đẳng
Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo,nội dung, chương trình dạy học môn ngoại ngữ nói chung và môn tiếng Anh nói riêng ở trình độ cao đẳng phải phù hợp với mục tiêu dạy học, đáp ứng sự phát triển của khoa học công nghệ và đáp ứng được nhu cầu xã hội cụ thể: cần phải tập trung đào tạo năng lực thực hành tiếng, nâng cao kiến thức ngôn ngữ theo yêu cầu đào tạo, phát triển tư duy, đảm bảo tính hệ thống, cơ bản, hiện đại. Bên cạnh đó, cũng cần coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống, lý tưởng, niềm tin và rèn luyện sức khoẻ cho HSSV. Tuy nhiên, trong thực tế chưa có sự thống nhất chung về nội dung, chương trình chỉ trừ một số trường các GV xây dựng giáo trình riêng cho mình, còn hầu hết các trường cao đẳng đều sử dụng các giáo trình viết sẵn, các giáo trình thường được áp dụng trong giảng dạy hiện nay đã được thẩm định về nội dung và đều nhằm trau dồi cả bốn kỹ năng: Nghe, Nói, Đọc, Viết.
1.3.1.3. Phương pháp, hình thức và phương tiện dạy học môn tiếngAnh ở trường Cao đẳng Anh ở trường Cao đẳng
* Về phương pháp và hình thức tổ chức dạy học
Trong việc lựa chọn và sử dụng các phương pháp dạy học tiếng Anh cần chú trọng đến thực hành, luyện tập để hình thành và phát triển ở người học các kỹ năng thực hành về nghe, nói, đọc, viết tiếng Anh chuyên ngành ở
mức thuần thục, thành thạo. Khi đó người thầy không đơn thuần có kiến thức kỹ năng sử dụng tiếng Anh mà còn phải có kiến thức nghiệp vụ thì mới có thể dạy tiếng Anh cơ bản và chuyên ngành đúng và hay được. Thêm vào đó là các chuyên ngành khác nhau, trình độ người học khác nhau nên các phương pháp sử dụng trong giảng dạy môn tiếng Anh cũng càng phải phong phú và đa dạng.
Trong quá trình giảng dạy tiếng Anh, GV chủ yếu sử dụng phương pháp vấn đáp đàm thoại, phương pháp hoạt động nhóm hoặc theo cặp, phương pháp trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra, đánh giá để giúp HSSV khi học tiếng Anh có thể phát huy hết khả năng của mình một cách tốt nhất, đồng thời phát huy khả năng nhạy bén, tư duy và sáng tạo, nhất là kỹ năng thực hành Tiếng.
Ngoài ra, thông qua các hoạt động ngoại khoá, như: tổ chức các câu lạc bộ tiếng Anh, giao lưu với các trung tâm ngoại ngữ, tham quan học tập ở các tỉnh, thành có nhiều du khách nước ngoài nhằm giúp cho HSSV có thêm nhiều cơ hội sử dụng và trau dồi kiến thức tiếng Anh của mình. Việc mời giáo viên hoặc chuyên gia nước ngoài cộng tác trong giảng dạy tiếng Anh ở các trường Cao đẳng thì rất quan trọng.
Việc học tiếng Anh ở trường là chưa đủ, mà HSSV còn phải có ý thức cao trong việc tự học ở nhà. Tuy nhiên, việc tự học ở nhà của HSSV, kết quả không cao và khó kiểm soát, có chăng, chỉ kiểm tra được qua việc làm bài tập ở nhà và ý thức xây dựng bài trên lớp.
Như vậy, thông qua các phương pháp dạy học (PPDH) tiếng Anh, chúng ta có thể thấy các hình thức tổ chức dạy học bộ môn này chủ yếu là hình thức lên lớp, hình thức thảo luận, hình thức hoạt động theo nhóm, theo cặp, hình thức hoạt động ngoại khoá và một hình thức nữa không thể thiếu đối với HSSV là hình thức tự học.
Như vậy, việc dạy học tiếng Anh ở các trường Cao đẳng không chỉ có vai trò thoả mãn nhu cầu giao tiếp thông thường mà còn giúp HSSV sau khi ra trường sẽ đảm bảo được chuyên môn và tự tin hơn trong công việc khi làm việc với các đối tác nước ngoài, tạo nhiều cơ hội cho HSSV trong xu thế hội nhập.
* Về phương tiện dạy học môn tiếng Anh
Đối với việc dạy và học ngoại ngữ, công nghệ hiện đại giúp GV tìm tư liệu bài giảng mới (thông qua Internet), các thiết bị như băng tiếng, băng hình, phim đèn chiếu, máy chiếu… giúp GV lên lớp có hiệu quả hơn, truyền đạt được nhiều thông tin rõ ràng và nhanh gọn hơn, do đó thủ thuật giảng dạy của họ đa dạng và hấp dẫn hơn so với phấn trắng, bảng đen và một số tranh ảnh như vẫn thường được sử dụng trên lớp theo truyền thống. Về phía người học, công nghệ hiện đại cũng giúp các em có cơ hội được tiếp xúc với kiến thức qua nhiều kênh nhận thức hơn; ví dụ qua Internet, các em có thể tìm tư liệu học tiếng Anh hiện đại và cập nhật thông tin, học và mở rộng vốn từ vựng thông qua các loại từ điển trong máy vi tính; luyện phát âm, giao tiếp với những người bạn nước ngoài nói tiếng Anh thông qua máy vi tính. Việc ứng dụng công nghệ hiện đại vào việc dạy và học tiếng Anh làm cho HSSV tỏ ra phấn chấn, nhưng nhiều GV lại tỏ ra bàng quan hay thờ ơ không muốn quan tâm đến lĩnh vực này.
Công nghệ hiện đại chắc chắn sẽ giúp ta rất nhiều trong việc dạy và học ngoại ngữ. Tuy nhiên, nó không thể và không nên được xem như là yếu tố quyết định cho thành công của việc dạy và học một ngoại ngữ. Công nghệ hiện đại có vai trò hỗ trợ hơn là vai trò quyết định.