c) Mục tiêu về thái độ
2.1.2.2. Các bài tập tình huống đã thiết kế trong dạy học phần Tiến hóa bậc THPT
Bước 1: Xác định mục tiêu bài học
- Phân tích được các nguồn biến dị di truyền trong quần thể. Phân biệt được khái niệm biến dị sơ cấp và nguồn nguyên liệu thứ cấp.
- Phân tích được vai trò của các nhân tố tiến hóa như đột biến, di- nhập gen, các yếu tố ngẫu nhiên, giao phối không ngẫu nhiên đối với sự thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể vốn gen của quần thể.
Bước 2: Xác định nội dung của bài để xây dựng được bài tập tình huống: đó là vai trò của các nhân tố tiến hóa
Bước 3: Diễn đạt tình huống dưới dạng bài tập.
Tình huống có thể diễn đạt như sau:
Trong một lần tranh luận về các nhân tố tiến hóa, Hoa có một câu hỏi muốn nhờ sự trợ giúp của An và Nga. Câu hỏi như sau:
Trong các thông tin về vai trò của các nhân tố tiến hóa dưới đây thông tin nào nói về vai trò của đột biến gen?
(1) Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể theo một hướng xác định.
(2) Làm phát sinh các biến dị di truyền của quần thể, cung cấp nguồn biến dị sơ cấp cho quá trình tiến hóa.
(3) Có thể loại bỏ hoàn toàn một alen nào đó ra khỏi quần thể cho dù alen đó là có lợi.
(4) Không làm thay đổi tần số alen nhưng làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể
(5) Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể rất chậm. - Nghe xong câu hỏi An lập tức trả lời như sau: Có gì đâu! (1), (2), (5) là vai trò của đột biến gen
- Tuy nhiên, Nga lại nói: Theo tớ An trả lời (1), (2), (5) là không hoàn toàn chính xác vì đột biến gen xuất hiện ngẫu nhiên, vô hướng nên (1) không đúng.
Hoa đang phân vân không biết ý kiến bạn nào đúng, bạn nào sai? Em hãy giúp Hoa phân tích các thông tin trên và nhận định ý kiến của An và Nga?
Bước 4: Kiểm định tình huống
Đưa các tình huống đã được thiết kế vào dạy học và rút ra nhận xét để chỉnh sửa, hoàn thiện các tình huống.
2.1.2.2. Các bài tập tình huống đã thiết kế trong dạy học phần Tiến hóa bậc THPT THPT
Chúng tôi đã thiết kế được 36 bài tập thuộc hai dạng tình huống để rèn luyện kỹ năng phân tích – tổng hợp cho HS. Các bài tập này được chia thành 2 loại như sau:
1- Bài tập tình huống ở dạng tranh luận về một vấn đề
+ Bài tập tình huống ở dạng tranh luận về một vấn đề để dạy bài mới (6 bài) + Bài tập tình huống ở dạng tranh luận về một vấn đề để ôn tập, củng cố (5 bài) 2- Bài tập tình huống ở dạng xử lý một tình huống giả định
+ Bài tập tình huống ở dạng xử lý một tình huống giả định để dạy bài mới (12 bài)
+ Bài tập tình huống ở dạng xử lý một tình huống giả định để ôn tập, củng cố (13 bài).
Trong mỗi dạng trên các bài tập tình huống lại được phân thành các loại theo mục đích dạy học đó là: bài tập tình huống để dạy bài mới; bài tập tình huống để ôn tập, củng cố; bài tập tình huống để kiểm tra đánh giá. Sự phân loại thể hiện theo các tiêu chí như sau:
Mục tiêu chính của khâu dạy bài mới đòi hỏi HS phải chủ động chiếm lĩnh được nội dung kiến thức mới trọng tâm của bài học, tự mình rèn luyện các kĩ năng tư duy khoa học dưới sự dẫn dắt, cố vấn của GV. Vì vậy, để đạt được yêu cầu này bài tập tình huống được sử dụng trong khâu dạy bài mới cũng phải thỏa mãn điều kiện: tình huống phải được xây dựng dựa trên nền tảng khai thác kiến thức cũ, khai thác tranh, ảnh, sơ đồ...trong SGK qua quá trình hoạt động của HS dưới sự dẫn dắt của GV để phát hiện, rút ra kết luận cần thiết và hình thành kiến thức mới.
Ôn tập, củng cố kiến thức nhằm giúp HS củng cố, hệ thống hóa tri thức đã học được qua một mục, một bài học, một chương ....đồng thời phải nâng cao tri thức đã tiếp thu lên trình độ hệ thống khái quát cao hơn. Do đó tình huống phải được xây dựng theo kiểu các vấn đề nêu trong tình huống đều dựa trên những kiến thức đã có của HS, nhưng chúng còn tản mạn, rời rạc chưa thành hệ thống. Nhiệm vụ của HS phải hoàn chỉnh lại và đưa chúng vào hệ thống.
Kiểm tra, đánh giá nhằm giúp GV đánh giá được toàn diện kết quả học tập của HS về mức độ nhận thức, kĩ năng, hành vi và thái độ của HS sau khi học xong một nội dung, một bài, một chương cụ thể từ đó có những điều chỉnh phù hợp. Do đó tình huống được dùng trong kiểm tra đánh giá là những tình huống được thiết kế dưới dạng bài tập có nhiều phương án giải quyết cho vấn đề nêu ra và nhiệm vụ của HS phải vận dụng kiến thức đã học phân tích tình huống, lí giải để đưa ra phương án chính xác. Qua việc giải quyết tình huống GV đánh giá được mức độ nhận thức và kỹ năng của HS.