c) Mục tiêu về thái độ
1.2.2.2. Phân tích cấu trúc nội dung phần Tiến hóa sinh học 12 THPT
Phần Tiến hóa trong chương trình SH 12 (cơ bản) gồm 2 chương 11 bài được phân phối với thời lượng 12 tiết, có nội dung cụ thể như sau:
Tên chương Tên bài Số tiết PPCT Nội dung cơ bản của bài
I. Bằng chứng và cơ chế tiến hóa Bài 24: Các bằng chứng tiến hóa 1
- Trình bày các bằng chứng giải phẫu học so sánh: cơ quan tương đồng, cơ quan tương tự, cơ quan thoái hóa. Vai trò của từng bằng chứng. - Bằng chứng phôi sinh học so sánh: sự giống nhau trong quá trình phát triển phôi của các lớp dộng vật có xương sống. Nội dung định luật phát sinh vật của Muylơ và Hêcken.
- Nêu các bằng chứng địa lí sinh vật học: Sự phân bố và đặc điểm của các sinh vật ở một số vùng địa lí khác nhau trên trái đất.
- Trình bày bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử để xác định mối quan hệ họ hàng giữa các loài, sự thống nhất trong cấu trúc của ADN và prôtêin của các loài.
Bài 25: Học thuyết Lamac và Đacuyn.
1
- Trình bày những luận điểm cơ bản trong học thuyết của Lamac: vai trò của ngoại cảnh và tập quán hoạt động trong sự thích của sinh vật. - Nêu những luận điểm cơ bản của học thuyết Đacuyn: vai trò của các nhân tố biến dị, di truyền, chọn lọc tự nhiên, phân ly tính trạng đối với sự hình thành đặc điểm thích nghi, hình thành loài mới và nguồn gốc chung của các loài. Bài 26: Học
thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại
1 - Nêu đặc điểm tiến hóa tổng hợp, phân biệt và nêu mối quan hệ giữa tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn
- Trình bày vai trò của quá trình đột biến đối với tiến hóa nhỏ: cung cấp nguyên liệu sơ cấp. Nêu được đột biến gen là nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến hóa.
- Trình bày vai trò của quá trình giao phối (ngẫu phối, giao phối có lựa chọn, giao phối gần và tự phối) đối với tiến hóa nhỏ: cung cấp nguyên liệu thứ cấp, làm thay đổi thành phần kiểu gen của
quần thể.
- Nêu vai trò của di nhập gen đối với tiến hóa nhỏ.
- Trình bày các hình thức chọn lọc của chọn lọc tự nhiên.
- Nêu vai trò của các yếu tố ngẫu nhiên đối với tiến hóa nhỏ. Bài 27: Quá trình hình thành quần thể thích nghi 1
- Nêu khái niệm và đặc điểm của các đặc điểm thích nghi.
- Biết vận dụng những nhận thức về vai trò của nhân tố tiến hóa cơ bản (các quá trình: đột biến, giao phối, chọn lọc tự nhiên) để giải thích quá trình hình thành các đặc điểm thích nghi thông qua các ví dụ điển hình: sự hóa đen của các loài bướm ở vùng công nghiệp ở nước Anh, sự tăng cường sức đề kháng của sâu bọ và vi khuẩn. - Nêu hiện tượng đa hình cân bằng di truyền và sự hợp lí tương đối của các đặc điểm thích nghi.
Bài 28:
Loài 1
- Nêu định nghĩa loài sinh học. nêu được các tiêu chuẩn để phân biệt hai loài thân thuộc (các tiêu chuẩn: hình thái, địa lí- sinh thái, sinh hóa, di truyền).
- Nêu các cơ chế cách li sinh sản giữa các loài (bao gồm cách li trước hợp tử và cách li sau hợp tử).
Bài 29: Quá trình hình thành loài 1
- Nêu quá trình hình thành loài khác khu vực địa lí, làm rõ vai trò của cách li địa lí trong quá trình hình thành loài mới và trình bày thí nghiệm của Dodd chứng minh quá trình hình thành loài bằng cách li địa lí ở Ruồi giấm .
Bài 30: Quá trình hình thành loài (tiếp theo)
1
- Nêu quá trình hình thành loài cùng khu vực địa lí ( bao gồm hình thành loài bằng cách li tập tính và cách li sinh thái, hình thành loài nhờ cơ chế lai xa và đa bội hóa), làm rõ vai trò của lai xa và đa bội hóa trong quá trình hình thành loài mới ở thực vật .
Bài 31: Tiến hóa lớn
1
- Trình bày vấn đề phân loại thế giới sống và cách thức phân loại các cấp tổ chức trên loài và làm rõ mối quan hệ họ hàng giữa các loài.
