Hệ thống thông tin liên lạc và viễn thông quốc tế

Một phần của tài liệu Hoạt động xúc tiến du lịch MICE ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (Trang 49)

7. Kết cấu của luận văn

2.1.2.3. Hệ thống thông tin liên lạc và viễn thông quốc tế

Bà Rịa – Vũng Tàu là nơi tập trung nhiều ngành công nghiệp quan trọng nhƣ dầu khí, cảng biển, năng lƣợng…và hệ thống thông tin liên lạc và viễn thông quốc tế đã phục vụ đắc lực cho sự phát triển của các ngành kinh tế này. Đồng thời, sự phát triển đó cũng đang tạo ra một lợi thế so sánh để thu hút các nhà đầu tƣ đến với địa phƣơng.

Với việc đầu tƣ công nghệ hiện đại, cho đến nay ngành bƣu điện Bà Rịa – Vũng Tàu đã phát triển mạnh về quy mô và đƣợc đánh giá là một đơn vị kinh doanh có hiệu quả. Cơ sở vật chất kỹ thuật, mạng lƣới bƣu chính viễn thông đƣợc mở rộng, công nghệ đƣợc đổi mới, chất lƣợng các thông tin và liên lạc đƣợc nâng cao. Trang thiết bị đƣợc thay đổi với hệ thống cáp quang, cáp ngầm hiện đại và an

toàn. Các công nghệ lạc hậu đã đƣợc thay thế hoàn toàn bằng tổng đài kỹ thuật số; mạng chuyển mạch sử dụng công nghệ tiên tiến của Pháp…

Năm 2010 tỷ lệ gia đình có điện thoại đạt 80% mật độ thuê bao Internet 4,87/100 dân, số ngƣời sử dụng Internet đạt 50% số lƣợng thuê bao và các trƣờng học, bệnh viện, cơ quan, doanh nghiệp, các xã trong tỉnh sử dụng Internet đạt 100%. Ngoài việc đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc, phục vụ nhiệm vụ chính trị, xã hội, bƣu điện tỉnh rất chú trọng phục vụ các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, coi đây nhƣ là những khách hàng lớn, nhu cầu tiềm năng. Với cơ sở hạ tầng đã có và chủ trƣơng hợp lý các nhà đầu tƣ đã đánh giá: tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu không chỉ có lợi thế về năng lƣợng, hệ thống cảng mà chất lƣợng dịch vụ của ngành bƣu điện đang là một lợi thế của địa phƣơng thu hút nhà đầu tƣ.

2.1.2.4. Hệ thống cung cấp năng lượng

Bà Rịa – Vũng Tàu là nơi sản xuất gần 40% điện của quốc gia. Tại đây có trung tâm điện lực Phú Mỹ bao gồm 5 nhà máy điện, tổng công suất khoảng 3.855 MW, không những cung cấp điện cho các nhu cầu sinh hoạt và sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu mà còn cung cấp điện cho cả nƣớc sử dụng.

Toàn tỉnh có hơn 20 sông rạch với chiều dài khoảng 200 km có thể khai thác vận tải thủy. Một số con sông và một số vùng bờ biển của tỉnh rất thích hợp cho việc phát triển cảng sông, cảng biển nhƣ: sông Thị Vải, sông Dinh, vùng biển Sao Mai – Bến Đình, Bến Đầm Côn Đảo, Long Sơn. Nếu phát huy hết tiềm năng, công suất thông qua các cảng trên địa bàn tỉnh có thể đạt đến 70 – 80 triệu tấn/năm.

Theo đánh giá của Tổng Công ty Điện lực 1 Việt Nam, Bà Rịa – Vũng Tàu là một địa phƣơng có chất lƣợng điện năng cao đủ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của nhân dân trong tỉnh, phục vụ tốt hoạt động du lịch và sản xuất kinh doanh.

