7. Cấu trúc của luận văn
2.2.2. Tính bi kịch
2.2.2.1. Có thể nói thơ Thanh Tâm Tuyền đậm tính bi kịch, có bi kịch cá nhân, bi kịch thời đại, một thời đại loạn li nhiều biến động. Bi kịch thơ Thanh Tâm Tuyền phải chăng xuất phát từ bi kịch cuộc đời của ông. Sinh ra tại thành phố Vinh - Nghệ An, sống và học tập ở Hà Nội rồi di cư vào Nam năm 1954, cuộc đời Thanh Tâm Tuyền là một chuỗi dài li hương, như con thuyền không bến đỗ. Hiệp định Gienève phân chia đất nước làm hai miền, thực chất là hai quốc gia đối kháng, hình ảnh Hà Nội, vẻ đẹp đất kinh kì ngàn năm văn hiến luôn đau đáu trong ông. Cuộc đời Thanh Tâm Tuyền có quê mà mấy lần được về quê, phương Nam, xét theo góc độ con người, dẫu sao cũng chỉ là quê hương thứ hai.
Đi theo lí tưởng cộng hoà, làm việc trong quân đội, Thanh Tâm Tuyền cũng phải chứng kiến những tổn thất của chiến tranh. Những hi sinh mất mát của chiến hữu, của đối phương, của cả những người dân bình thường vô tội... một người có lương tâm ai không đau xót. Chính cuộc đời, tính mạng ông cũng không có gì đảm bảo. Hơn thế nữa những thất bại của quân đội Việt Nam Cộng hoà, cũng tạo nên những ảm ảnh, ám ảnh về những thất bại, không rõ lắm nhưng đeo đuổi cuộc đời ông. Bên cạnh đó những xáo trộn của xã hội miền Nam Việt Nam với đôla Mỹ, văn hoá Mỹ, lối sống Mỹ... dù nhiều, dù sang nhưng cũng không thể đem lại cái bình yên tự tại cho lòng người. Tiếng súng, tiếng bom, những cái chết, những cuộc hành quân, những trận đánh... là những đe doạ thường trực không của riêng ai. Trong nước bất an, thế giới rối ren... khiến cuộc sống con người luôn thấp thỏm với những dự cảm chẳng lành, thế nên thơ Thanh Tâm Tuyền không mấy bài vui, cả khi thi sĩ nói Tôi
không còn cô độc thì đấy chính là lúc người muôn phần cô độc, cái cô độc rất con người.
Tính bi kịch trong thơ Thanh Tâm Tuyền thể hiện ở hai góc độ chính: Bi kịch "sứ mệnh anh hùng" (chữ của Thụy Khuê), khát vọng thay đổi thực tại và bi kịch con người đời thường.
2.2.2.2. Bi kịch sứ mệnh anh hùng, khát vọng thay đổi thực tại
Thanh Tâm Tuyền luôn ấp ủ một khát vọng thay đổi thực tại (chúng tôi xin phép không xét kĩ ở góc độ chính trị, ý thức hệ, bởi đây là vấn đề phức tạp. Quy mô luận văn không cho phép thực hiện vì không dễ dàng làm rõ trong một đôi lời). Một mặt Thanh Tâm Tuyền mong đợi chiến thắng để có sự thay đổi đáng kể như ông và các chiến hữu Việt Nam Cộng hòa kì vọng. Một mặt thực tế cuộc sống thời đại ông, dưới chế độ Cộng hoà, không được như người ta trông đợi. Không khí chiến tranh ngột ngạt, những chết chóc, thất bại, và tội ác chiến tranh... không cho phép con người lạc quan. Hình tượng trong thơ Thanh Tâm Tuyền xuất hiện nhiều con người mang khẩu khí anh hùng (Định nghĩa một bài thơ hay; Ôi anh em cộng hoà; Trưởng thành; Phiên khúc 20; Nhịp ba; Tên người yêu dấu; Bài ca ngợi tình yêu; Bằng hữu...).
