Tu từ trong thơ

Một phần của tài liệu Thi pháp thơ thanh tâm tuyền qua hai tập tôi không còn cô độc và liên, đêm, mặt trời tìm thấy luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 127 - 139)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2.2.Tu từ trong thơ

3.2.2.1. Các so sánh ẩn dụ, hoán dụ...

3.2.2.1.1. So sánh trong thơ

So sánh là "phương thức biểu đạt bằng ngôn từ một cách hình tượng dựa trên cơ sở đối chiếu hai hiện tượng có dấu hiệu tương đồng nhằm làm nổi bật

đặc điểm, thuộc tính của hiện tượng này qua đặc điểm của hiện tượng kia. [16; 237]. Theo đó so sánh thường có hai vế, vế được so sánh và vế dùng để so sánh, chúng được nối kết bởi một quan hệ từ chỉ mức độ (như, giống, bằng, không bằng, thua...). Khi so sánh người ta bao giờ cũng đặt sự vật hiện tượng trong một quan hệ, một tiêu chí (còn gọi là phương diện so sánh)... nhất định. So sánh nhằm nhiều mục đích như tạo hình, biểu hiện tính chất cho sự vật hiện tượng:

Chòng chành như nón không quai

Như thuyền không lái như ai không chồng

(Ca dao)

Qua so sánh người ta phát hiện ra những thuộc tính của sự vật một cách bất ngờ thú vị, phát huy trí tưởng tượng cao độ trong sáng tạo và tiếp nhận văn học, chẳng hạn câu thơ của Trần Đăng Khoa:

Ngoài thềm rơi chiếc lá đa

Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng (Đêm Côn Sơn)

Thơ Thanh Tâm Tuyền rất nhiều các hình ảnh so sánh, có thể nói so sánh là một biện pháp tu từ mà nhà thơ sử dụng thường xuyên nhất. Hình thức so sánh trong thơ Thanh Tâm Tuyền khá quen thuộc, có lối so sánh khuyết phương diện, có lối so sánh đảo, có so sánh trùng điệp... Nhưng thơ Thanh Tâm Tuyền vẫn có phong cách riêng, sở trường riêng.

Thanh Tâm Tuyền sử dụng nhiều lối so sánh trùng điệp, so sánh nhiều lớp giúp người đọc hình dung ra những đặc điểm, tính chất, trạng thái sự vật:

Anh xô ngã em từ chóp đỉnh hạnh phúc Khuôn mặt vỡ tan

Như cẩm thạch Như nước mắt Như muôn đời Không hối hận

(Đêm)

Chú ý những hình ảnh dùng để so sánh với ''khuôn mặt vỡ tan'', ta thấy sự vật thứ nhất: "như cẩm thạch", chỉ tính chất tan nát của vật lí học, không còn gì nguyên vẹn, "như nước mắt" lại chuyển sang một trạng thái khác, nỗi đau. Rồi "như muôn đời - không hối hận" nói lên sự quyết liệt trong hành động xô ngã em từ chóp đỉnh hạnh phúc, tuy hai hình ảnh được so sánh và dùng để so sánh ấy không mấy ăn nhập với nhau nhưng cũng đủ làm rõ điều nhà thơ muốn nói. Thanh Tâm Tuyền nhiều lần mở rộng vế dùng để so sánh như vậy.

Những hình ảnh dùng để so sánh trong thơ rất bình thường giản dị nhưng được nhà thơ làm mới bằng những kết hợp xa lạ, tạo nên những liên tưởng bất ngờ thú vị:

Với máu trong tim

Chảy nhanh như máy móc đau ốm (Đêm)