2.1.2.5. Hệ thống cung cấp nước sạch

Cung cấp nƣớc sạch phục vụ cho đời sống, sản xuất công nghiệp và các loại hình dịch vụ từ lâu vẫn đƣợc chú trọng. Toàn tỉnh hiện có 7 nhà máy nƣớc với

tổng công suất khoảng 78.000m3/ngày. Tất cả các nhà máy trên đều sản xuất nƣớc đạt chất lƣợng nƣớc cấp cho sinh hoạt theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5501-91. Với năng lực sản xuất đó, sản lƣợng nƣớc thƣơng phẩm đáp ứng cho nhu cầu sử dụng nƣớc hiện nay. Ngoài ra, để cấp nƣớc cho khu vực Côn Đảo, tỉnh đã đầu tƣ xây dựng nhà máy nƣớc Côn Đảo với công suất 1500m3/ngày đêm, nhà máy sẽ cung cấp nƣớc cho các khu vực thị trấn Côn Đảo, khu vực Cỏ Ống và Bến Đầm.

Bà Rịa – Vũng Tàu là một tỉnh có nhiều nỗ lực đầu tƣ để phát triển nguồn và mạng lƣới cấp nƣớc khá rộng khắp từ thành thị đến nông thôn, đủ đáp ứng cho các nhu cầu sinh hoạt và sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh trƣớc mắt và lâu dài.

2.1.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch

2.1.3.1. Cơ sở lưu trú và ăn uống phục vụ du lịch

Hệ thống lƣu trú và ăn uống phục vụ cho hoạt động du lịch của tỉnh trong 20 năm qua đã đƣợc đầu tƣ xây dựng hoàn chỉnh, nâng cao chất lƣợng dịch vụ và khả năng phục vụ nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trƣờng du lịch.

Từ năm 1991 mới chỉ có 29 khách sạn với 1.247 phòng và chƣa có khách sạn đƣợc xếp hạng, thì đến năm 1995 có 3 khách sạn đƣợc xếp hạng với 145 phòng. Năm 1996, toàn tỉnh có 65 khách sạn với 2.700 phòng. Năm 2000, có 72 khách sạn với 2.753 phòng. Đến năm 2010, có 162 cơ sở lƣu trú du lịch với 6.722 phòng. Trong đó có 117 cơ sở đƣợc xếp hạng với 5.239 phòng, có 1 khách sạn đạt tiêu chuẩn 5 sao. Năm 2012, Cơ sở lƣu trú trên toàn tỉnh có 184 khách sạn và resort đang hoạt động với 7.853 phòng, trong đó cơ sở đã đƣợc xếp hạng là 101 cơ sở đƣợc xếp hạng từ 1 đến 5 sao và hạng cao cấp với 5.262 phòng và 46 nhà nghỉ đạt tiêu chuẩn kinh doanh lƣu trú du lịch với 675 phòng.

Riêng các khách sạn cao cấp phục vụ khách MICE và khách có khả năng chi tiêu cao thì có các khách sạn nhƣ: Khách sạn REX (TP. Vũng Tàu) là khách sạn đƣợc xếp hạng 3 sao đầu tiên của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (ngày 01-7-1995); Hai khách sạn nghỉ dƣỡng là Sài Gòn – Bình Châu và Anoasis Beach Resort là hai khách sạn đƣợc công nhận đạt tiêu chuẩn 4 sao đầu tiên của tỉnh Bà Rịa – Vũng

Tàu (ngày 10-12-2004); The Imperial Hotel (đi vào hoạt động từ năm 2009) chính thức đƣợc Tổng cục Du lịch công nhận đạt tiêu chuẩn 5 sao đầu tiên của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Từ 7 doanh nghiệp lữ hành vào năm 1996, đến nay đã có 16 doanh nghiệp. Các điểm tham quan, tuyến du lịch và khu du lịch đã đƣợc đầu tƣ đồng bộ, đủ tiêu chuẩn tiếp đón và phục vụ nhu cầu tham quan, nghỉ dƣỡng của du khách.