Trong cái khẩu khí anh hùng, ông không thể nào che dấu được nỗi thất vọng hay dự cảm thất bại. Lúc này bi kịch Thanh Tâm Tuyền là khát vọng tự do, khát vọng vươn lên, hoàn thiện chính mình và cuộc đời, rộng hơn là khát vọng về những gì tốt đẹp... nhưng tất cả đều không như ý muốn. Trong bi kịch này, tiếng nói Thanh Tâm Tuyền có thể là tiếng nói của riêng mình nhưng ông thường nhân danh số đông, nhân danh khát vọng đổi mới.
Ám ảnh thứ nhất của Thanh Tâm Tuyền là nỗi buồn đau day dứt của một công dân nước nhược tiểu. Không như những nhà chính trị, Thanh Tâm Tuyền ý thức rõ nỗi tủi hờn của một con người nhược tiểu, đất nước mình vẫn là một quốc gia nhược tiểu. Ý thức để thay đổi, để chống lại cái nhược tiểu
chứ không hoàn toàn bi quan, buông xuôi. Nhưng đối diện với những thân phận nhược tiểu thi nhân như thấy mình trong đó. Mang sứ mệnh anh hùng mà không thể đổi thay ngay lập tức, Thanh Tâm Tuyền bất lực trước nỗi đau đồng loại, nỗi đau chính mình:
Andalousie đói quên khiêu vũ Việt Nam ốm yếu quên ca dao
(Ôi anh em cộng hoà)
Một "Việt Nam ốm yếu", nhiều người cho rằng phải chăng đó là sự phản trắc của kẻ nói xấu quê hương, sỉ nhục quốc thể. Nhưng không, hãy nhìn vào sự thật, hãy công bằng với lịch sử, nhân dân Việt Nam anh hùng, điều đó không ai phủ nhận. Lịch sử Việt Nam đáng tự hào, không ai có thể bác bỏ, chắc chắn Thanh Tâm Tuyền cũng nghĩ vậy. Nhưng từ xưa tới nay cái nghèo cái đói đeo đuổi, một quốc gia nhỏ bé như chúng ta luôn phải chống đỡ biết bao kẻ thù xâm lăng, nếu hùng cường chắc ít kẻ thù dám lăm le dòm ngó. Trong tập Tôi không còn cô độc Thanh Tâm Tuyền nhiều lần nhắc đến từ
"cuộc đời nhược tiểu":
cuộc đời nhược tiểu cuộc đời nhược tiểu nói thầm với nhau
(Vĩ tuyến)
chắc các anh chưa đọc bài thơ nào đời nhược tiểu
(Ôi anh em cộng hoà)
''Cuộc đời nhược tiểu'' là một ám ảnh trong thế giới quan của Thanh Tâm Tuyền. Từ cái nhược tiểu của một kiếp người đến nhược tiểu của một đất nước luôn làm ông day dứt. ''Cuộc đời nhược tiểu'' chỉ có thể nói thầm với nhau, nói với nhau bằng niềm đau, "tim rách nát’’, bằng sự rụt rè, bằng sự "giận dữ’' chua chát, bằng "yêu thương’’, "đằm thắm’’...
Sứ mệnh anh hùng khiến Thanh Tâm Tuyền không thể không đau xót cùng nỗi đau của người da đen - những kiếp nhân sinh luôn bị hắt hủi, bị đồng loại xem thường và đối xử bất công. Vì màu da anh đen nên cuộc sống anh tăm tối, không gian đen bao phủ cuộc đời anh:
Một người da đen một khúc hát đen Bầu trời đen sâu khôn cùng
Những dòng nước mắt
Xé nát thân thể bằng tiếng kèn đồng
Bằng giọng của máu của tuỷ của hồn bắt đầu ngày tháng (Đen)
Nhà phê bình Thụy Khuê đã đánh giá cao tư tưởng nhân văn của Thanh Tâm Tuyền như sau: ''Nhà thơ không đứng ngoài để tả chân về một người nghệ sĩ da đen, ông đã nằm trong da, trong thịt, trong máu, trong nước mắt, trong tiếng kèn của người nghệ sĩ để phóng ra những âm thanh, những hình ảnh khốc liệt của một khúc hát đen, trong bầu trời đen, với những giòng nước mắt xé nát thân thể bằng tiếng kèn đồng, trên mầu da nức nở. Ở ngoài không thể làm được như thế, phải ở trong, sâu mới đi đến kiệt cùng, đến thế. (...) toát ra tính chất bất kỳ, phi lý của mầu da, của người dân nhược tiểu không có quyền lựa chọn'' [33; 75].