Trong hình ảnh so sánh trên ta được thấy nét tương đồng qua nét dị biệt và sắc thái biểu cảm của câu thơ. Nét tương đồng là "chảy nhanh", giữa hai sự vật: "máu'' và ''máy móc'' đều nhanh nhưng là ''máy móc đau ốm", nó thể hiện trạng thái mệt mỏi, một cuộc sống khô khan đơn điệu của con người. Những hình ảnh Thanh Tâm Tuyền sử dụng để so sánh là những hình ảnh cụ thể lấy từ cuộc sống đời thường, những gì chúng ta có thể nhìn thấy sờ thấy và nghe thấy để làm nổi bật, làm rõ đối tượng cần được so sánh (cũng là những sự vật cụ thể, hữu hình). Nhưng khi hai cái hiện thực hữu hình ấy kết hợp với nhau lại tạo nên cái vô hình, trừu tượng. Nói cách khác những cái vốn cụ thể đã được nhà thơ trừu tượng hoá: "gót chân" là cụ thể, "mầm vừa nhú" là cụ thể nhưng "ngón chân tròn như mầm vừa nhú'' lại trừu tượng. Tưong tự như vậy chúng tôi có bảng thống kê biểu hiện đặc tính trên như sau:

(cụ thể) (cụ thể)

Mắt biếc vòng chân trời thăm thẳm

Mắt biếc mắt biếc/ tròn như vòng chân trời thăm thẳm (Mắt biếc)

Anh đốt dần xác thịt cành mọn Anh đốt dần xác thịt như cành mọn (Sầu khúc 4)

Cuộc đời vết chém Cuộc đời như vết chém (Sầu khúc 3)

trói lại bằng tóc xoã hồn em ngơ ngác Hãy trói lại bằng tóc xoã như hồn em ngơ ngác (Sầu khúc 1) nụ cười sóng truyền Và nụ cười như sóng truyền

(Nguyên)

Sợi tóc đen một tiếng cười Sợi tóc đen như một tiếng cười (Bài thơ của tháng giêng)

tiếng hát Quá khứ Có tiếng hát sâu dầy như quá khứ (Chiều phi trường)

Điếu thuốc cháy

trên môi người bạn chết (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Điếu thuốc cháy trên môi như một người bạn chết (Bài hát buồn)

Môi em móng sắc thương đau

Ôi môi em như mật đắng/ như móng sắc thương đau (Bao giờ)

Da trắng tiếng hát ở trên trời Da trắng như tiếng hát ở trên trời (Đêm 3)

Vội vàng Sóng say Vội vàng như sóng say (Đêm 8)

3.2.2.1.2. Ẩn dụ

Từ thời Aristote, ẩn dụ đã được áp dụng. Trong cuốn Nghệ thuật thi ca, Aristote cho rằng: ngôn từ muốn đẹp thì người nghệ sĩ phải tránh sự tầm thường, đơn điệu, nhạt nhẽo. Ẩn dụ sẽ giúp người nghệ sĩ tránh được sự nhàm

chán, quen thuộc và đem đến chiều sâu cho tác phẩm. Như vậy ẩn dụ có mặt trong mọi địa hạt của văn chương. Người nghệ sĩ sử dụng ẩn dụ nhằm tăng tính đa nghĩa, kích thích tính “đồng sáng tạo” của bạn đọc. Theo Từ điển thuật ngữ văn học, ẩn dụ là "phương thức tu từ dựa trên cơ sở đồng nhất hai hiện tượng tương tự, thể hiện cái này qua cái kia, mà bản thân cái được nói tới thì giấu đi một cách kín đáo" [16; 11]. Thụy Khuê đã chỉ ra những đặc trưng cơ bản của ẩn dụ như sau:

''1. Ẩn dụ là phương pháp chuyển nghĩa áp dụng cho các danh từ, biến chúng từ chức năng định danh sang chức năng định hình.

2. Ẩn dụ khỏa lấp những thiếu sót ngữ nghĩa trong ngôn ngữ bình thường. 3. Ẩn dụ vay mượn ngôn ngữ để làm giàu ngôn ngữ.

4. Ẩn dụ mang vào ngôn ngữ yếu tố lạ, làm mới ngôn ngữ. 5. Ẩn dụ dựa trên tương quan tương đồng giữa các sự vật. 6. Ẩn dụ là so sánh cộng thêm yếu tố bất ngờ để gây cảm xúc.

7. Ẩn dụ làm cho câu thơ trở nên nhập nhòe, nhiều ý nghĩa" [33; 26].