- Nêu các chiều hướng tiến hóa chung của sinh giới (ngày càng đa dạng và phong phú, tổ chức ngày càng cao và thích nghi ngày càng hợp lí). - Trình bày một số nghiên cứu thực nghiệm về tiến hóa lớn ( thí nghiệm của Borax và các cộng
sự với tảo lục đơn bào Chlorella vulgaris . II. Sự phát sinh và phát triển sự sống trên trái đất Bài 32: Nguồn gốc sự sống . 1
- Trình bày sự phát sinh sự sống trên trái đất: quan niệm hiện đại về các giai đoạn chính : tiến hóa hóa học, tiến hóa tiền sinh học.
Bài 33: Sự phát triển của sinh giới qua các đại địa chất 1
- Phân tích mối quan hệ giữa các điều kiện địa chất, khí hậu và các sinh vật điển hình qua các đại địa chất: đại tiền Cambri, đại cổ sinh, đại trung sinh, đại tân sinh. Biết được một số hóa thạch điển hình trung gian giữa các ngành các lớp chính trong giới thực vật và động vật.
Bài 34: Sự phát sinh loài người
1
- Giải thích nguồn gốc động vật của loài người dựa trên các bằng chứng giải phẫu so sánh, phôi sinh học so sánh đặc biệt là sự giống nhau giữa người và vượn người.
- Trình bày các giai đoạn chính trong trong quá trình phát sinh loài người, trong đó phản ánh được đặc điểm đặc trưng của mỗi giai đoạn: các dạng người hóa thạch, người tối cổ, người cổ, người hiện đại.
- Nêu các dẫn liệu về các giai đoạn phát sinh loài người trên vùng đất Việt Nam (những di tích, bằng chứng về người cổ trên đất Việt Nam). Nêu được nguồn gốc thống nhất các chủng tộc.
- Bố cục phần Tiến hóa THPT so với các phần khác trong toàn cấp học cũng như bố cục các phần, chương, các bài về mặt tổng thể là tương đối hợp lí. Phần Tiến hóa chương trình Sinh học THPT được xây dựng theo mạch nội dung như sau:
- Theo mạch nội dung khái quát: HS trước tiên phải tìm hiểu về các bằng chứng tiến hóa, nắm vững các cơ sở của quá trình tiến hóa rồi mới chuyển sang tìm hiểu về nguyên nhân và cơ chế của quá trình tiến hóa. Nắm được nguyên nhân và cơ chế tiến hóa, HS sẽ có cơ sở để tìm hiểu tiếp nội dung sự phát sinh và phát triển sự sống trên trái đất. Nó hoàn toàn phù hợp với lô gic của quá trình nhận thức của HS.
- Theo mạch nội dung cụ thể: HS tìm hiểu quá trình phát sinh sự sống bắt đầu từ những hợp chất vô cơ có sẵn trong tự nhiên thông qua các quy luật tương tác giữa các chất vô cơ hình thành các chất hữu cơ phức tạp, sự tương tác giữa các chất hữu cơ thông qua các quy luật sinh học sẽ hình thành tế bào nguyên thủy tế bào nhân sơ thể đơn bào nhân thực các sinh vật đa bàocon người khi có sự tham gia của các quy luật xã hội chi phối.
- Phần lớn các bài có cấu trúc gồm cả kênh hình và kênh chữ, phần củng cố cũng như hệ thống hoạt động (các lệnh) đã tạo điều kiện cho GV và HS thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS. Tuy nhiên, hệ thống các hoạt động trong SGK phần Tiến hóa lớp 12 chủ yếu là các hoạt động minh họa, chứng minh kiến thức, số lượng các hoạt động chưa nhiều, các hoạt động để tổ chức HS tìm tòi, tư duy còn ít, nhiều kiến thức còn thiếu các hình ảnh minh họa. Điều đó gây khó khăn cho GV trong việc tổ chức hoạt động học tập của HS theo hướng rèn luyện kỹ năng cho HS đặc biệt là rèn luyện kỹ năng phân tích - tổng hợp.
Những đặc điểm cấu trúc, nội dung phần Tiến hóa lớp 12 THPT đã định hướng cho chúng tôi thiết kế các bài tập tình huống để tổ chức HS học tập, giúp các em nhận thức, lĩnh hội kiến thức tốt hơn, rèn luyện cho HS một số kĩ năng học tập như: kĩ năng phân tích – tổng hợp, so sánh, suy luận…từ đó tạo cho các em lòng say mê và hứng thú trong học tập.