Vấn đề rèn luyện ý chí theo quan điểm của các nhà tâm lý học

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ý chí trong hoạt động học tập của sinh viên Khoa Tâm lý học Trường Đại học KHXH&NV (Trang 41 - 43)

- Mặt điều khiển/điểu chỉnh hành vi: ý chí điều khiển, điều chỉnh hành vi của con người Giúp con người đạt được động cơ, mục đích mà họ

1.4.2. Vấn đề rèn luyện ý chí theo quan điểm của các nhà tâm lý học

Vấn đề rèn luyện ý chí được nhiều nhà tâm lý học quan tõm nghiờn cứu.

Trong “Từ điển Tâm lý học”, Vũ Dũng (chủ biờn) cho rằng: “ý chớ của mỗi người phát triển trên cơ sở của những hành động có chủ định và phụ thuộc vào sự phát triển cơ thể, vào môi trường xó hội. í chớ phỏt triển trong hoạt động và đặc biệt bị chi phối bởi ảnh hưởng của giáo dục và tự giáo dục của mỗi cá nhân” [08; 422- 423]. Ý chí phát triển trong hoạt động và đặc biệt bị chi phối bởi giáo dục, gắn liền với sự phát triển tự ý thức của mỗi cỏ nhõn.

Để rèn luyện và phát triển những phẩm chất ý chớ cho cỏc quõn nhõn, trong cuốn “Tõm lý học quõn sự” do Nguyễn Ngọc Phú (chủ biên) đó nờu lờn cỏc biện phỏp sau:

- Thường xuyên nâng cao ý thức tự giác, xây dựng động cơ đúng đắn cho cán bộ và chiến sĩ.

- Không ngừng tích luỹ kinh nghiệm thông qua thực tiễn hoạt động quân sự.

- Tổ chức rốn luyện cỏc phẩm chất ý chớ cho quõn nhõn một cỏch hợp lý, khoa học theo yờu cầu của chuyờn mụn nghiệp vụ quõn sự.

- Phỏt huy tớnh tớch cực, tự giỏc, tự giỏo dục, tự rốn luyện ý chớ và phẩm chất ý chớ của mỗi quõn nhõn.

Phẩm chất ý chớ gắn liền với hành động ý chí. Do đó, muốn rốn luyện phẩm chất ý chớ phải tổ chức cỏc hành động phù hợp. Việc đề ra các mục tiêu cao cả, có ý nghĩa xó hội sõu sắc nhưng không được “hiện thực hoá” thông qua các hoạt động, hành động cụ thể thỡ cũng chỉ là “mục tiờu suụng”, là “hụ khẩu hiệu” chứ khụng cú tỏc dụng gỡ cả. Điều đó cho thấy, việc rèn luyện phẩm chất ý chí phải được thực hiện thông qua các hành động hết sức cụ thể, chi tiết. Phải bắt đầu từ những hành động đơn giản, những công việc đơn giản của mỗi cá nhân. Vỡ xột đến cùng, đơn vị cấu thành của bất cứ hoạt động nào bao giờ cũng là các hành động cụ thể. Vỡ thế, việc thực hiện cỏc hành động một cách triệt để cũng có nghĩa là một hoạt động cụ thể đó được thực hiện. Do đó phẩm chất ý chí phải được rèn luyện thông qua các hành động cụ thể, đơn giản.

Túm lại, muốn rốn luyện ý chớ phải thụng qua cỏc hành động từ đơn giản đến phức tạp. Để làm được điều đó việc xác định mục đích, động cơ đúng đắn trong hành động của mỗi cá nhân trên nền tảng của sự phát triển nhận thức cao là yếu tố hết sức có ý nghĩa vỡ ý chớ kết hợp nhuẫn nhuyễn giữa mặt nội dung và mặt đạo đức cao cả.

Việc rốn luyện ý chớ trong hoạt động học tập của sinh viên phải được bắt đầu từ việc xác định mục đích, động cơ học tập đúng đắn. Chỉ có xác định động cơ học tập đúng đắn, mỗi sinh viên mới huy động được sức mạnh của bản thân tiến hành các hành động khắc phục các khó khăn chiếm lĩnh hệ thống tri thức, kĩ năng, kĩ xảo tương ứng cho một nghề nghiệp cụ thể trong tương lai. Rèn luyện ý chí trong hoạt động học tập cũng phải bắt đầu từ những việc nhỏ như khắc phục khó khăn về thời tiết để đến lớp đều đặn đến những việc lớn như điều khiển bản thân tham gia đầy đủ các buổi thảo luận, học tập trên lớp, làm các bài tập, đọc tài liệu tham khảo, tham gia nghiên cứu khoa học v…v…

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ý chí trong hoạt động học tập của sinh viên Khoa Tâm lý học Trường Đại học KHXH&NV (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)