Phân tích định tính

Một phần của tài liệu Thiết kế bài tập tình huống để rèn luyện kỹ năng phân tích, tổng hợp cho học sinh trong dạy học phần tiến hóa bậc THPT (Trang 79 - 80)

- HS phân tích từng thông tin và ghi rõ trong phiếu kiểm tra thông tin đó nói về

3.4.2.Phân tích định tính

Trong quá trình thực nghiệm sư phạm, kết hợp với kết quả bài làm của HS và quan sát trong khi tổ chức cho HS giải quyết các bài tập tình huống, chúng tôi thấy rằng trong quá trình TN lớp TN HS có sự tiến bộ hơn so với lớp ĐC cụ thể:

- Khi dạy bài 24: Các bằng chứng tiến hóa

+ Đối với lớp ĐC: Trong mục cơ quan tương đồng, chúng tôi yêu cầu HS quan sát hình 24.1và cho biết xương chi của các loài động vật trong hình tương đồng với nhau như thế nào? Những biến đổi ở xương bàn tay giúp mỗi loài thích nghi như thế nào? Sau khi quan sát hình và thảo luận phần lớn HS đều đưa ra nhận xét: chi trước các sinh vật trên đều có cấu tạo tương tự nhau, sự biến đổi khác nhau ở cấu tạo xương bàn tay do chúng thực hiện chức năng khác nhau nhưng các em lại không rút ra được khái niệm cơ quan tương đồng và không cho được ví dụ minh họa. Điều này chứng tỏ, ở lớp ĐC đa số HS phân tích được đặc điểm riêng lẻ bề ngoài mà chưa tổng hợp đưa ra được cái chung.

+ Đối với lớp TN: Khi dạy mục cơ quan tương đồng, HS quan sát hình 24.1 kết hợp phân tích các ý kiến trong tình huống nên các em hiểu rõ bản chất vấn đề và dễ dàng nêu được khái niệm cơ quan tương đồng và cho ví dụ minh họa.

Như vậy, sau khi dạy bài này ở 2 lớp TN và 2 lớp ĐC, chúng tôi nhận thấy HS ở lớp TN đã có sự cải thiện khả năng phân tích- tổng hợp, nhận xét vấn đề một cách đáng kể, do đó, chất lượng lĩnh hội kiến thức của lớp TN cũng tốt hơn lớp ĐC.

Việc phát huy được kỹ năng phân tích tổng hợp thể hiện rõ hơn sau khi dạy bài 26, 30: Học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại và quá trình hình thành loài, chúng tôi kiểm tra bài cũ cũng như kiểm tra 15 thấy ở 2 lớp TN có sự tiến bộ rõ rệt, nhiều HS đã phân tích-tổng hợp được các dấu hiệu bản chất, trình bày khoa học, vận dụng kiến thức cũ giải quyết vấn đề mới, khả năng lập luận lôgic, chặt chẽ. Cụ thể khi yêu cầu HS cho biết trong các nhân tố sau: chọn lọc tự nhiên; giao phối ngẫu nhiên; giao phối không ngẫu nhiên; đột biến; di- nhập gen, nhân tố nào vừa làm thay đổi tần số alen vừa làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.

Ở lớp TN, khoảng 96% HS trả lời chính xác các nhân tiến hóa vừa làm thay đổi tần số alen vừa làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể là: đột biến, chọn lọc tự nhiên, di-nhập gen. Còn ở lớp ĐC chỉ có khoảng 30% HS trả lời chính xác. Nguyên

nhân chủ yếu là muốn trả lời được chính xác HS phải phân tích được vai trò của từng nhân tố tiến hóa ở 2 yếu tố: tần số alen và thành phần kiểu gen, tức HS phải có khả năng phân tích và tổng hợp đồng thời nắm được bản chất của từng nhân tố tiến hóa.

Như vậy sau khi tiến hành dạy học bằng cách sử dụng bài tập tình huống cho thấy lớp TN có khả năng phân tích, tổng hợp và suy luận tốt hơn lớp ĐC, do đó khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức bài học của những HS ở lớp TN cũng tốt hơn so với lớp ĐC.

Qua trao đổi với GV dạy TN chúng tôi thấy khi sử dụng BT tình huống để rèn luyện kỹ năng phân tích-tổng hợp bước đầu HS làm quen tiết học còn trầm, nhiều khi khó thực hiện giáo án. Nhưng sau 1 tiết HS thảo luận sôi nổi giữa các cá nhân trong nhóm, hay giữa các nhóm với nhau để hoàn thành nhiệm vụ nhận thức hơn sử dụng phương pháp dạy học truyền thống, đặc biệt HS chủ động tìm ra kiến thức mới, sữa chữa những sai lầm do hiểu chưa cặn kẽ.

Như vậy sau khi sử dụng BT tình huống để rèn luyện kỹ năng phân tích-tổng hợp cho HS trong quá trình dạy bước đầu đã mang lại hiệu quả, HS đã có những kỹ năng giải quyết những vấn đề gặp phải. Với kết quả thu được một lần nữa đã khẳng định tính đúng đắn, hiệu quả, khả thi của các bài tập tình huông trong việc rèn luyện kỹ năng học tập cho HS.

Một phần của tài liệu Thiết kế bài tập tình huống để rèn luyện kỹ năng phân tích, tổng hợp cho học sinh trong dạy học phần tiến hóa bậc THPT (Trang 79 - 80)