Đó không chỉ là nỗi đau của người nghệ sĩ da đen thổi kèn, mà là nỗi đau nhân loại, nỗi đau không của riêng ai. Bi kịch của người da đen kia có gì khác bi kịch của những thân phận nhược tiểu Á châu? Không khác gì! Bởi đó là nỗi đau chung của những người bị kì thị. Vậy nên không thể, không cho phép ai có nhìn miệt thị đồng loại dù họ màu da gì, đẳng cấp nào... nhưng than ôi cuộc đời vẫn hắt hủi những con người vô tội, màu da, dân tộc... có ai được lựa chọn bao giờ.
không lui bước. Không từ bỏ sứ mệnh của mình dù khó khăn, dù tạm thời thất bại, người đã chiến đấu chống lại số phận, chống lại lưỡi hái tử thần, đó chính là sự thể hiện tận cùng khát vọng sống, khát vọng chiến đấu. Không thể chết, không chịu thua số phận, dù còn sống là còn khổ đau. Bi kịch Thanh Tâm Tuyền còn là bi kịch phải sống, sống trong đau khổ mà nuôi hi vọng chiến thắng cuộc đời, chiến thắng định mệnh:
Không không tôi không trút hơi thở đêm nay Mặc thần chết đứng múa trên đầu lưỡi Không không tôi chối lậy cả hai tay Tôi còn muốn sống còn muốn sống Vì lòng tôi chứa chan đau khổ Vì hồn tôi tràn trề chua cay
(Đừng bắt tôi từ biệt)
Có thể nói bi kịch kẻ mang sứ mệnh anh hùng là bi kịch lớn, bi kịch cho hết thẩy mọi người, bi kịch ấy mang tầm nhân loại. Thanh Tâm Tuyền đau đáu vấn đề nhân sinh, nhân bản. Tính bi kịch càng được đẩy lên cao trào vì ông biết rằng khó lòng xoá bỏ những đau thương cho những con người khốn khổ, càng đấu tranh người càng sa vào tuyệt vọng, càng thất bại người càng cất cao tiếng nói lương tâm. Bi kịch của kẻ mang sứ mệnh anh hùng bắt nguồn từ thời đại, một thời đại đầy những biến động thảm khốc, con người phải sống trong những thấp thỏm âu lo, thời đại mà muôn vàn bi kịch cá nhân tạo nên bi kịch chung cho cả loài người. Thơ Thanh Tâm Tuyền không thể đặt ngoài dòng chảy cuộc sống, trái tim Thanh Tâm Tuyền cũng không thể đặt ngoài nhịp độ dao động của trái tim đồng loại.
2.2.2.3. Bi kịch trong cuộc sống đời thường
Bi kịch trong cuộc sống đời thường là những mâu thuẫn tự bản thể, trong bản ngã con người tác giả. Đó là bi kịch tình yêu, bi kịch sống, là nỗi cô đơn của chính mình, là nỗi đau cho một con người, một sự vật... Thanh Tâm
Tuyền luôn quan tâm đến mọi người, đến thế giới xung quanh mình. Bi kịch trong cuộc sống đời thường gắn với những gì riêng tư, nhỏ bé. Lẽ dĩ nhiên bi kịch đời thường vẫn có khả năng điển hình cho một loại tâm trạng, cảm xúc nào đó nhưng không được khái quát mà cụ thể, sinh động và đa dạng.
