và đạt mức bình quân cao hơn khu vực đồng bằng sông Cửu Long và cả nước. Từ năm 2002 với mức thu nhập là 400 nghìn đồng/người/tháng, thu nhập của người dân Cần Thơ đã
32
tăng lên 2,324 triệu đồng/người/tháng vào năm 2012. Trong khi các con số này của đồng bằng sông Cửu Long trong năm 2002 và 2012 lần lượt là 371,3 nghìn đồng và 1,796 triệu đồng. Chỉ tiêu này của Cần Thơ cũng cao hơn so với mức thu nhập cả nước. Điều này cho thấy thành phố Cần Thơ có mức thu nhập khá tốt so với mặt bằng chung của khu vực và cả nước.
Nguồn: Tổng cục thống kê
Hình 4.1 Thu nhập bình quân nhân khẩu 1 tháng của Cần Thơ, Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước qua các năm
Nông nghiệp: Ngành nông nghiệp - thủy sản phát triển theo hướng sản xuất tập trung, ứng dụng công nghệ - kỹ thuật cao và hình thành các vùng sản xuất hàng hóa lớn. Mặc dù tốc độ đô thị hóa nhanh, diện tích đất nông nghiệp giảm, song giá trị sản xuất toàn ngành tăng bình quân 5,3%, trong đó nông nghiệp giảm bình quân 1,6%, thủy sản tăng bình quân 14,1%.
Công nghiệp: Một số lĩnh vực sản xuất công nghiệp được đầu tư phát triển mạnh tại thành phố Cần Thơ là chế biến thủy hải sản, xay xát chế biến gạo, phân bón, thuốc sát trùng, thuốc thú y - thủy sản dùng trong nông nghiệp, bia, tân dược, vật liệu xây dựng, sản xuất và phân phối điện,...; việc nghiên cứu, ứng dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất ngày càng được chú trọng và có xu hướng phát triển. Tuy nhiên, bên cạnh các doanh nghiệp có công nghệ, thiết bị hiện đại, còn nhiều doanh nghiệp công nghiệp có qui mô nhỏ, thiết bị sản xuất giản đơn, công nghệ chậm đổi mới, năng lực cạnh tranh còn hạn chế nên hiệu quả sản xuất chưa cao.
Ngành xây dựng phát triển nhanh cùng với quá trình đô thị hóa. Nhiều công trình qui mô lớn, chất lượng cao được đưa vào sử dụng như: cầu Cần Thơ, cảng hàng không Cần Thơ, cảng Cái Cui; các khu dân cư, khu tái định cư, khu đô thị mới, trụ sở làm việc các cơ quan chính trị, hành chính, công an, quân sự
0 500 1000 1500 2000 2500 2002 2004 2006 2008 2010 2012 T hu n hậ p bì nh q uâ n nh ân k hẩ u 1 th án g ( ng hì n đồ ng ) Năm Cần Thơ ĐBSCL Cả nước
33
các cấp, các công trình hạ tầng đô thị được hình thành, góp phần đổi mới diện mạo thành phố.
Thương mại - dịch vụ: Theo Cục xúc tiến thương mại, thị trường Cần Thơ được quan tâm mở rộng, kết cấu hạ tầng thương mại được đầu tư xây dựng, góp phần tăng thêm năng lực bán buôn, bán lẻ hàng hóa trên địa bàn và bước đầu thể hiện vai trò tổng đại lý, phân phối hàng hóa cho toàn vùng ở cả thành thị và nông thôn. Mạng lưới kinh doanh được mở rộng, tính đến năm 2013, thành phố Cần Thơ có 107 chợ, 8 siêu thị bán buôn, bán lẻ đang hoạt động hiệu quả; ngoài ra, còn có các kênh phân phối đa dạng, hiện đại như: cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini, chợ đêm,… Nhiều loại hình kinh doanh dịch vụ mới được hình thành như: dịch vụ kinh doanh bất động sản, dịch vụ kho vận (logistics), thông tin, truyền thông,… phát triển khá tốt. Báo cáo tình hình hoạt động 6 tháng đầu năm 2014 của ngành công thương thành phố Cần Thơ cho biết 6 tháng đầu năm 2014, tình hình lưu chuyển hàng hoá trên thị trường khá sôi động, tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán ra ước thực hiện gần 61.953 tỷ đồng, đạt 51,6% kế hoạch và tăng 13,92% so với năm 2013; bán lẻ 36.614 tỷ đồng, đạt 52,16% kế hoạch và tăng 15,6% so với năm 2013. Thu ngân sách trên địa bàn năm 2013 đạt gần 11.000 tỉ đồng, vượt 24,5% kế hoạch, tăng gấp 5 lần so với năm 2004.