7. Cấu trúc của luận văn
1.2.1. Nguyễn Xuân Sanh và nhóm Xuân Thu nhã tập
Xuân Thu nhã tập ra mắt bạn đọc vào năm 1942, là một tập hợp thơ, văn, nhạc, hoạ của những văn nghệ sĩ có cùng tâm huyết gồm nhà giáo Nguyễn Lương Ngọc, các nhà thơ Đoàn Phú Tứ, Nguyễn Xuân Sanh, Phạm Văn Hạnh, hoạ sĩ Nguyễn Đỗ Cung, nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát. Xuân Thu nhã tập tiếp tục con đường của Thơ mới nhưng đã có dấu hiệu "chệch quỹ đạo". Họ chống lại lối mòn mà Thơ mới đã khai thác họ là người bắc nhịp cầu từ Thơ mới sang thơ hiện đại. Nói đến Xuân Thu nhã tập là ta nói đến Buồn xưa, Bình tàn thu, Hồn ngàn mùa... của Nguyễn Xuân Sanh, Màu thời gian
của Đoàn Phú Tứ, Thư thơ, Người có nghe, Giọt sương hoa... của Phạm Văn Hạnh, Bức tranh vẽ gốc cây già trổ hoa của Nguyễn Đỗ Cung, bản nhạc Màu thời gian của Nguyễn Xuân Khoát...
Tiếp thu những trào lưu thơ hiện đại phương Tây, các tác giả Xuân Thu nhã tập vừa đúc kết về mặt lí luận vừa vận dụng trong sáng tác. Xuân Thu nhã tập có ý thức về giới hạn của Thơ mới và đề ra đường lối sáng tác trong tuyên ngôn của mình. Về mặt lí luận Xuân Thu nhã tập liên kết mối tương quan giữa các ngành nghệ thuật như thơ hội hoạ, âm nhạc, điêu khắc, kiến trúc...
kia vẫn là truyền thống. Nói cách khác, giữa phát biểu về mặt tuyên ngôn lí luận và thực tiễn sáng tác của họ chưa hoàn toàn thống nhất. Thơ Xuân Thu nhã tập
như một nàng tiên cá đang muốn thoát kiếp mà vẫn chưa thành nên suốt đời nàng vẫn còn vướng lại cái đuôi của tiền kiếp (hình ảnh Đỗ Lai Thuý dùng). Trong sáng tác, họ vẫn dùng các thể thơ cũ, mỗi bài lại được chia thành các khổ khá mẫu mực, "Các tác giả trình bày ý tưởng, nhiều khi rất phương Tây của mình bàng ngôn từ Đạo học và lối diễn đạt phương Đông" [87; 244]. Tuy vậy thơ Xuân Thu nhã tập đã xuất hiện nhiều bước cách tân về thi pháp so với các tác giả Thơ mới cùng thời (mặc dầu họ, xét về thực chất, cũng chỉ là một phần của Thơ mới, họ đi trên con đường Thơ mới ở những chặng cuối cùng).
Thơ Xuân Thu nhã tập về cơ bản đã tiếp thu chủ nghĩa tượng trưng một cách bài bản. Từ dấu ấn tượng trưng đậm đà đẫn đến những cách tân về hình thức và ngôn từ.
Xuân Thu nhã tập, phá vỡ tính liên tục của mạch cảm xúc và mạch liên tưởng. Thơ truyền thống đứng trên hai chân logic và hữu thực nên cách đọc thơ truyền thống là cách đọc tuyến tính nên dòng cảm xúc, mạch suy nghĩ, liên tưởng cũng diễn ra liên tục. Bàn về cách tiếp cận thơ hiện đại nhà phê bình văn học Đỗ Lai Thuý viết: "Nếu bóc mãi những lớp lá ngôn từ của một bánh thơ mà không nhìn thấy chiếc nhân tư tưởng đâu cả thì người ta cho đó không phải là thơ, mà là một sự lừa gạt. Họ có hay đâu, thơ có thể nằm ngay ở những lớp lá mà họ vừa vứt bỏ, thậm chí nằm ngay trong hành động bóc" [88; 1].
