7. Kết cấu của luận văn
2.1.2.3. Tài nguyên dulịch nhân văn
Bà Rịa – Vũng Tàu là vùng đất mà ngƣời Việt đến định cƣ và khai phá sớm nhất trên vùng đất Nam Bộ. Tỉnh có truyền thống văn hoá - lịch sử lâu đời chứa đựng nhiều di sản văn hoá in đậm dấu ấn của thời kỳ lịch sử suốt hơn 300 năm qua.
Theo thống kê bƣớc đầu, toàn tỉnh có gần 200 di tích lịch sử văn hoá (chƣa tới 10 km2
có 1 di tích), trong đó có 31 di tích đã đƣợc Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận xếp hạng, 1 di tích đƣợc tỉnh quyết định khoanh vùng bảo vệ.
Di tích của Bà Rịa – Vũng Tàu phong phú về loại hình, đa dạng về niên đại. Trong đó, có những di tích phản ánh một sự kiện nổi bật, diễn ra trong một thời điểm, nhƣng cũng có di tích mà quá trình lịch sử nó kéo dài trên cả trăm năm nhƣ: di tích khảo cổ học (thời kỳ tiền sƣ, sơ sử), di tích lịch sử văn hoá thời khai hoang mở đất – trƣớc khi thực dân pháp xâm lƣợc, di tích dƣới thời pháp thuộc, công trình kiến trúc tôn giáo, di tích lịch sử cách mạng và hệ thống trƣng bày chuyên đề, phòng trƣng bày truyền thống, nhà bảo tàng… là những địa chỉ mà khách du lịch thƣờng tham quan khi đến Bà Rịa – Vũng Tàu.
Điểm đặc biệt là của hầu hết các di tích lịch sử văn hoá nổi tiếng ở Bà Rịa – Vũng Tàu đều gắn với những cảnh quan thiên nhiên kỳ thú và hấp dẫn nhƣ: di tích lịch sử văn hoá Niết Bàn Tịnh Xá , Thích Ca Phâ ̣t Đài , Bạch Dinh, đình cổ Long Phƣợng, Dinh Cô, chùa Long Bàn, khu đền thờ ông Trần, đình Thắng Tam, trận địa pháo cổ núi Lớn, núi Nhỏ, hải đăng Vũng Tàu, căn cứ Minh Đạm, căn cứ Núi Dinh, cửa biển Lộc An, khu di tích nhà tù Côn Đảo … và rất nhiều địa danh lịch sử khác.
Một điểm đặc biệt là rất nhiều di tích dịch sử văn hoá của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có tổ chức lễ hội hằng năm. Ở đó di sản văn hoá vật thể và phi vật thể gắn bó chật chẽ với nhau, hoà lẫn trong nhau tạo nên sự sống động và hấp dẫn của di tích. Nhƣ vậy, có thể nói Bà Rịa – Vũng Tàu là một trong những tỉnh có rất điều kiện để phát triển ngành du lịch trong khu vực Đông Nam Bộ nói chung và cả nƣớc nói riêng.
Các di tích văn hóa lịch sử
Các di tích văn hóa lịch sử có số lƣợng phong phú nhất, nhiều nhất trong số các di sản văn hóa của tỉnh.
Các di chỉ khảo cổ liên quan tới thời Tiền sử và Sơ sử đã đƣợc phát hiện ở Ngãi Giao, Đức Trung, Gò Dƣa (có niên đại cách nay khoảng 2000 – 3000 năm), các di chỉ phát hiện ở Bƣng Bạc (thị xã Bà Rịa), Bƣng Thơm (huyện Đất Đỏ) và Giồng Lớn (Long Sơn – TP. Vũng Tàu) có niên đại trên dƣới 2000 – 2500 năm. Các cuộc khai quật khảo cổ đã cho thấy đây là một trong những khu vực phát triển của ngƣời tiền sử ở vùng Đông Nam Bộ, mà đỉnh cao là sản xuất và chế tác gốm màu, luyện kim khí chế tác đồ trang sức.
Các di tích lịch sử, văn hóa liên quan tới thời kỳ mở mang bờ cõi về phƣơng Nam của Chúa Nguyễn ở Đàng Trong khá đậm đặc “Hào khí Tam Thắng” với hàng loạt các đình chùa, miếu mạo xây dựng từ thế kỷ XVII – thế kỷ XIX chính là biểu tƣợng đặc trƣng nhất cho thời kỳ này.
Các di tích lịch sử khác phải kể đến các pháo đài trên Núi Lớn – Núi Nhỏ, Bạch Dinh, Côn Đảo, các di tích Bình Giã, địa đạo Long Phƣớc, địa đạo Kim Long, Bến cảng Lộc An, cầu Cỏ May…
Lễ hội
Lễ hội ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu bao gồm các lễ hội thờ vị tiền hiền có công với đất nƣớc, quê hƣơng, phản ánh nét văn hóa truyền thống của những ngƣ dân vùng ven biển với quy mô lớn, thu hút nhiều khách hành hƣơng nhƣ: Lễ hội Nghinh Cô (Long Hải) diễn ra từ ngày 10-12/2 âm lịch hằng năm, lễ vía ông Trần (18-20/2 âm lịch), lễ Trùng Cửu 9/9 âm lịch (Long Sơn), lễ hội Nghinh Ông – Cầu Ngƣ ( rƣớc cá ông ) đƣợc tổ chức ở lăng Cá Ông, đình Thắng Tam (Vũng Tàu) vào ngày 16 – 8 âm lịch hằng năm, lễ hội Miếu Bà diễn ra ngày 16, 17 ,18 tháng 10 âm lịch … đây là những ngày hội thu hút rất nhiều du khách từ các tỉnh Đông Nam Bộ nhƣ thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Dƣơng, Bình Phƣớc và các tỉnh thành lân cận, nhƣ Bình Thuận, Ninh Thuận, Gò Công, Bến Tre… về dự lễ hội và kết hợp du lịch tắm biển, nghỉ dƣỡng.
Các vấn đề gắn với dân tộc
Các nhóm cƣ dân bản địa đã tồn tại trên mảnh đất Bà Rịa – Vũng Tàu hàng nghìn năm lịch sử. Đây có thể xem là vùng đa sắc tộc, là nơi giao thoa và hội tụ của các dân tộc Chăm, Chơro, Kinh, Hoa, mang sắc thái của cƣ dân miền ven biển trong khu vực Đông Nam Á. Những phong tục, tập quán trong sinh hoạt, trong ăn uống, cƣới xin, ma chay, phƣơng thức canh tác, làm ăn…Tuy nhiên, trải qua thăng trầm lịch sử, cho đến nay, văn hóa ngƣời Việt vẫn thể hiện rõ nét qua các di tích còn lƣu lại và các lễ hội truyền thống ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Tóm lại, phải khẳng định với những ƣu đãi của thiên nhiên cùng với truyền thống văn hóa lịch sử lâu đời đã tạo cho tỉnh những lợi thế nổi bật để phát triển toàn diện các ngành kinh tế - văn hóa – xã hội – du lịch, mang lại nguồn thu và vị thế đặc biệt trong vùng Đông Nam Bộ nói riêng và cả nƣớc nói chung.
2.1.2. Điều kiện kinh tế và cơ sở vật chất hạ tầng xã hội tác động đến phát triển du lịch