Nói đến bi kịch đời thường trong thơ Thanh Tâm Tuyền trước hết phải nói đến bi kịch tình yêu. Tính đến thời điểm tập Tôi không còn cô độc ra đời, Thanh Tâm Tuyền vẫn mới là chàng trai tuổi đôi mươi. Chàng trai trẻ mang tâm hồn thi sĩ yêu đương mãnh liệt bằng tất cả trái tim mình. Phải chăng bi kịch tình yêu của Thanh Tâm Tuyền bắt đầu từ những đổ vỡ, chia li trong tình yêu. Trong thơ tình Thanh Tâm Tuyền xuất hiện hình tượng Liên, tên một người con gái. Theo lời kể của Vũ Đức Tân, đó là cô hàng xóm thời trẻ của Thanh Tâm Tuyền, sau này cũng chuyển vào miền Nam. Chưa thấy tài liệu nào nói về mối tình của Thanh Tâm Tuyền với Liên nhưng qua thơ ông, ta thấy rõ tình yêu mà Thanh Tâm Tuyền dành cho Liên không được đáp đền hoặc Liên còn đang ở một nơi nào xa lắm. Liên xuất hiện nhiều lần trong thơ như một ám ảnh nghệ thuật, một tín hiệu thẩm mĩ quan trọng. Cũng như trong thơ L. Aragon (1897 - 1982) nhà thơ nổi tiếng người Pháp, hình tượng Elsa giữ vai trò đặc biệt quan trọng, nó chi phối cảm hứng và truyền tải tư tưởng nhà thơ. Hình ảnh đôi mắt Elsa, bàn tay, giọng nói, đôi môi, mái tóc... mang ý nghĩa biểu tượng sâu sắc:
Đó là vào chính giữa lúc bi kịch của chúng ta
Vào trong môt ngày dài ngồi ben chiếc gương của nàng Nàng chải mái tóc vàng tôi tưởng như thấy
Đôi bàn tay kiên trì của nàng làm dịu một đám cháy Đó là vào chính giữa lúc bi kịch của chúng ta
(Elsa ngồi trước gương)
(Liên Đêm Mặt trời tìm thấy), ta đã thấy được Thanh Tâm Tuyền dành cho người yêu những tình cảm tha thiết nhường nào. Nhưng cũng ngay ở tên bài thơ và tập thơ ta cũng đã thấy màu sắc bi kịch trong tình yêu ấy. Tình yêu với Liên không phải nảy nở trong những ngày yên bình mà trong thời chia cách.
Thời đại chia cách hay hai người chia cách, ta không thể biết, nhưng chắc rằng đó là một tín hiệu không vui cho một mối tình. Rồi "Liên", như một nỗi niềm mà tác giả ấp ủ, tồn tại ngay trong không gian "Đêm" - đêm nhưng vẫn hi vọng "tìm thấy mặt trời''. Nhân vật trữ tình luôn gọi tên Liên những lúc cô đơn, những lúc buồn đau thất vọng, không lúc nào nguôi nhớ đến Liên:
tôi sống thường trực bằng hình ảnh Bài thơ này tôi viết trong giấc mơ của một người con gái tên Liên
(Hình ảnh)
Nhưng rồi Liên vẫn chỉ là cái tên mà nhà thơ mãi gọi trong mỏi mòn chờ đợi, và trong khắc khoải nhớ nhung, rất nhiều lần cái tên ấy được viết hoa một cách trang trọng:
Anh gọi thầm một mình
Trong giấc mơ phủ làn tóc biếc Anh biết anh gọi thầm một mình LIÊN
(Liên những bài thơ tình thời chia cách)
Không chỉ những lúc nhớ nhung, ngay cả khi Thanh Tâm Tuyền day dứt niềm đau Tổ quốc thì người vẫn gọi tên Liên, gọi một cách tha thiết - tha thiết yêu và tha thiết đau:
Hỡi Liên những Liên và Liên
Chẳng là anh ngông cuồng kiếm tìm tổ quốc vậy em biết không. Mà tổ quốc ngàn đời nín thở vì trời thì xanh mà khổ đau nói sao cho hết.