Trong vương quốc thơ ca lãng mạn, Buồn xưa của Nguyễn Xuân Sanh như một ốc đảo tách mình đứng yên trong bao la trống vắng. Nó bị cho là thứ thơ kì bí bởi độc giả cứ chạy theo mà đuổi bắt cái bóng chữ nhưng không thể nào chạm tới được:
Quỳnh hoa chiều đọng nhạc trầm mi Hồn xanh ngát chở dấu xiêm y
Rượu ngát bầu vàng cung ướp hương Ngón hường say tóc nhạc trầm mi Lẵng xuân
Bờ giũ trái xuân sa
Đáy đĩa mùa đi nhịp hải hà
Trong Buồn xưa, cái logic hữu thực bị cắt đứt, bị gián đoạn, nhường chỗ cho vô thức, cho sự tự do của xúc cảm, xúc cảnh. Vì vậy cấu trúc xuôi chiều trong câu thơ bị phá vỡ, khả năng tự diễn của các hình vị được khai thác. Mối liên hệ trong thơ lúc này không phải một chiều mà là đa chiều. Để hiểu được ý thơ quả thức không dễ dàng tìm thấy mối quan hệ nào giữa các từ, cụm từ đứng bên cạnh nhau. Mỗi từ, tự bản thân nó mang một nghĩa nếu kết hợp với từ bên cạnh theo logic thông thường thì trở nên vô nghĩa. Người đọc, vì vậy, cần vận dụng kinh nghiệm, tưởng tượng để đồng sáng tạo, tái tạo văn bản. Cho nên "chiều" không thể kết hợp với "đọng", "hồn" không thể kết hợp với" xanh ngát, ''chở" không thể kết hợp với "dấu xiêm y’’, ''rượu" không kết hợp với "ngát"... Một câu thơ mở ra nhiều kiểu kết hợp:
- Hoa Quỳnh buổi chiều lắng đọng âm nhạc, hương trầm, mi mắt - Nhạc, trầm, mi như lắng đọng trên hoa quỳnh buổi chiều
- Hoa quỳnh, buổi chiều, nhạc êm, trầm thơm ngát, mi đắm say...
Bằng hữu hạn những con chữ, tác giả mở ra vô hạn những mối liên hệ ngữ nghĩa. Bất chấp cái giới hạn thông thường, bài thơ đem đến cho độc giả những ngoại hàm thú vị: buổi chiều trở nên hữu hình và ngưng đọng (chiều đọng), hồn người như có màu sắc (xanh ngát), và ngón tay như những búp hoa (ngón hường)...
Cũng như vậy Bình tàn thu của Nguyễn Xuân Sanh có nhiều chiều kích liên hệ:
Chén vàng/ dâng ướp /nhạc lòng đời - Bình tàn/ thu/ vai /phấn/ nghiêng rơi
Chén/ vàng/ dâng ướp /nhạc lòng/ đời - Bình tàn thu/ vai phấn/ nghiêng rơi
Chén vàng dâng/ ướp nhạc lòng đời - Bình tàn thu/ vai /phấn/ nghiêng rơi
Chén vàng dâng/ ướp nhạc/ lòng đời ...
Câu chữ không phải chỉ liên hệ theo khoảng cách tương cận mà quan hệ nhảy cóc. Nói cách khác sợi dây liên hệ bị gián đoạn, để hiểu được buộc người ta phải khôi phục những khoảnh trống, khoảng trắng của văn bản. Người ta thường đặt câu hỏi: Đáy đĩa mùa đi nhịp hải hà nghĩa là gì? Có thể cắt nghĩa bằng cách khôi phục văn bản: nhìn vào đĩa ngũ quả (Đáy đĩa), mỗi mùa mỗi loại quả mà biết được mùa gì (mùa đi), nhịp hải hà là nhịp điệu, dòng chảy của thời gian, của vũ trụ. Bài thơ như một bức tranh trừu tượng, từ những mảng ghép đứt đoạn, từ nhịp điệu của màu sắc, sự tượng phản sáng tối mà gợi lên cho người đọc những hình ảnh của tưởng tượng. Câu thơ không phải là một diễn ngôn hoàn chỉnh nhưng sức gợi của nó lại có giá trị đa ngôn.