Nhờ sự đa dạng hóa về cơ sở vật chất phục vụ và phong phú về các tuyến điểm du lịch mà lƣợng khách tham quan đến Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ngày càng đông. Đối tƣợng khách bao gồm: khách lẻ, khách đoàn, bình dân, cao cấp, khách các tỉnh đi chơi tắm biển đi về trong ngày; khách tham quan thắng cảnh, thƣởng thức ẩm thực đặc sản biển và lƣu trú dài ngày; khách dự hội thảo, hội nghị kết hợp nghỉ dƣỡng (du lịch MICE); khách thƣơng gia, ký kết hợp tác đầu tƣ…

Theo đó, các dự án khai thác thế mạnh tiềm năng du lịch của tỉnh cũng phát triển với số lƣợng lớn và sớm đi vào khai thác. Tính đến tháng 10/2011, toàn tỉnh đã có 151 dự án đầu tƣ du lịch với tổng đăng ký trên 35 ngàn tỷ đồng và gần 12 triệu USD. Từ năm 2006 đến năm 2010, các đơn vị đã đón và phục vụ 34,5 triệu lƣợt khách du lịch, trong đó có 1,3 triệu lƣợt khách quốc tế, doanh thu du lịch của tỉnh đạt 6.674 tỷ đồng. Năm 2011, số lƣợng du khách đạt 9,61 triệu lƣợt khách. Đến năm 2012, hoạt động lữ hành đạt doanh thu là 406,47 tỷ đồng.

Bảng 2.1. Lƣợt khách du lịch do các đơn vị kinh doanh du lịch phục vụ

Nguồn: Sở VH,TT và DL tỉnh BR- VT Nguồn: Sở VH,TT và DL tỉnh BR- VT 2.1.3.2. Cơ sở cung ứng các dịch vụ khác phục vụ du lịch Nguồn: Sở VH,TT và DL tỉnh BR- VT

Trong thời gian qua, Tỉnh BR-VT đã có chiến lƣợc thu hút khách du lịch, đặc biệt là khách quốc tế. Thông qua đó, nhằm nâng cao chất lƣợng dịch vụ du lịch, ngành du lịch tỉnh đã tiến hành quy hoạch và xây dựng các sản phẩm du lịch đơn tuyến và liên tuyến, cụ thể tập trung ở các tuyến du lịch sau:

+ Tuyến Tp. Vũng Tàu – Long Sơn: tham quan vòng quanh biển Vũng Tàu, Núi Lớn, Núi Nhỏ, các di tích Thích Ca Phật Đài, Bạch Dinh, Đình Thần Thắng

Tam, Tƣợng Chúa giang tay, Niết Bàn Tịnh Xá, Hải Đăng, thăm đảo Long Sơn – Nhà thờ Ông Trần….

+ Tuyến Vũng Tàu – Long Hải – Phƣớc Hải: tham quan mũi Kỳ Vân, đèo Nƣớc Ngọt, rừng Hoa Anh Đào, đƣờng Nhật Bản, chùa Long Bàn, căn cứ Minh Đạm, làng chài Long Phƣớc, tắm biển Phƣớc Hải…

+ Tuyến Vũng Tàu – Bình Châu – Suối Bang – Biển Hồ Cốc – Núi Tầm Bồ: tham quan Rừng Nguyên Sinh – Suối Bang, tắm suối khoáng Bình Châu, biển Hồ Cốc, chinh phục Núi Tầm Bồ, ngắm cảnh biển Hồ Cốc.

+ Tuyến Vũng Tàu – Bình Châu – Suối Bang – Bến Cát – Sông Ray: xem đua chó, tắm biển, tham quan một số thắng cảnh ở Vũng Tàu, tắm suối khoáng nóng Bình Châu, tắm Suối Bang, lửa trại đêm ở Bến Cát, du thuyền và câu cá nƣớng trên Sông Ray.

+ Tuyến Bình Châu – Phƣớc Bửu – Lộc An – Sông Ray: tắm suối khoáng nóng Bình Châu, tham quan Bình Châu – Phƣớc Bửu, đồi cát bay, tắm biển Lộc An…

+ Tuyến Núi Dinh – Vũng Tàu: khu di tích Núi Dinh, chùa Đại Tùng Lâm, chùa Hang Tổ, chùa Hòn Bà, leo núi, tham quan Suối Đá, Suối Tiên.

+ Tuyến Vũng Tàu – Côn Đảo: các di tích lịch sử cách mạng, rừng quốc gia Côn Đảo, hệ sinh thái biển, bơi và lặn biển xem các rạn san hô, xem rùa biển đẻ tại Hòn Bảy Cạnh, xem chim tại hồ nƣớc ngọt Quang Trung, Bãi Ông Đụng, du lịch núi leo, kết hợp tắm biển – nghỉ dƣỡng…[51;tr.48-49].

Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu không chỉ thu hút du khách gần xa bởi bãi biển dài trong xanh, hay những món đặc sản tƣơi ngon mà còn hấp dẫn bởi những loại hình giải trí độc đáo. Đây là một trong những lợi thế nhằm đáp ứng, thỏa mãn nhu cầu của du khách vào buổi tối khi lƣu trú tại điểm đến. Bên cạnh đó, các địa điểm mua sắm của du khách đều mang tính chuyên nghiệp, hiện đại, mang tính đặc trƣng của tỉnh du lịch. Ngoài hệ thống các điểm vui chơi tập trung ở các khách sạn và resort cao cấp, thì phải kể đến các điểm du lịch – dịch vụ phục vụ du lịch MICE cụ thể nhƣ sau:

Sân Golf Vũng Tàu Paradise đƣợc coi là một trong những điểm thu hút du khách mạnh nhất tại thành phố biển Vũng Tàu. Sân Golf đƣợc xây dựng trên địa hình dốc thoai thoải, chỗ trũng chỗ sâu, tạo nên những cung bậc khác nhau cho tầm mắt. Sân Golf có 27 lỗ golf. Khuôn viên của mỗi sân golf có hình dạng khác nhau, phụ thuộc vào kiểu sân golf. Sân Golf có mối liên hệ thƣờng xuyên với một số hiệp hội thƣơng gia các nƣớc, các tour du lịch golf trên thế giới, Hiệp hội chơi Golf Việt Nam…Vì vậy, cứ cách vài tháng, sân golf lại tổ chức cuộc thi với hàng trăm doanh nhân tham gia, đây là nguồn khách thƣờng xuyên tham gia du lịch tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Xem đua chó tại Sân vận động Lam Sơn

Thứ bảy hàng tuần ở Vũng Tàu thƣờng tổ chức đua chó tại sân vận động Lam Sơn. Du khách tham gia xem đua chó và tham dự chƣơng trình dự thƣởng để cho cuộc đua thêm hồi hộp, hấp dẫn. Đây là môn đua chó giải trí do Công ty dịch vụ thể thao thi đấu giải trí (SES-VN) du nhập về Việt Nam, đƣợc chính thức cấp phép từ năm 2001 tại Tp. Vũng Tàu, hiện là điểm duy nhất ở Việt Nam và Đông Nam Á tổ chức hoạt động giải trí đầy sức hấp dẫn này.

Cáp treo Núi Lớn (Thành phố Vũng Tàu)

Tuyến cáp treo dài 500m (vốn đầu tƣ 250 tỷ đồng), công suất 2.000 lƣợt khách/giờ, đƣa khách du lịch từ hòn Ngƣu (bãi Trƣớc) lên đỉnh núi Lớn (cao 220m). Trên đỉnh Núi Lớn (rộng 8 ha) có rừng cây và hồ nƣớc. Từ đây, du khách có thể ngắm nhìn toàn cảnh thành phố Vũng Tàu, tận hƣởng không khí trong lành, mát mẻ.

Trung tâm mỹ nghệ Vũng Tàu

Trung tâm mỹ nghệ Vũng Tàu nằm ngay trên đƣờng Lê Lợi – Quang Trung với các sản phẩm: mỹ nghệ sò ốc (tạo hình, cẩn ghép tranh, phủ điều, đồ gia dụng…), sơn mài, thêu đan, làm hoa, điêu khắc gỗ, đắp tƣợng, hội họa…Đồ mỹ nghệ Bà Rịa – Vũng Tàu có giá trị ở trong và ngoài nƣớc, đã từng xuất sang Hồng Kông, Đài Loan, Singapore, Indonesia, Triều Tiên, Nhật Bản, Nga…Đây là trung

tâm mua sắm thu hút đông đảo du khách đến tham quan và mua sắm tại thành phố Vũng Tàu.

Trung tâm Biểu diễn Nghệ thuật – Yến tiệc và Hội nghị Hera Palace

Trung tâm cung cấp các dịch vụ bao gồm: Biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp, tổ chức tiệc cƣới, tổ chức hội nghị - du lịch MICE, nhà hàng phục du lịch MICE. Trung tâm có diện tích gần 17.000m2, có sức chứa cùng lúc hơn 5000 ngƣời với cơ sở vật chất đƣợc đầu tƣ đúng theo tiêu chuẩn quốc tế, đội ngũ hơn 200 nhân viên đƣợc đào tạo bài bản, chuyên nghiệp.

