Kế hoạch xây dựng nề nếp học tập,

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh tại trường Cao đẳng sư phạm Ninh Thuận, tỉnh Ninh Thuận (Trang 66 - 68)

hưởng ứng các phong trào thi đua 01 20 03 60 01 20 0 0

(Nguồn: Kết quả điều tra tháng 6/ 2013)

Qua kết quả điều tra ở bảng 2.16 cho thấy, đa số CBQL cho rằng việc xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn đã bám sát được tiến độ, nội dung, chương trình môn học đạt ở mức tốt chiếm 60%. Các kế hoạch cá nhân của GV cũng bám theo kế hoạch chung của tổ nên thực hiện tương đối tốt, trong đó đạt mức tốt 40%, khá 40%, trung bình 20%. Tuy nhiên, vẫn còn có một vài GV ch- ưa dạy sâu các trọng tâm nội dung hoặc chưa theo đúng tiến độ chương trình như kế hoạch vì một số GV còn đang bận đi học cao học; việc đánh giá kết quả học tập của SV vẫn chưa thực sự nghiêm túc, đôi khi một số GV còn ra đề kiểm tra không theo khung đề quy định của tổ bộ môn dẫn đến không bảo đảm hết toàn bộ nội dung môn học. Bên cạnh đó,việc sinh hoạt của tổ chuyên môn còn mang tính hình thức, chưa đều đặn, chất lượng sinh hoạt chưa cao, vẫn còn ở mức trung bình chiếm 20%. Trong những năm gần đây, BGH rất quan tâm và tạo mọi điều kiện cho GV đi học nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trong đó nhà trường tạo điều kiện về thời gian, còn UBND tỉnh hỗ trợ một phần kinh phí đào

tạo, tuy nhiên tổ vẫn còn 02 GV chưa đi học cao học lý do lớn tuổi và hoàn cảnh gia đình khó khăn; song song với việc này là kế hoạch bồi dưỡng GV về chuyên môn, nghiệp vụ giảng dạy. Mặc dù kế hoạch cử GV tiếp tục học cao học hoặc nghiên cứu sinh thì được thực hiện tốt, nhưng kế hoạch tập huấn, bồi dưỡng GV còn chưa tốt chiếm 20% do kinh phí của nhà trường rất khó khăn. Thêm vào đó, kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng của GV cũng đạt ở mức tương tự. Kế hoạch làm đồ dùng dạy học, sử dụng thiết bị dạy học còn thụ động, chủ yếu sử dụng khi có dự giờ thao giảng bởi vì TBDH hiện tại của nhà trường chưa đáp ứng được việc dạy và học. Tổ bộ môn xây dựng kế hoạch chỉ đạo GV bộ môn kết hợp với phòng TC-CT & Công tác HSSV, GVCNL, Đoàn TN còn chưa chặt chẽ, sát sao đạt ở mức TB đến 60%, chưa tốt đến 20%.

Tóm lại, Bộ môn tuy đã xây dựng kế hoạch hoạt động nhưng việc thực hiện kế hoạch sinh hoạt chuyên môn, kế hoạch tự học, bồi dưỡng GV, kế hoạch làm và sử dụng đồ dùng dạy học, cũng như việc kết hợp giữa GVBM với các tổ chức, đơn vị khác còn chưa hiệu quả, chưa thực sự trở thành hoạt động thường xuyên. Do đó cần phải tìm ra những biện pháp phù hợp để giải quyết kịp thời những vấn đề nêu trên giúp Bộ môn thực hiện tốt các kế hoạch đề ra của mình.

Từ thực trạng trên cho thấy, sự phân cấp quản lý nói trên nhìn chung đã đạt những hiệu quả nhất định, tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế, đó là:

- Công tác quản lý của BGH còn chưa sâu sát đối với Bộ môn tiếng Anh, đặc biệt là đối với GV. Vì vậy, CBQL cần chú ý hơn nữa việc kiểm tra, đánh giá thường xuyên đối với tổ Bộ môn và GV;

- Công tác kiểm tra, đánh giá của Phòng ĐT&NCKH chưa định kỳ, chưa thường xuyên, chưa theo dõi sát sao công tác giảng dạy của GV và học tập của HSSV; công tác nâng cao nhận thức cho GV và HSSV về tầm quan trọng của tiếng Anh trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế chưa

hiệu quả nên kết quả học tập chưa cao. Do vậy, BGH và Phòng ĐT&NCKH cần chú ý hơn tới công tác kiểm tra, đánh giá đối với HĐDH tiếng Anh;

- Cần tăng cường vai trò, nhiệm vụ quản lý cho tổ trưởng Bộ môn, bởi Bộ môn là nơi GV sinh hoạt thường xuyên và tổ trưởng Bộ môn là người bám sát về nội dung, chương trình dạy học.

2.3.3.2. Quản lý công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cácGV dạy tiếng Anh của nhà trường GV dạy tiếng Anh của nhà trường

Những năm gần đây do kinh phí nhà trường hạn hẹp nên việc bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho GV toàn trường nói chung và GV tiếng Anh nói riêng hầu như ít thực hiện được, chỉ có Tổ Chính trị-Mác Lênin là bắt buộc phải tham gia tập huấn vào đầu năm học theo quy định của Bộ GD&ĐT. Chính điều này đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng đào tạo của nhà trường.

Để đánh giá về thực trạng thực hiện kế hoạch bồi dưỡng cho các GV tiếng Anh của nhà trường, chúng tôi đã điều tra đối với 14 CBQL. Kết quả điều tra như sau:

Bảng 2.17 : Đánh giá của CBQL về việc thực hiện kế hoạch bồi dưỡng CMNV cho các GV dạy tiếng Anh tại nhà trường

Ghi chú: Tốt: T; Khá: K; Trung bình: TB; Chưa tốt: CT

ST T T Các nội dung Mức độ thực hiện Tốt Khá TB CT SL % SL % SL % SL %

1 Kiến thức chuyên môn 07 50 06 42.86 01 7.14 0 0

2 Phương pháp giảng dạy 02 14.29 09 64.29 02 14.29 01 7.143 Kỹ năng soạn giáo án theo phương

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh tại trường Cao đẳng sư phạm Ninh Thuận, tỉnh Ninh Thuận (Trang 66 - 68)