Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh tại trường Cao đẳng sư phạm Ninh Thuận, tỉnh Ninh Thuận (Trang 73 - 76)

6 Đánh giá rút kinh nghiệm sau mỗ

2.4.3.Nguyên nhân của những hạn chế

- Hầu hết CBQL không có chuyên môn tiếng Anh nên việc xây dựng kế hoạch đào tạo hầu như giao cho tổ bộ môn thực hiện; sau khi hoàn thiện kế hoạch cho từng khóa, BGH và Phòng ĐT&NCKH chỉ đạo triển khai cho tổ bộ môn thực hiện theo đúng kế hoạch;

- Mục đích, động cơ học tập của HSSV chưa cao, chưa có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc dạy và học tiếng Anh nên chưa thực sự chăm chỉ, chưa cố gắng học tập, tự rèn luyện, tự bồi dưỡng tri thức dẫn đến kết quả chưa cao;

- Các GV bộ môn còn lo “chạy sô” nhiều; một số GV không cùng chuyên môn còn chưa quan tâm đến hoạt động dạy và học tiếng Anh; nhiều

GVCNL ít nhắc nhở, đôn đốc HSSV lớp mình trong việc học tập môn tiếng Anh;

- Một vài GV bộ môn quản lý hoạt động học tiếng Anh còn chưa tốt, chưa thường xuyên nhắc nhở HSSV học tập tiếng Anh ngoài giờ và tự học ở nhà; các hoạt động ngoại khóa còn ít nên chưa tạo được sự đa dạng cả về hình thức và nội dung;

- Các CBQL chưa hoạch định rõ các chính sách bồi dưỡng GV về chuyên môn cũng như về PPDH và nghiệp vụ sư phạm; chưa có chính sách cụ thể để khuyến khích GV hăng say nghiên cứu tìm tòi đổi mới PPDH điều đó làm cho GV tiếng Anh khó tiếp cận với việc đổi mới PPDH nên việc GV áp dụng PPDH mới chưa thường xuyên;

- Việc tổ chức, giám sát kiểm tra, thi chưa chặt chẽ, tình trạng thả lỏng của GV khi coi kiểm tra, thi còn xảy ra dẫn đến kết quả học tập của HSSV đôi khi chưa đúng, chưa sát với thực tế.

Từ việc phân tích thực trạng và các nguyên nhân cơ bản của thực trạng, chúng tôi thấy rằng, hoạt động dạy và học tiếng Anh của nhà trường đã đạt được những kết quả nhất định, tuy nhiên vẫn còn những hạn chế, bất cập trong công tác quản lý. Vì vậy, nhà trường cần quan tâm hơn nữa đến chất lượng dạy học tiếng Anh của GV và HSSV. Đồng thời, cần đưa ra những biện pháp quản lý hợp lý, có tính khả thi để thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục, đào tạo của Nhà trường.

Tiểu kết chương 2

Qua điều tra thực trạng dạy và học tiếng Anh ở trường CĐSP Ninh Thuận, cho thấy: đội ngũ CBQL rất chú trọng đến hoạt động dạy và học tiếng Anh trong nhà trường nhất là trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế về giáo dục; CBQL rất quan tâm đến việc phát triển đội ngũ GV vì thế trình độ đội ngũ GV tiếng Anh của nhà trường ngày càng đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ dạy học; BGH cũng luôn động viên các GV tự học, tự nghiên cứu,

bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, thực hiện chủ trương đổi mới PPDH...Với những cố gắng của lãnh đạo nhà trường cũng như các GV nên việc giảng dạy môn tiếng Anh đã có nhiều thay đổi so với trước, song vẫn còn nhiều hạn chế nhất định như: GV đã áp dụng PPDH mới vào giảng dạy nhưng chưa thường xuyên và hiệu quả chưa cao. Việc tham gia tập huấn, bồi dưỡng, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn còn hạn chế. Công tác quản lý hoạt động dạy và học tiếng Anh còn nhiều bất cập, ảnh hưởng đến chất lượng dạy học bộ môn. Trang bị CSVC, thiết bị phục vụ dạy học môn tiếng Anh chưa đầy đủ; quản lý CSVC và TDBH còn chưa chặt chẽ, việc sử dụng, khai thác chưa cao; GV chưa thực sự định hướng, hướng dẫn tốt cho HSSV học tập nên chưa phát huy hết tính chủ động, sáng tạo, tích cực, phương pháp học tập đúng đắn dẫn đến kết quả học tập còn chưa đồng đều. Thời gian HSSV học tiếng Anh chủ yếu tập trung trên lớp, chưa đầu tư thời gian tự học ở nhà, tự luyện tập và tìm kiếm thông tin.

Xuất phát từ kết quả điều tra thực trạng và những tồn tại trong quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở trường CĐSP Ninh Thuận như trên, chúng tôi xin đề xuất một số biện pháp quản lý nêu ở chương 3 nhằm khắc phục những hạn chế đó, đồng thời nâng cao hơn nữa chất lượng dạy và học môn tiếng Anh trong nhà trường.

Chương 3

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh tại trường Cao đẳng sư phạm Ninh Thuận, tỉnh Ninh Thuận (Trang 73 - 76)