- Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch của GV tiếng Anh thường xuyên.Việc đánh giá kết quả hoạt động của tổ bộ môn sẽ làm cơ sở bình xét
7 Đổi mới công tác quản lý kiểm tra, đánh
giá chất lượng giảng dạy tiếng Anh 88 12 0 86 14 0 8 Cải tiến công tác quản lý các kỳ thi 82 18 0 74 26 0
(Nguồn: Kết quả điều tra tháng 6/ 2013)
Qua kết quả điều tra ở bảng 3.1 cho thấy, các biện pháp đề xuất đều mang tính cấp thiết và tính khả thi cao, tuy nhiên ở từng biện pháp tỷ lệ cao thấp cũng có thay đổi. Trong đó chúng tôi nhận thấy rằng các CBQL và GV rất quan tâm và đã đánh giá cao nhất cả về tính cấp thiết (94%) và tính khả thi
(92%) của biện pháp tăng cường quản lý đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ GV tiếng Anh của nhà trường vì phần lớn các thầy cô đều biết đây là điều kiện phải được thực hiện ở bậc Cao đẳng nhằm đảm bảo chất lượng hoạt động dạy học của nhà trường; biện pháp nâng cao nhận thức cho CBQL, GV và HSSV về tầm quan trọng của môn tiếng Anh trong nhà trường cũng được đánh giá cao như biện pháp trên, tuy nhiên kết quả về tính cấp thiết (92%) và tính khả thi (94%); biện pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn được đánh giá thấp hơn hai biện pháp trên nhưng vẫn là một biện pháp mang tính cấp thiết (90%) và tính khả thi cao (86%); biện pháp đổi mới công tác quản lý kiểm tra, đánh giá chất lượng giảng dạy tiếng Anh được đánh giá tính cấp thiết (88%) và tính khả thi (86%); biện pháp quản lý tốt mục tiêu, nội dung, chương trình và biện pháp tăng cường chỉ đạo đổi mới PPDH tiếng Anh được đánh giá như nhau tính cấp thiết (84%) và tính khả thi (80%); còn biện pháp cải tiến công tác quản lý các kỳ thi và tăng cường đầu tư, quản lý và sử dụng CSVC-TBDH tuy được đánh giá thấp hơn các biện pháp khác nhưng tính cấp thiết và tính khả thi vẫn trên dưới 80%.
Tóm lại, các biện pháp chủ yếu, cơ bản nêu trên đã được CBQL và GV xác định là cần thiết và thiết thực đối với công tác quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh cho SV tại trường. Tuy nhiên trong nhiều biện pháp, tính khả thi được đánh giá thấp hơn so với tính cấp thiết, có nghĩa là khi thực hiện các biện pháp này sẽ gặp phải nhiều trở ngại. Nhà trường cần thực hiện các biện pháp này một cách nghiêm túc và đồng bộ để nâng cao hiệu quả môn tiếng Anh, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường. Bên cạnh đó, chúng tôi hy vọng khi các biện pháp đã đề xuất trên được áp dụng sẽ góp phần tích cực vào việc quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh tại nhà trường.
Trên cơ sở phân tích lý luận của chương 1 và đánh giá thực trạng dạy học môn tiếng Anh tại trường CĐSP Ninh Thuận ở chương 2, chúng tôi đã đề xuất 08 biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng hoạt động dạy học môn tiếng Anh của Nhà trường.
Trong quá trình quản lý và giảng dạy môn tiếng Anh, người quản lý và GV phải luôn tìm hiểu và phát hiện những yếu tố tích cực để phát huy, hạn chế những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dạy học để nghiên cứu tìm ra các biện pháp thích hợp để quản lý tốt hơn. Có quản lý tốt hoạt động dạy của GV mới quản lý được hoạt động học của HSSV và thông qua kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HSSV mới nhận được những thông tin phản hồi về chất lượng dạy học môn tiếng Anh tại trường từ đó điều chỉnh PPDH của GV, đồng thời cũng giúp HSSV điều chỉnh phương pháp học, tự học, tự nghiên cứu đạt hiệu quả cao hơn góp phần đạt được mục tiêu đào tạo chung của nhà trường.
Từ những kết quả thu được qua điều tra, kết hợp với những cơ sở đề xuất các biện pháp, tác giả khẳng định các biện pháp đề xuất có thể áp dụng vào công tác dạy học nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy môn tiếng Anh tại trường CĐSP Ninh Thuận. Tuy nhiên, các biện pháp cần được tiến hành đồng bộ mới tạo được sức mạnh tổng thể góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn tiếng Anh của nhà trường trong tương lai. Và trong quá trình thực hiện tuỳ theo điều kiện tình hình thực tế của nhà trường ở từng giai đoạn nhất định, người quản lý cần phải sử dụng các biện pháp một cách linh hoạt để phát huy tối đa hiệu quả của các biện pháp và đạt kết quả cao nhất.