Trong tình yêu Thanh Tâm Tuyền luôn mang một dự cảm bất an, dù bên cạnh người yêu, dù hiện thực chỉ có hai người, nhưng thi sĩ cảm giác bầu trời rồi sẽ chao đảo, mọi vật mất thăng bằng và cuốn đi tất cả. Hi vọng mong manh có thể nào tồn tại:
Anh sợ những cột đèn đổ xuống Rồi dây điện cuốn lấy chúng ta Bóp chết mọi hi vọng
Nên anh dìu em đi xa
(Dạ khúc)
Thi sĩ muốn tìm đến một nơi bình yên nhất, nhưng có nơi nào bình yên khi lòng người xao xác những con sóng. Điều đáng sợ nhất chính là những thấp thỏm lo âu của cõi lòng, chính vì vậy ngay cả khi hôn em đắm đuối, nụ hôn cũng không còn ngọt ngào hương vị tình yêu mà trái lại "môi em như mật đắng", cấu vào hồn anh bằng những "móng vuốt thương đau". Đến công viên người thấy vẫn còn chông chênh lo sợ, người lại đưa người yêu vào quán rượu mong tìm thấy chút không khí Paris hay để quên đi thực tại. Để làm được điều ấy người nguyện làm "thằng điên khùng". Nhưng trong cái thế giới ấy người chẳng thể nào tìm được chốn nương thân, ngày mai những giày vò phiền phức đang đón đợi:
Thôi em hãy đứng dậy
người bán hàng đã ngủ sau quầy anh đưa em đi trốn
những giày vò ngày mai
(Dạ khúc)
Mặc dù Thanh Tâm Tuyền cao giọng ca bài ca Tôi không còn cô độc, trong một bản hợp xướng du dương., mặc dù những con người đi tìm tự do hạnh phúc, đi tìm những điều tốt đẹp ca hát bên nhau, họ thấy mình "không
còn cô độc", nhưng ngay trong hi vọng lại nảy mầm thất vọng. Những trạng thái cảm xúc phức hợp đan xen nhau:
Niềm vui hội ngộ:
mùa xuân bình minh vầng trán mùa xuân tinh con ngươi
mùa xuân mềm mái tóc làn môi
Rồi nỗi buồn đau cô đơn xâm chiếm:
Chúng tôi cùng cô độc
người yêu tôi mãi chết phương xa
Bi kịch diễn ra ngay lúc người hi vọng nhất, lúc mà thi sĩ nghĩ rằng mình ''không còn cô độc'', và trên cõi đời ''không còn ai cô độc". Cái cô đơn cô độc đã trở thành dĩ vãng. Hiện tại "mọi người thành thi sĩ" đi dự hội xuân vui, đi tìm miền đất tự do. Nhưng sau giây phút đó người đã chối bỏ tất cả, chối bỏ cả cái danh hiệu mà người hằng rất tự hào, thi sĩ:
tôi chết và chối từ đừng ai gọi tôi là thi sĩ
Trong thơ Thanh Tâm Tuyền xuất hiện những hình ảnh "đứa trẻ bị hắt hủi" (Từ chối), rồi "hôm nay quê hương từ bỏ", "anh ngông cuồng tìm kiếm tổ quốc (...) Mà tổ quốc ngàn đời nín thở", trong tình yêu thì nỗi buồn hay mặc cảm chia li vẫn luôn ám ảnh chàng, mối quan hệ bỗng trở nên mong manh, từ thân phận tình yêu mà ta thấy sự tội nghiệp trong thân phận một con người. Luôn thấp thỏm lo âu, trái tim bị những tổn thương vô hình chi phối Thanh Tâm Tuyền không bao giờ được vui những niềm vui trọn vẹn: "giữa chúng ta,