- Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch của GV tiếng Anh thường xuyên.Việc đánh giá kết quả hoạt động của tổ bộ môn sẽ làm cơ sở bình xét
3.2.8. Cải tiến công tác quản lý các kỳ th
Mục tiêu của biện pháp:
- Nhằm xác định được chất lượng giảng dạy môn tiếng Anh của GV cũng như xác định được kết quả học tập của HSSV;
- Nhằm cải tiến công tác quản lý các kỳ thi cả về quy trình, nội dung và hình thức tổ chức để nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh của nhà trường.
Nội dung của biện pháp:
- BGH nhà trường và Phòng ĐT&NCKH cần thực hiện đúng theo quy định của Bộ GD&ĐT; nghiêm túc trong các kỳ thi; đảm bảo mọi quy trình;
theo dõi quản lý, giám sát bắt đầu từ khâu tổ bộ môn phân công GV ra đề thi đến khâu cuối cùng là nhận được kết quả học tập của HSSV từ GV;
- BGH cần quản lý khâu tổ chức các kỳ thi thật chặt chẽ, khoa học và hợp lý: bố trí số lượng HSSV phù hợp với CSCV trong một phòng thi để đảm bảo khoảng cách cần thiết giữa các thí sinh; bố trí đủ cán bộ coi thi, cán bộ giám sát thi để thường xuyên bao quát và kiểm tra tình hình các phòng thi nhằm kịp thời phát hiện, nhắc nhở và xử lý thích đáng; tập trung cán bộ coi thi, cán bộ giám sát thi và thí sinh dự thi để phổ biến quy chế thi; kiểm tra việc thực hiện nghiêm túc qui chế thi của các cán bộ coi thi, giám sát thi và thí sinh dự thi trong quá trình tham gia;
- Việc tổ chức các kỳ thi phải đảm bảo đúng nguyên tắc; CBQL nên chú trọng hơn nữa đến nội dung kiến thức môn học; các đề thi phải đảm bảo tính chính xác; độ khó của bài thi phù hợp với chuẩn đánh giá của môn học; thời gian làm bài thi phải hợp lý; việc bảo quản và in sao đề thi phải đảm bảo tính bí mật tuyệt đối;
- Đề thi phải đảm bảo đủ số lượng theo quy định, trong đó có đề thi chính thức, đề thi lại và đề thi dự phòng; quy định cụ thể trách nhiệm cá nhân ra đề thi và bảo đảm bí mật các đề thi bằng cách mỗi đề thi phải có chữ ký của GVBM, ký duyệt của TTCM và của Phòng ĐT&NCKH;
- Tổ bộ môn giới thiệu, chỉ định GVBM, tổ trưởng tổ chấm bài đối với từng học phần thi; cán bộ chấm thi cần phải thực hiện đúng quy định chấm thi, không cho phép hoặc yêu cầu cán bộ chấm thi điều chỉnh điểm bài thi vì bất kỳ lý do nào.
Cách thức thực hiện biện pháp:
- Để đảm bảo chất lượng đề thi môn tiếng Anh trong toàn trường thì BGH nhà trường cần phải bố trí một GV có chuyên môn tiếng Anh đạt chuẩn trở lên thuộc Phòng ĐT&NCKH nhằm giúp tổ bộ môn sưu tầm, bổ sung các
mẫu đề thi vào ngân hàng đề và thẩm định tất cả các đề thi trước khi ký duyệt và tiến hành tổ chức thi;
- Thông thường trong các kỳ thi lần hai (kỳ thi lại) phần lớn các GV và HSSV đều có tư tưởng thoải mái hơn lần một, thậm chí có một số GV thì dễ dãi hơn, thả lỏng hơn lần một dẫn đến không khách quan, không công bằng; còn một số HSSV vẫn còn trao đổi, sử dụng tài liệu dẫn đến vi phạm quy chế thi. Chính vì thế, BGH nhà trường cần phải chỉ đạo cho Phòng ĐT&NCKH xem việc phổ biến nội quy, quy chế thi là việc làm thường xuyên và cần phải lồng ghép với các nhiệm vụ chuyên môn khác để CBGV và HSSV đều thấm nhuần và tránh tình trạng vi phạm đáng tiếc xảy ra;
- Ngoài việc phân công cán bộ giám sát trực tiếp các phòng thi, BGH cũng cần chỉ đạo cho Phòng ĐT&NCKH thường xuyên tăng cường giám sát hơn nữa trong tất cả các kỳ thi, đợt thi nhằm nhắc nhở các cán bộ coi thi, các cán bộ giám sát thi và thí sinh dự thi thực hiện kỳ thi nghiêm túc;
- Bên cạnh việc giám sát công tác tổ chức các kỳ thi, CBQL cũng cần tăng cường công tác giám sát chấm thi, nhắc nhở cán bộ chấm thi thực hiện đúng quy chế như: thảo luận và thống nhất đáp án, biểu điểm chấm thi; hai cán bộ chấm thi thực hiện việc chấm độc lập sau đó mới thống nhất điểm chung; thực hiện việc chấm bài thi tại cơ quan, không được mang bài thi ra ngoài nhà trường;
- Trước và sau mỗi kỳ thi, đợt thi, bộ phận phụ trách chính là Phòng ĐT&NCKH phải báo cáo với hội đồng liên tịch nhà trường từ quá trình chuẩn bị cho đến khi kết thúc các kỳ thi, đợt thi; đồng thời BGH cũng chỉ đạo Phòng ĐT&NCKH tổ chức đánh giá rút kinh nghiệm công tác quản lý các kỳ thi kết thúc học phần và kỳ thi tốt nghiệp một cách nghiêm túc.