Bên cạnh đó, một số dự án lớn phục vụ cho du lịch MICE trên địa bàn tỉnh cũng đang dần hoàn thiện để đƣa vào hoạt động vào cuối năm 2012, đầu năm 2013 nhƣ: Khu du lịch phức hợp Hồ Tràm, Khu du lịch Hồng Phúc (huyện Xuyên Mộc), Trung tâm triển lãm quốc tế - khách sạn Pullman (TP Vũng Tàu).

2.1.4. Nguồn nhân lực du lịch

Hoạt động du lịch của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu với bƣớc phát triển trong những năm qua đã thu hút nguồn nhân lực địa phƣơng khá lớn.

Từ năm 1997, tỉnh có 5.847 lao động làm việc trong ngành du lịch, đến năm 2000 có 6.041 ngƣời. Đến năm 2010, trong số 12.200 lao động trong ngành du lịch, có 88,7% lao động có nghiệp vụ chuyên môn về du lịch, số còn lại đều có chứng chỉ nghiệp vụ du lịch ngắn hạn, có kỹ năng nghiệp vụ đối với từng chức danh chuyên môn. Đến năm 2011 toàn ngành thu hút 12.200 ngƣời làm việc trong các khâu quản lý và phục vụ trực tiếp trong các cơ sở kinh doanh du lịch. Đa số ngƣời lao động có tay nghề chuyên môn, có bằng cấp, trong đó một bộ phận ngƣời lao động có kinh nghiệm lâu năm, tay nghề chuyên môn vững vàng, giữ các vị trí trƣởng bộ phận hoặc quản lý tại các đơn vị kinh doanh. Tính đến tháng 11/2012, tổng số lao động đang làm việc trong lĩnh vực du lịch trên địa bàn tỉnh khoảng 13.450 ngƣời, tăng 4% so với năm 2011. Số lƣợng lao động đƣợc đào tạo nghiệp vụ du lịch chiếm 61% (8.174 ngƣời), trong đó trình độ đại học và trên đại học chiếm 11%, cao đẳng 16%, trung cấp 31% và sơ cấp 42%.

Do đặc thù của một ngành kinh tế dịch vụ, lao động trong ngành du lịch đòi hỏi sự nhiệt tình, gắn bó và tính chuyên nghiệp cao hơn hẳn các ngành nghề khác, trong khi đó sinh viên mới đƣợc đào tạo về du lịch ra trƣờng lại chƣa có định hƣớng nghề nghiệp vững vàng, một số chƣa có quyết tâm theo đuổi nghề, trình độ chuyên môn đƣợc đào tạo phần lớn không đáp ứng đúng nhu cầu của doanh nghiệp du lịch thƣờng gặp nhiều khó khăn.

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch xác định công tác đào tạo và bồi dƣỡng nguồn nhân lực là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành du lịch.

Giai đoạn 2001-2005 Sở Du lịch đã tổ chức 57 lớp đào tạo, bồi dƣỡng các nghiệp vụ khách sạn, bản vệ, cấp cứu thủy nạn, văn mình giao tiếp cho 1.064 lƣợt lao động tại các doanh nghiệp.

Giai đoạn 5 năm 2006-2010, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch đã mở 10 lớp bồi dƣỡng nghiệp vụ du lịch cho gần 1000 học viên là các cán bộ quản lý và nhân viên các doanh nghiệp du lịch.

Qua các lớp tập huấn, đào tạo và bồi dƣỡng, đội ngũ nhân lực của ngành phát huy tốt hơn năng lực chuyên môn và tích lũy kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng thao tác, từ đó nâng dần mặt bằng trình độ chung của đội ngũ nhân lực, nâng cao tính chuyên nghiệp trong ngành du lịch.

Nhìn chung, đội ngũ nhân lực lao động trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ du lịch của tỉnh đã đáp ứng đƣợc những yêu cầu về mặt trình độ chuyên môn

Một phần của tài liệu Hoạt động xúc tiến du lịch MICE ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (Trang 49)