c) Mục tiêu về thái độ
2.1.2.1. Quy trình thiết kế bài tập tình huống a) Quy trình chung
a) Quy trình chung
Qua quá trình nghiên cứu, chúng tôi đề xuất quy trình thiết kế một bài tập tình huống để rèn luyện kỹ năng phân tích tổng hợp cho học sinh gồm các bước như sau:
Diễn đạt tình huống dưới dạng bài tập
Kiểm định tình huống dạy học đã được thiết kế Xác định mục tiêu của chương, bài
Phân tích nội dung chương, bài để xác định các đơn vị nội dung có thể thiết kế được các tình huống dạy học
Nghiên cứu
Xử lý sư phạm
Đây là Algorit của quá trình biến các tình huống đã, đang và có thể xảy ra khi HS trả lời các vấn đề do GV đặt ra trong quá trình dạy học thành các bài tập tình huống, được diễn đạt theo các bước như sau:
Bước 1: Xác định mục tiêu của chương, bài
Để thiết kế được các bài tập tình huống phù hợp với mục tiêu dạy học, người thiết kế phải nắm được mục tiêu cụ thể về kiến thức, kỹ năng của bài, chương đó để có định hướng thiết kế tình huống phù hợp.
Bước 2: Phân tích nội dung của chương, bài để xác định các đơn vị nội dung có thể thiết kế được các tình huống dạy học
Trong bước này GV phải xác định rõ được những đơn vị kiến thức nào có thể thiết kế thành tình huống dạy học kết hợp với quá trình thu thập và nghiên cứu những câu phát biểu trả lời của HS trong các giờ học, bài kiểm tra. Phân tích những câu trả lời đúng và cả những câu trả lời sai, lý do tại sao HS có thể bị sai lầm. Đây là nguồn tình huống chính để sử dụng thiết kế hệ thống tình huống phục vụ giảng dạy.
Bước 3: Diễn đạt tình huống dưới dạng bài tập
Xử lý sư phạm các tình huống đó, nghĩa là mô hình hóa các tình huống ấy thành các bài tập tình huống. Các tình huống này trở thành phương tiện, đối tượng của quá trình dạy học.
Bước 4: Kiểm định tình huống dạy học đã được thiết kế
Đưa hệ thống bài tập tình huống vào quá trình giảng dạy Sinh học ở trường THPT. HS cùng nhau thảo luận, giải quyết tình huống. Qua đó GV đánh giá được hiệu quả của tình huống đã thiết kế.
Kỹ thuật thiết kế tình huống phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Chọn nguồn thiết kế tình huống từ sản phẩm của HS (câu phát biểu trả lời trên lớp và bài kiểm tra)
- Chọn được các tình huống mà ở đó có thể rèn luyện được một số kỹ năng nhận thức cơ bản cho HS.
- Hình thức diễn đạt tình huống phải phù hợp.
- Biến đổi linh hoạt mức độ khó khăn của từng tình huống cho phù hợp với từng đối tượng HS. Ở đây, chúng ta có thể thêm hay bớt dữ kiện tình huống để làm tăng hay giảm độ khó của tình huống.
Thiết kế bài tập tình huống để củng cố nội dung “Các nhân tố tiến hóa” trong bài