- Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch của GV tiếng Anh thường xuyên.Việc đánh giá kết quả hoạt động của tổ bộ môn sẽ làm cơ sở bình xét
3.2.7. Đổi mới công tác quản lý kiểm tra, đánh giá chất lượng giảng dạy tiếng Anh
giảng dạy tiếng Anh
Mục tiêu của biện pháp:
- Nhằm thúc đẩy hoạt động giảng dạy của giảng viên; giúp CBQL đánh giá đúng về năng lực, phẩm chất của giảng viên, đồng thời giúp giảng viên rèn luyện, phấn đấu vươn lên trong công tác và hoàn thành nhiệm vụ của mình;
- Nhằm đánh giá được chất lượng học tập của HSSV; giúp CBQL thấy rõ tình hình chất lượng đào tạo cụ thể về hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của SV trong nhà trường để từ đó chỉ đạo thay đổi, điều chỉnh hoạt động dạy học cho phù hợp và đạt hiệu quả cao nhất.
- CBQL dựa trên kết quả dạy và học tiếng Anh của GV và HSSV để xây dựng các tiêu chí đánh giá phù hợp với mục tiêu, yêu cầu của nhà trường trong từng giai đoạn cụ thể;
- BGH chỉ đạo Ban thanh tra Giáo dục phối kết hợp cùng với phòng ĐT &NCKH và tổ trưởng bộ môn xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá định kỳ hoặc đột xuất về chất lượng giảng dạy môn tiếng Anh. Đối tượng và nội dung đánh giá hoạt động dạy và học như sau:
+ Đối với GV: CBQL kiểm tra quá trình giảng dạy trên lớp của GV, việc soạn giáo án theo hướng đổi mới, dự giờ rút kinh nghiệm, tham gia sinh hoạt tổ chuyên môn, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HSSV, việc khai thác và sử dụng CSVC-TBDH, làm đồ dùng dạy học....
+ Đối với HSSV: CBQL cũng cần kiểm tra, đánh giá hoạt động học của HSSV như: động cơ, thái độ học tập môn tiếng Anh trên lớp và tự học ở nhà, việc chuẩn bị bài, tài liệu học tập, phương pháp học tập, chất lượng học tập, thái độ tham gia các buổi học tập, sinh hoạt ngoại khóa;
Cách thức thực hiện biện pháp:
- BGH giao cho Ban thanh tra Giáo dục, Phòng ĐT &NCKH và Tổ trưởng bộ môn tiến hành kiểm tra việc thực hiện kế hoạch kiểm tra, đánh giá chất lượng giảng dạy môn tiếng Anh của GV;
- Tổ trưởng chuyên môn và GVBM tiến hành kiểm tra đánh giá việc thực hiện nghiêm túc nội quy, quy chế của nhà trường đối với HSSV và kiểm tra, đánh giá hoạt động học của HSSV trên lớp và tự học ở nhà;
- Sau khi kiểm tra phải tiến hành đánh giá xếp loại chính xác giúp cho GV thấy được những mặt mạnh, mặt hạn chế của mình trong giờ dạy; thẳng thắn trao đổi rút kinh nghiệm những nội dung chưa đạt yêu cầu để từ đó các GV bộ môn có biện pháp khắc phục phù hợp, hiệu quả nhằm tạo sự hứng thú cho HSSV đối với môn học đồng thời cũng nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng giảng dạy bộ môn;
- Hiệu trưởng nhà trường thường xuyên nhắc nhở các CBGV và HSSV thực hiện đúng nhiệm vụ của mình trong buổi chào cờ đầu tháng; quán triệt cho GV luôn có ý thức đưa chất lượng giáo dục-đào tạo của nhà trường lên hàng đầu và đồng thời cũng tự khẳng định uy tín nghề nghiệp của bản thân mỗi GV nói riêng, của Tổ bộ môn và của nhà trường nói chung;
- CBQL cũng cần xây dựng cơ chế thi đua, khen thưởng về hoạt động dạy học tiếng Anh đối với cả GV và HSSV nhằm động viên, khuyến khích kịp thời những thành tích đạt được, đồng thời cũng có những biện pháp xử lý thích đáng, kịp thời đối với những trường hợp GV, HSSV không hoàn thành nhiệm vụ của mình và có kế hoạch bồi dưỡng các GV, HSSV đó;
- CBQL thực hiện việc kiểm tra, đánh giá phải khách quan, sát thực tế, đảm bảo an toàn và nghiêm túc, tránh hình thức; Ban Thanh tra giáo dục, Phòng ĐT &NCKH cùng Tổ trưởng bộ môn thường xuyên lên kế hoạch kiểm tra về hoạt động dạy học môn tiếng Anh trong nhà trường;
- CBQL cần phải theo dõi, lắng nghe, phát phiếu điều tra hoặc thăm dò các ý kiến phản hồi về chất lượng dạy và học môn tiếng Anh của GV và HSSV trong toàn trường để kịp thời bổ sung, điều chỉnh chuẩn đánh giá cho phù hợp với yêu cầu mới.