Bài tập tình huống để củng cố, ôn tập

Một phần của tài liệu Thiết kế bài tập tình huống để rèn luyện kỹ năng phân tích, tổng hợp cho học sinh trong dạy học phần tiến hóa bậc THPT (Trang 50 - 57)

Bài tập tình huống 1 (củng cố phần Các nhân tố tiến hóa - Bài: Thuyết tiến hóa hiện đại)

Trong một lần tranh luận về vai trò của các nhân tố tiến hóa, xem nhân tố nào là nhân tố đóng vai trò chủ yếu trong quá trình tiến hóa, bạn Nga cho rằng: Đột biến là nhân tố quan trọng nhất vì nó đã tạo ra alen mới cho quần thể.

- Bạn Hoàng không đồng ý và cho rằng: CLTN là nhân tố chủ yếu vì CLTN định hướng tiến hóa.

- Bạn Lan nói: Cả 2 ý kiến trên đều không đúng, nhân tố quan trọng nhất phải là giao phối vì không có giao phối thì các alen mới cũng không được nhân lên trong quần thể và cũng không duy trì được kiểu gen ưu thế.

Bằng những hiểu biết của mình về nhân tố tiến hóa, em hãy phân tích ý kiến của 3 bạn và giúp các bạn hiểu nhân tố nào đóng vai trò chủ yếu trong quá trình tiến hóa?

Bài tập tình huống 2 (củng cố phần Các nhân tố tiến hóa - Bài: Thuyết tiến hóa hiện đại)

Trong giờ sinh học, cô giáo đưa ra bài tập như sau:

Một quần thể chuột khởi đầu chiếm cứ toàn bộ khu vực như ở hình vẽ, nhưng sau đó bị một đường cao tốc chia cắt thành hai quần thể riêng biệt A và B. Nếu môi trường mà quần thể A sinh sống bị thay đổi ác liệt còn môi trường của quần thể B thì không, khi đó tốc độ tiến hóa của quần thể A so với quần thể B sẽ có thể như thế nào?

Khi các nhóm tham gia thảo luận, có các ý kiến như sau:

-Ý kiến 1: Quần thể A ban đầu tiến hóa chậm hơn quần thể B nhưng sau đó trở nên ổn định.

- Ý kiến 2: Quần thể A luôn tiến hóa nhanh hơn so với quần thể B - Ý kiến 3: Quần thể A luôn tiến hóa chậm hơn so với quần thể B

- Ý kiến 4: Quần thể A ban đầu tiến hóa chậm hơn quần thể B nhưng sau đó lại nhanh hơn quần thể B.

Em đồng ý với ý kiến nào trong 4 ý kiến trên và lí giải tại sao lại đồng ý với ý kiến đó.

Theo em đường cao tốc có vai trò như thế nào trong quá trình làm thay đổi vốn gen của quần thể trên?

Bài tập tình huống 3 (củng cố phần Cơ quan tương đồng - Bài: Các bằng chứng tiến hóa)

Quần thể B

Trong giờ truy bài môn Sinh học, bạn Nga đưa cho bạn Kiên xem 3 hình ảnh như sau:

- Nga nói: Đố cậu 3 hình này mô tả vấn đề gì?

- Kiên nói: Dễ ợt, đây là các cơ quan tương đồng với nhau.

- Nga hỏi tiếp: Cậu dựa vào cơ sở nào để khẳng định chúng là các cơ quan tương đồng với nhau vậy? Theo cậu, những điểm giống và khác nhau trong cấu tạo bộ xương ở các loài này có ý nghĩa gì?

Theo các bạn Kiên phải trả lời câu hỏi của Nga như thế nào?

Bài tập tình huống 4 (ôn tập, củng cố phần Các nhân tố tiến hóa - Bài: Thuyết tiến hóa hiện đại)

Khi tranh luận về vai trò của các nhân tố tiến hóa đối với quần thể xem nhân tố nào có khả năng làm thay đổi tần số alen của quần thể và nhân tố nào làm nghèo vốn gen, có các ý kiến như sau:

- Ý kiến 1: tất cả các nhân tố tiến hóa đều làm thay đổi tần số alen của quần thể nhưng chỉ có các yếu tố ngẫu nhiên và giao phối không ngẫu nhiên làm nghèo vốn gen.

- Ý kiến 2: Trong các nhân tố tiến hóa, nhóm nhân tố có khả năng làm thay đổi tần số alen của quần thể là: Đột biến, Chọn lọc tự nhiên và Các yếu tố ngẫu nhiên; còn nhóm nhân tố làm nghèo vốn gen của quần thể là: Các yếu tố ngẫu nhiên, Giao phối không ngẫu nhiên và di- nhập gen

Em có nhận xét như thế nào với 2 ý kiến trên? Quan điểm của em về vấn đề trên như thế nào?