Trải qua thời gian phương thức ẩn dụ không mấy biến đổi nhưng hình ảnh, chất liệu và phong cách mỗi thời đại mỗi khác, mỗi tác giả cũng có những sắc thái biểu cảm riêng. Thanh Tâm Tuyền là nhà thơ hiện đại, là người có ý thức đổi mới và sáng tạo văn học nên ẩn dụ trong thơ ông cũng nhiều đặc sắc. Ẩn dụ trong thơ Thanh Tâm Tuyền ngoài ẩn dụ ngôn ngữ cần nói đến ẩn dụ nghệ thuật, chúng tôi chủ yếu tìm hiểu về mặt cấu trúc và chất liệu đặc trưng của phép ẩn dụ nghệ thuật trong hai tập thơ Tôi không còn cô độcLiên, Đêm, Mặt trời tìm thấy.

Đầu tiên cần nói đến những ẩn dụ rút gọn trong một cụm từ nhằm diễn đạt một đối tượng: "nắng thuỷ tinh"; "đứa nhỏ linh hồn"; "con chó đói không màu"; "nước đen sâu thao thức"; "từng chuỗi cuộc đời"; "ngực cháy lửa"; "mở cửa trái tim"... (Phục sinh) "giọt lệ pha lê"; "trận bão cơn điên" (Của

Duy Thanh)"cuộc đời tối tăm''; "thành phố đau"; "rực rỡ nhớ thương" (Liên những bài thơ tình thời chia cách)"ngọt hiền măng sữa"; "cười tiếng suối" (Người yêu)... Bên cạnh đó ẩn dụ trong một cấu trúc hoàn chỉnh cũng được nhà thơ sử dụng khá nhiều, đó là một câu đơn, câu nhiều thành phần...

- đêm ngã xuống khoảng thì thầm tội lỗi (Phục sinh)

- anh mang nhốt tự do vào công trường máu xương/ giam hoà bình trong trại tập trung địa ngục (Mắt biếc)

- quá khứ chết đi không một lần than tiếc/ hôm nay thiếp dưới lần chăn gai (Tình cờ)

- mặt trời kêu xuống thái dương những mầu ánh sáng thơm (Chim) - Cuộc đời cứ mở tròn những con mắt thản nhiên nhìn tội lỗi (Đêm 5) (...)

Phép ẩn dụ còn được Thanh Tâm Tuyền thực hiện qua một hình tượng xuyên suốt bài thơ, làm cho bài thơ là một ẩn dụ toàn diện: Mắt biếc; Kiến trúc; Hoa; Chim; Mai; Cỏ; Đêm; Li nước trong (Đoản khúc), Tĩnh vật, Đen...

Thường Thanh Tâm Tuyền sử dụng những chất liệu xa lạ với nhau để thực hiện một phép ẩn dụ, người đọc sẽ ngỡ ngàng trước sức liên tưởng táo bạo của thi sĩ nhờ vậy hình ảnh ẩn dụ trong thơ ông có chiều sâu sáng tạo. Bằng tài năng nhà thơ đã thực sự làm mới ngôn ngữ thơ, làm mới phép ẩn dụ bằng những chất liệu không trộn lẫn vào đâu, màu sắc siêu thực đi vào từng con chữ, ở đó ta chỉ có thể nhấm nháp mà thưởng ngoạn từng hình ảnh thơ vừa quen vừa lạ:

- Đừng vội ném chuỗi cười xuống huyệt lạnh (Sầu khúc 1) - tiếng kèn rách vô hình dáng(Đêm 9)

- Tương lai thét đớn đau (Đêm 9)

- anh mang nhốt tự do vào công trường máu xương(Mắt biếc) - những bước đi văn nghệ chim sẻ (Chim)

3.2.2.1.3. Hoán dụ

Tương tự như ẩn dụ, hoán dụ trong thơ Thanh Tâm Tuyền cũng được sử dụng với mật độ khá cao. Thủ pháp hoán dụ có nhiều nét đặc sắc nhờ sự tương giao với ẩn dụ. Theo Từ điển thuật ngữ văn học, hoán dụ là "phương thức chuyển nghĩa tu từ, trong đó, đối tượng này được gọi bằng từ vốn chỉ một đối tương khác nhờ một quan hệ lôgic, vật chất, lịch sử hay thói quen đã liên kết hai đối tượng lại" [16; 126]. Thuỵ Khuê cho rằng ngoài sự khác biệt ẩn dụ và hoán dụ có những tính chất giống nhau:

