Ví dụ: SGK trang 130 Kết luận:

Một phần của tài liệu Thiết kế bài tập tình huống để rèn luyện kỹ năng phân tích, tổng hợp cho học sinh trong dạy học phần tiến hóa bậc THPT (Trang 102 - 105)

hình thành loài bằng cách li sinh thái? Hình thành loài bằng con đường cách li sinh thái thường xảy ra đối với đối tượng nào?

HS: Nghiên cứu ví dụ SGK trang 130,

thảo luận và nêu được kết luận.

GV: Nhận xét, bổ sung để hoàn thiện kiến

thức.

sinh sản và dần sẽ hình thành loài mới.

b. Hình thành loài bằng cách li sinh thái. thái.

- Ví dụ: SGK trang 130.- Kết luận: - Kết luận:

+ Hai quần thể cùng một loài sống trong

một khu vực địa lí nhưng ở 2 ổ sinh thái khác nhau thì lâu dần các nhân tố tiến hóa tác động làm phân hóa vốn gen của 2 quần thể đến một lúc nào đó làm xuất hiện sự cách li sinh sản thì loài mới hình thành. + Hình thành loài bằng cách lí sinh thái thường xảy ra đối với các loài động vật ít di chuyển.

Hoạt động 2: Tìm hiểu về quá trình hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hóa.

GV: Tổ chức cho HS thảo luận nhóm nhỏ (4-5 HS), thời gian khoảng 7 phút.

Giáo viên phát phiếu học tập có bài tập tình huống cho các nhóm, yêu cầu học sinh thảo luận cặp đôi để nghiên cứu giải quyết tình huống.

HS thảo luận nhóm và giải quyết bài tập tình huống

GV định hướng HS thảo luận bằng các câu hỏi sau:

1. Tình huống đề cập đến vấn đề gì? Nhiệm vụ của các em trong tình huống là gì ?

2. Phép lai tạo ra con lai có hệ gen AB và phép lai tạo ra con lai có hệ gen ABD giống nhau ở điểm nào? Lai xa là gì?

3.Trong tế bào của con lai có hệ gen AB và trong tế bào của con lai có hệ gen ABD, các NST mang gen tồn tại như thế nào?

4. Điều kiện để một quần thể đã biến đổi vốn gen được xem là loài mới?

5. Để khắc phục trở ngại khi lai xa người ta có thể làm gì? Tại sao ? Người ta tiến hành như thế nào?

6. Loài mới được hình thành là con lai của bao nhiêu loài bố mẹ ban đầu?  Thảo luận cả lớp và kết luận

- Điểm giống nhau của cả 2 phép lai: Đều bất thụ và có bố mẹ khác loài. - Lai xa là phép lai giữa 2 loài bố mẹ khác nhau

- Trong tế bào của con lai có hệ gen AB và trong tế bào của con lai có hệ gen ABD, các NST mang gen không tồn tại được thành từng cặp tương đồng nên không thể giảm phân để tạo được giao tử  bất thụ nên không được xem là loài mới cho dù chúng có hệ gen khác với hệ gen 2 loài bố mẹ ban đầu.

- Để khắc phục hiện tượng bất thụ người ta tiến hành gây đa bội hóa để gấp đôi bộ NST con lai và các NST mang gen được thành từng cặp tương đồng nên giảm phân tạo được giao tửsinh sản được (chỉ có thể thực hiện đượcở thực vật)

- Bộ NST của loài mới mang 3 bộ NST 2n của 3 loài bố mẹ.

V. Củng cố:

Câu 1. Hãy phân tích và nhận xét sơ đồ quá trình hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hóa dưới đây:

Loài A (2n= 14 AA) x Loài B (2n = 14 BB) (hệ gen AA với 2n = 14) (hệ gen BB với 2n = 14)

Loài C (2n = 14 AB) x Loài D (2n = 14 DD)

Con lai (2n = 14 ABD)

Loài mới (4n= 28 AABBDD)

Đáp án:

Loài A (2n= 14 AA) x Loài B (2n = 14 BB): là phép lai xa nên con lai C (2n = 14 AB) bất thụ. Vì vậy C không được xem là 1 loài nên cũng không thể lai với loài D để tạo ra con lai.

Kết luận: sơ đồ mô tả quá trình hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hóa ở trên không đúng vì không thể xảy ra.

Câu 2. Từ một loài sinh vật, không có sự cách li về mặt địa lí có thể hình thành

nên các loài khác nhau được không? Giải thích.

Đáp án: Từ một loài sinh vật, không có sự cách li về mặt địa lí vẫn có thể hình

thành nên các loài khác nhau nếu các quần thể của cùng một loài có sự cách li nào đó khiến các cá thể của các quần thể này không giao phối được với nhau hoặc có giao phối với nhau nhưng đời con sinh ra bị bất thụ.

VI. Dặn dò:

PHIẾU HỌC TẬP

- Đọc bài 31.

Hãy nghiên cứu, thảo luận và giải quyết tình huống sau:

Các nhà khoa học đã mô tả quá trình hình thành loài lúa mì trồng hiện nay (Triticum aestivum) theo sơ đồ sau:

Loài lúa mì (Triticum aestivum) x Loài lúa mì hoang dại (Aegilops speltoides) (hệ gen AA với 2n = 14) (hệ gen BB với 2n = 14)

Con lai có hệ gen AB với 2n = 14, bị bất thụ Gấp đôi số lượng NST

Loài lúa mì hoang dại (Aegilops squarrosa) x Loài lúa mì (Triticum dicoccum) (hệ gen DD, 2n = 14) (hệ gen AABB, 4n = 28)

Con lai có hệ gen ABD với 3n = 21, bất thụ Gấp đôi số lượng NST

Loài lúa mì hiện nay(Triticum aestivum)

(hệ gen AABBDD, 6n = 42)

Sau khi quan sát sơ đồ, một bạn thắc mắc như sau: “Tại sao con lai có hệ gen AB với 2n = 14 lại bất thụ và con lai có hệ gen ABD có số lượng NST khác với bộ NST của 2 loài bố mẹ lại không được xem là loài mới mà phải trải qua quá trình đa bội hóa”.

- Dựa trên cơ sở phân tích sơ đồ trên, em hãy giúp bạn giải tỏa thắc mắc trên và cho biết hiện tượng đa bội hóa có vai trò như thế nào trong quá trình hình thành loài mới bằng con đường này?

- Từ đó hãy cho biết bộ NST của loài mới có đặc điểm gì? Thường xảy ra ở nhóm sinh vật nào?

Một phần của tài liệu Thiết kế bài tập tình huống để rèn luyện kỹ năng phân tích, tổng hợp cho học sinh trong dạy học phần tiến hóa bậc THPT (Trang 102 - 105)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w