Bài tập tình huống 5 (củng cố phần Các nhân tố tiến hóa - Bài: Thuyết tiến hóa hiện đại)

Trong một lần tranh luận về các nhân tố tiến hóa, Hoa có một câu hỏi muốn nhờ sự trợ giúp của An và Nga. Câu hỏi như sau:

Trong các thông tin về vai trò của các nhân tố tiến hóa dưới đây thông tin nào nói về vai trò của đột biến gen?

(1) Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể theo một hướng xác định.

(2) Làm phát sinh các biến dị di truyền của quần thể, cung cấp nguồn biến dị sơ cấp cho quá trình tiến hóa. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(3) Có thể loại bỏ hoàn toàn một alen nào đó ra khỏi quần thể cho dù alen đó là có lợi.

(4) Không làm thay đổi tần số alen nhưng làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể

(5) Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể rất chậm. - Nghe xong câu hỏi An lập tức trả lời như sau: Có gì đâu! (1), (2), (5) là vai trò của đột biến gen

- Tuy nhiên, Nga lại nói: Theo tớ An trả lời (1), (2), (5) là không hoàn toàn chính xác vì đột biến gen xuất hiện ngẫu nhiên, vô hướng nên (1) không đúng.

Hoa đang phân vân không biết ý kiến bạn nào đúng, bạn nào sai? Em hãy giúp Hoa phân tích các thông tin trên và nhận định ý kiến của An và Nga?

2.1.2.2.2 Bài tập ở dạng xử lý tình huống giả định

a) Bài tập tình huống để dạy bài mới

Bài tập tình huống 1 (dạy học phần bằng chứng giải phẫu so sánh - Bài: Các bằng chứng tiến hóa)

Hình 24.2 Các cơ quan thoái hóa ở Người

Khi dạy về “Bằng chứng giải phẫu so sánh”, cô giáo đã khẳng định: “Cơ quan thoái hóa cũng là cơ quan tương đồng”.

- Bạn Yến có thắc mắc muốn hỏi cô: “Các cơ quan tương đồng ở động vật là những cơ quan có khả năng thực hiện những chức năng nhất định còn các cơ quan

thoái hóa thì không còn thực hiện chức năng nữa. Vậy chúng ta có thể dựa vào cơ sở nào để chứng minh mối quan hệ đó”.

- Cô giáo không giải đáp thắc mắc của Yến, mà yêu cầu cả lớp suy nghĩ và dựa vào khái niệm cơ quan tương đồng và H.24.2 để tìm câu trả lời giúp bạn. Nếu là người được gọi trả lời, em sẽ giải thích như thế nào về ý kiến trên.

Bài tập tình huống 2 (dạy học phần Thuyết tiến hóa Đacuyn - Bài: Thuyết tiến hóa Lamac- Đacuyn)

Khi dạy về quá trình Chọn lọc tự nhiên và Chọn lọc nhân tạo, cô giáo đã yêu cầu HS quan sát H 2.1. Chọn lọc nhân tạo và H 2.2. Chọn lọc tự nhiên và dựa vào các hình ảnh trên kết hợp với thông tin mục II SGK trang 109- 110 hãy cho biết:

- Sự giống nhau và khác nhau cơ bản về nội dung được thể hiện trong 2 hình ảnh trên là gì? Từ đó hãy cho biết nội dung của CLTN và chọn lọc nhân tạo theo quan niệm Đacuyn.

Sau 3 phút, cô gọi 1 đại diện HS trả lời nhưng bạn không trả lời được. Nếu em là người được gọi, em sẽ trả lời 2 câu hỏi trên như thế nào?

H.2.1. Chọn lọc nhân tạo H.2.2. Chọn lọc tự nhiên

Bài tập tình huống 3 (dạy học bài Quá trình hình thành quần thể thích nghi)

Để tìm hiểu nguyên nhân hiện tượng “hóa đen” của bướm sâu đo bạch dương ở vùng công nghiệp cuối thế kỉ XIX, người ta bố trí 5 lô thí nghiệm như sau đối với bướm bạch dương dạng trắng.

-Lô 1: để tự nhiên (đối chứng).

-Lô 2: Phủ bụi than đen từ ống khói nhà máy lên các cá thể bướm. -Lô 3: cho bướm hấp thu khói đen.

(Người ta để cho các cá thể này sinh sản trong lòng mỗi lô) -Lô 4: sâu bướm được nuôi bằng lá sạch, không có bụi khói than. -Lô 5: sâu bướm được nuôi bằng lá có bụi khói than.

(người ta để cho sâu biến thái thành bướm trong lòng mỗi lô).

Theo dõi thì thấy rằng trong các lô từ 1 đến 3, ở các thế hệ sau, đại đa số bướm thuộc dạng trắng, dạng đen chỉ chiếm tỉ lệ 0,005%. Trong các lô 4 và 5, bướm nở từ sâu thí nghiệm cũng chỉ 0,005% thuộc dạng đen, còn tuyệt đại đa số là dạng trắng.