1. Rút gọn lời nói và tạo hình.

2. Vay mượn ngôn ngữ để làm giàu ngôn ngữ.

3. Mang vào ngôn ngữ những yếu tố lạ, tạo bất ngờ, do đó gây cảm xúc [33]. Do vậy trong thơ Thanh Tâm Tuyền có bộ phận giao thoa giữa ẩn dụ và hoán dụ, có thể nói khó mà phân biệt đó là thủ pháp gì nhưng thực chất đó là loại tu từ kết hợp cả ẩn dụ và hoán dụ. Trường hợp này không hiểm trong tiếng Việt, chúng ta từng bắt gặp câu thơ của Nguyễn Du trong Độc Tiểu Thanh kí: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chi phấn hữu thần liên tử hậu Văn chương vô mệnh lụy phần dư

Nếu hiểu "son phấn" (chi phấn) nói về sắc đẹp của người phụ nữ thì đó là ẩn dụ, nếu xem "son phấn" là một phần, là phương tiện làm đẹp mà người phụ nữ quý tộc lúc nào cũng có thì đó là hoán dụ. Thơ Thanh Tâm Tuyền cũng nhiều hiện tượng giao thoa như vậy:

không gian tâm hồn trong nhà ngục tâm hồn thế giới nói thêm lời hoa cỏ thiên nhiên

(Mặt trời)

Rõ ràng "không gian tâm hồn", "nhà ngục tâm hồn" là những ẩn dụ cho một thế giới, cho một môi trường nhưng cũng có thể hiểu nó là một hoán dụ cho cuộc sống của một con người bởi tâm hồn là một phương diện trong đời

sống con người. Cũng như vậy hình ảnh "trái tim ngọn lửa xanh" là một biện pháp tu từ kép, có thể hiểu trái tim như ngọn lửa xanh (phép so sánh ngầm) nhưng trái tim cũng nhằm chỉ một con người. Hay "núm lưỡi lửa cháy tan lời ái ân" (Đêm 8) vừa là ẩn dụ cho sức mạnh của lời nói ma quái, quyến rũ... vừa chỉ một con người. Những hình ảnh như: "Nét nhạc xanh cung thương đen''/ "Tiếng kèn rách vô hình dáng "/ "Hai cánh tay quằn quại hai con trăn hiền lành", "rưng rưng bắp tay hải cảng"... vừa lấy cái bộ phận chỉ cái toàn thể vừa mang ý nghĩa tượng trưng mang màu sắc siêu thực.

Hoán dụ trong thơ Thanh Tâm Tuyền nhiều khi có cấu trúc mở rộng, một hình ảnh được hoán dụ nhiều lần bằng những đối tượng khác nhau tạo nên những lớp ngôn từ như những đợt sóng giúp độc giả tìm thấy ở đối tượng được nói tới nhiều đặc tính. Có thể tìm thấy không ít những cấu trúc mở rộng bằng thủ pháp hoán dụ:

Trang sách khởi đầu viết mắt người cần ánh sáng môi người cần mặt trăng bàn tay đòi mặt trời và ngực em tự do

(Bài ca ngợi tình yêu 3)

Những mở rộng như vậy, kết hợp với phép điệp cú pháp, tạo nhạc tính và nhấn mạnh nội dung tư tưởng, cảm xúc nhà thơ, những khát vọng mãnh liệt của hình tượng. Toàn thân ''người'' sống dậy cảm xúc: ''mắt'', ''môi'', ''bàn tay'', ''ngực'' hướng tới những gì trong sáng cao đẹp: "ánh sáng'', ''mặt trăng'', ''mặt trời'', ''tự do''. Hay ở một đoạn thơ khác chức năng biểu cảm trong thơ cũng vậy, nhấn mạnh những cung bậc cảm xúc của thi nhân:

Cửa sổ trời những mắt chưa quen Trán hoang đồng cỏ

Đi qua những thành phố đầy tim (Của em)

Trong phép hoán dụ của Thanh Tâm Tuyền ta bắt gặp những chất liệu mới, những cách diễn đạt mới, đó là sản phẩm của thời đại tượng trưng - siêu thực, những hình ảnh có sức gọi mời độc giả, không thể lí giải, không thể cắt nghĩa:

- mắt ai cười sao vỡ (Tình yêu giữa đám đông) - viền cỏ/ bồng tóc nâu (Hoa)

- trái tim ngọn lửa xanh/ áo mùa đông /ngón tay út ngây thơ nền vải

(Của em)

- Tiếng cười tan thành khói trên những búp tóc rối (Đêm 6) - Núm lưỡi lửa cháy tan lời ân ái (Đêm 8)

(...)