Màu thời gian của Đoàn Phú Tứ, cũng liên kết những ý thơ bằng những hình ảnh gián tiếp, tính liên văn bản, trong một văn bản, cần được chú ý. Những câu thơ ở xa nhau lại có liên hệ với nhau về tứ, làm nên một mạch cảm xúc có tính ngẫu hứng. Trong Màu thời gian yếu tố truyền thống đậm hơn những sáng tác của Nguyễn Xuân Sanh. Trong câu thơ thì những từ từ ngữ cạnh nhau vẫn có liên hệ về nghĩa, cái logic hữu thực vẫn tồn tại. Nhưng tác giả họ Đoàn sử dụng khả năng chuyển đổi cảm giác của từ dẫn đến sự chuyển nghĩa, tạo nên những liên tưởng bất ngờ thú vị: tiếng chim thanh; gió xanh; ngàn xưa không lạnh nữa; màu thời gian tím ngát, hương thời gian thanh thanh... Trong Màu thời gian, các yếu tố nhạc, hoạ sân khấu đan cài vào nhau,
bổ sung cho nhau, cùng hoà điệu, cùng ngân vang: yếu tố hoạ - gió xanh; thời gian tím ngát.. yếu tố nhạc - tiếng chim thanh; gió xanh; thoảng xuân tình...
yếu tố sân khấu - phụng quân vương, thiếp phụ chàng...
Nhưng dẫu sao cũng không thể cắt nghĩa bài thơ một cách rõ ràng, những tín hiệu liên văn bản mở ra lớp nghĩa tiềm ẩn của bài thơ. Màu thời gian là một tín hiệu mở: gợi nhớ chuyện xưa, không gian xưa ngưng đọng trong hồi tưởng (ngàn xưa; không lạnh nữa; tần phi; nàng; tóc mây; dao vàng; phụng quân vương...) tất cả xâu chuỗi lại, liên kết những câu chuyện xưa của người để nói về chuyện xưa của mình. Từ chuyện Lý phu nhân không muốn Hán Võ Đế nhìn mặt nàng trước khi chết do sợ dung nhan tiều tụy sẽ làm vua mất vui. Chuyện Dương Quý Phi khi ở trong cấm cung gửi món tóc cho Đường Minh Hoàng đỡ nhớ [chú thích 78; 102 - 103]. Nhưng người đọc phải hoà mình vào quá trình sáng tạo: câu chuyện gợi ý nghĩa gì? "Màu thời gian không nồng", "màu thời gian thanh thanh"," màu thời gian tím ngát"... gợi những cảm xúc gì? độc giả cần tự khám phá. Phải chăng người phụ nữ muốn chống lại quy luật nghiệt ngã của thời gian, thời gian trôi chảy chẳng đợi chờ ai và cuốn theo tất cả. Cách duy nhất nàng có thể làm là hi sinh mình, hướng về phu quân, như vậy tình yêu là bất diệt. Trong Màu thời gian, thời gian như có âm thanh, sắc màu, hương vị...
Chúng ta có thể kết luận rằng Xuân Thu nhã tập là một hiện tượng thú vị của văn học Việt Nam hiện đại. Các nhà thơ trong nhóm xứng đáng được ghi danh trong bảng vàng danh dự của thơ ca Việt Nam, những người đã dám vượt qua chính mình, vượt qua lực cản của thời đại để sáng tạo, để rồi phải ghánh chịu không ít búa rìu dư luận. Về sau con đường mà Xuân Thu nhã tập khai phá cũng chính là con đường mà nhiều thi sĩ tiếp tục dấn thân, con đường ấy dù đã bớt đi ít nhiều chông gai nhưng vẫn còn đó những thử thách.