- Từ những kết quả thí nghiệm thu được, em có thể rút ra được kết luận gì về hiện tượng “hóa đen” của bướm sâu đo bạch dương?

- Em hãy cho biết tại sao khi cho giao phối các cá thể bướm trắng ở lô số 1 người ta lại nhận được một số cá thể bướm đen.

- Bướm sâu đo bạch dương là đối tượng săn bắt của một số loài chim, em hãy thử hình dung cơ chế quá trình “hóa đen” của loài bướm này.

Bài tập tình huống 4 (dạy học phần Di nhập gen )

Có hai hình vẽ như sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bạn Mai cho rằng: chỉ cần nhìn vào các hình trên là có thể biết được có hiện tượng di nhập gen đang xảy ra giữa 2 quần thể và sẽ biết được vốn gen và tần số alen của 2 quần thể sau vài thế hệ như thế nào?

Em có nhận định như thế nào với ý kiến trên? Di nhập gen là gì?  Bài tập tình huống 5 (dạy học phần Các yếu tố ngẫu nhiên )

H2.7 Các yếu tố ngẫu nhiên

Ngọc nói với An: Trong 4 quần thể của một loài có số lượng cá thể như sau: QT1 = 10000 cá thể, QT2 = 40 cá thể, QT3 = 560000 cá thể, QT4 = 340 cá thể. Theo

bạn quần thể nào sẽ thay đổi tần số alen nhanh nhất khi có tác động của các yếu tố ngẫu nhiên?

An trả lời: Tớ nghĩ rằng quần thể số 2 sẽ thay đổi tần số alen nhanh nhất khi có tác động của các yếu tố ngẫu nhiên vì chúng có kích thước quần thể nhỏ nhất.

Ngọc đề nghị: Bạn hãy giải thích giúp tớ bạn đã dựa vào cơ sở nào để biết được mối liên hệ giữa kích thước quần thể và khả năng thay đổi tần số alen của quần thể?

An lúng túng chưa biết phải trả lời như thế nào để Ngọc hiểu. Em hãy dựa vào hình 2.7 ở trên cho biết vai trò của các yếu tố ngẫu nhiên đối với sự thay đổi tần số alen của quần thể và giúp An giải đáp thắc mắc của Ngọc.

Bài tập tình huống 6 (dạy học phần Hình thành đặc điểm thích nghi - Bài: Quá trình hình thành quần thể thích nghi)

Tại một vùng, các nhà nghiên cứu đã phát hiện loài ốc sên Epaca nemoralis là nguồn thức ăn của chim Hét, chim đập ốc sên vào đá cho vỡ ra rồi ăn khối thịt mềm ở bên trong. Ốc có hai dạng: vỏ có sọc và vỏ không sọc.

Trong một cuộc khảo sát về số lượng ốc còn nguyên vỏ và ốc đã bị đập vỡ vỏ, các nhà khoa học đã thu được kết quả như sau:

Dạng ốc Có sọc Không sọc Tổng số

Vỏ còn nguyên 264 296 560

Vỏ bị đập vỡ 486 377 863

- Dựa vào kết quả các nhà khoa học thu được, em hãy cho biết dạng ốc nào thích nghi hơn? Vì sao?

- Quần thể ốc sên này đang chịu sự chi phối chủ yếu của những nhân tố tiến hóa nào? Có thể dự báo sự diễn biến các thành phần của quần thể ốc sên này như thế nào?

Bài tập tình huống 7 (dạy học bài Quá trình hình thành loài mới)

Bạn Nam vẽ sơ đồ về quá trình hình thành loài mới nhưng chưa hoàn chỉnh (Xem sơ đồ sau)

AABBCCDDEE Aa Bb AaBbCCDDEE AabbCCDDEE AabbCCDDEE Loài Mới Cc Dd Ee AABBCcDdEe AABBccddee AABBccddee Loài Mới QT1-MT1 QT2-MT2 Đột biến ?(3) ? (2) ? (1)

- Em hãy phân tích sơ đồ và bổ sung các quá trình thích hợp để hoàn chỉnh sơ đồ này.

- Dựa vào sự phân tích sơ đồ trên, hãy cho biết quá trình hình thành loài mới chịu sự chi phối của những nhân tố nào?

Bài tập tình huống 8 (dạy học phần chọn lọc tự nhiên –Bài Thuyết tiến hóa hiện đại)

Khi nghiên cứu về khả năng thích nghi của động vật với môi trường sống. Một nhà khoa học đã quan sát hai quần thể động vật giao phối ở hai vùng có điều kiện sống khác nhau và ông đã thu được các số liệu như sau:

- Quần thể 1: Kiểu gen AA Aa aa

Một phần của tài liệu Thiết kế bài tập tình huống để rèn luyện kỹ năng phân tích, tổng hợp cho học sinh trong dạy học phần tiến hóa bậc THPT (Trang 50 - 57)