Ẩn dụ, hoán dụ trong thơ Thanh Tâm Tuyền làm nên nét đặc sắc trong thơ ông, về cách thức không có khác biệt nhiều so với những tác giả khác nhưng chất liệu và cách diễn đạt mang đặc trưng Thanh Tâm Tuyền, không trộn lẫn. Đây cũng chính là một phần trong nỗ lực làm mới, cách tân ngôn ngữ thơ Việt. Chúng tôi không đi vào phân tích những biểu hiện cụ thể của các thủ pháp nghệ thuật mà cố gắng tìm ra nét phổ quát nhất, nét đặc trưng nhất của thơ Thanh Tâm Tuyền.

3.2.2.2. Các điệp từ, điệp ngữ... trong thơ

Điệp ngữ là "một hình thức tu từ có đặc điểm: một từ, cụm từ, câu hoặc đoạn thơ văn được lặp lại với dụng ý nhấn mạnh hoặc gây ấn tượng cho người đọc người nghe" [16; 103]. Từ xưa trong những câu ca dao, những làn điệu dân ca các tác giả dân gian đã có ý thức dùng phép điệp với tư cách là một thủ pháp nghệ thuật tạo nên nhiều hiệu quả thẩm mĩ:

Nhớ ai ai nhớ bây giờ nhớ ai?

(Ca dao)

Đại thi hào Nguyễn Du trong Truyện Kiều cũng có những vần thơ tuyệt mĩ sử dụng phép điệp một cách thuần thục:

Khi tỉnh rượu, lúc tàn canh, Giật mình mình lại thương mình xót xa

Trong thơ ca hiện đại phép điệp cũng được sử dụng phổ biến, có những tác giả sử dụng phép điệp như một cách tân làm mới thơ ca, tạo nên tính nhạc và âm điệu mới:

Tôi nhất thích công tác ở quả đất mùa Miền miền sầm uất thị thành mùa Bộ hành như giáo mác tủa mùa Tàu mùa tấp nập còi mùa

(Mùa sạch - Trần Dần)

Trong hai tập Tôi không còn cô độcLiên, Đêm, Mặt trời tìm thấy

phép điệp được Thanh Tâm Tuyền sử dụng khá nhiều, hình thức điệp đa dạng và linh hoạt. Rõ ràng Thanh Tâm Tuyền đã ý thức rất cao thủ pháp này, so với thơ ca truyền thống (ca dao - dân ca, thơ ca trung đại, Thơ mới...) thơ ông đã có nhiều cách tân trong thủ pháp điệp, đầu tiên phải nói đến phép điệp giãn cách, mỗi lần điệp lại một đơn vị cú pháp bài thơ được chia ra các bộ phận như một khổ thơ: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nói thầm với nhau bằng bàn tay

người nằm đường ngăn trên trán đau nói thầm với nhau

bằng vuốt ve

người nằm đường ngăn tim rách nát (Vĩ tuyến)

Cũng tương tự như vậy ở bài thơ Li nước trong (Đoản khúc) phép điệp chia 6 dòng thơ làm 3 khổ đều đặn, ba phần của bài thơ còn có chung một kết cấu cú pháp, câu thơ mang âm hưởng của một bài thơ haikư, phù hợp với một vấn đề triết lí nhân sinh:

Là người mình yêu Bên những miền xứ chết Là đường con tim

Trên bàn tay quên lãng Là trí nhớ không

Trong thời gian bất tỉnh

Có thể nói phép điệp ngữ ở vị trí đầu dòng thơ, điệp một từ, một cụm từ, điệp cú pháp là hình thức phổ biến nhất trong hai tập thơ. Những hình thức

Một phần của tài liệu Thi pháp thơ thanh tâm tuyền qua hai tập tôi không còn cô độc và liên, đêm, mặt trời tìm thấy luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 127 - 139)