7. Kết cấu của luận văn
2.1.1.2. Tài nguyên dulịch tự nhiên
Về địa hình
Tỉnh là một bộ phận của miền đất cao Đông Nam Bộ, vùng chuyển tiếp giữa cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ, vì thế đặc điểm chung của địa hình là có độ cao không lớn, dao động từ 50 - 300m (trừ một số đỉnh núi nằm rải rác ở Tân Thành và Xuyên Mộc).
Địa hình tƣơng đối bằng phẳng, độ chia cắt không mạnh. Địa hình bao gồm núi, đồi, đồng bằng nhỏ và các đồi cát, dải cát chạy vòng theo hƣớng bờ biển. Xu thế chung của địa hình là thấp dần từ bắc xuống nam đƣợc chia làm 3 khu vực với các dạng địa hình chính là miền ðồi núi thấp, bậc thềm phù sa cổ và vùng địa hình đồng bằng ven biển.
- Miền đồi núi thấp tập trung ở phía bắc các huyện Tân Thành, Châu Đức, Xuyên Mộc.
- Côn Đảo địa hình chủ yếu là đồi núi, đỉnh cao nhất nằm ở phía nam là đỉnh Lớn cao 690m, các đỉnh khác có độ cao sàn sàn từ 400-500m. Bờ biển lõm vào thành một vụng lớn, tạo điều kiện cho các bãi phù sa cổ có thể phát triển.
- Dải bậc thềm phù sa cổ có độ cao từ 50-100m, nằm ở phía nam vùng đồi núi thấp, chạy từ phía tâu huyện Tân Thành đến phía đông của huyện Xuyên Mộc.
- Vùng đồng bằng ven biển có độ cao dƣới 50m chạy dọc theo bờ biển phía nam, đƣợc tạo do tác động kết hợp của song và biển. Địa hình phổ biến là các cánh đồng lúa,
bãi cát, cồn cát, bãi lầy…Ở một số nơi nổi lên những ngọn núi hoa cƣơng dựng đứng nhƣ núi Lớn 245m và núi Nhỏ (Vũng Tàu), núi Châu Viên 338m (Long Đất).
Với địa hình đa dạng và phong phú do thiên nhiên ƣu đãi, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có nhiều lợi thế để phát triển các sản phẩm du lịch: du lịch sinh thái, du lịch thể thao, du lịch nghiên cứu…
Về khí hậu
Khí hậu Bà Rịa – Vũng Tàu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, chịu ảnh hƣởng của đại dƣơng, có 2 mùa rõ rệt là mùa mƣa (tháng 5 - 11) và mùa khô (tháng 12 - 4).
Nhiê ̣t độ trung bình hàng năm từ 25 – 27o C, thấp hơn 1 – 2o C so với khu vƣ̣c. Tháng thấp nhất khoảng 24,8o
C; tháng cao nhất khoảng 28,6oC. nhiệt đô ̣ nƣớc biển ít thay đổi , quanh năm nhiê ̣t đô ̣ tầng mă ̣t nƣớc khoảng 24 – 29oC, nhiệt đô ̣ tầng đáy khoảng 26,5 – 27oC. Số giờ nắng trung bìn h hàng năm khoảng 2.400 giờ và phân bố tƣơng đối đều trong các tháng ; cao nhất là tháng 3 (khoảng 299,9 giờ), thấp nhất là tháng 8 (khoảng 176 giờ). Độ ẩm không khí trung bình 80%.
Lƣơ ̣ng mƣa trung bình hàng năm khoảng 1.500mm, chia làm hai mùa rõ rê ̣t . Mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm trên 90% lƣơ ̣ng mƣa. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, chiếm chƣa tớ i 10% lƣơ ̣ng mƣa. Bà Rịa – Vũng Tàu chịu ảnh hƣởng của 3 loại gió: gió Đông Bắc và gió Bắc thƣơng xuất hiện vào đầu mùa khô có tốc đô ̣ khoảng 1 – 5 m/s. Gió Tây và gió Tây Nam xuất hiện vào đầu mùa mƣa có tốc đô ̣ 3 – 4 m/s.
Khí hậu ở Bà Rịa – Vũng Tàu quanh năm dễ chịu, ấm áp, ít có thiên tai và thời tiết bất thƣờng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển ngành du lịch của tỉnh.
Về nguồn nước
Nguồn lợi thiên nhiên lớn nhất phục vụ du lịch của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu là biển và sự kết hợp hài hoà giữa biển với núi rừng và các khu rừng nguyên sinh, tạo nên hấp dẫn và kỳ thú hiếm có trên vùng đất đồng bằng duyên hải Nam Bộ.
Không kể hải đảo, Bà Rịa – Vũng Tàu có chiều dài bờ biển 156 km, trong đó có 72 km có thể dùng làm bãi tắm và có nhiều bãi tắm đẹp nổi tiếng của vùng.
Thuỷ triều thuộc bán nhật triều, mỗi ngày đều có 2 ngày thuỷ triều lên xuống, biên độ triều lớn nhất là 4 – 5m.
Thành phố Vũng Tàu là một bán đảo , ba mặt giáp biển , cách thành phố Hồ Chí Minh 125 km và cách thành phố Biên Hoà 90 km, có nhiều bãi biển đẹp nổi tiếng nhƣ: Bãi Trƣớc, Bãi Sau, Bãi Mũi Nghinh Phong, Bãi Dứa, Bãi Dâu ….tổng chiều dài các bãi tắm ở Vũng Tàu khoảng 20 km . Các bãi tắm uốn hình vòng cung , đƣợc tạo thành từ các mũi đất chạy dài ra biển, theo thế núi lớn và núi nhỏ vừa kín gió nƣớc trong xanh, vừa tạo nên một vùng sơn thuỷ hết sức kỳ thú.
Thắng cảnh Bàu Sen ở thành phố Vũng Tàu rộng 400ha vốn là một thắng cảnh tự nhiên sẽ mở ra triển vọng xây dựng thành khu du lịch vui chơi giải trí kết hợp tắm biển, mở rộng khả năng thu hút du khách và là nguồn cung cấp thực phẩm dồi dào để chế biến các đặc sản cho du khách.
Huyện Long Điền bờ biển kéo dài từ Phƣớc Tỉnh đến chân núi Châu Viên – Châu Long, có bãi tắm Long Hải, bãi tắm nƣớc ngọt …với nhiều đồi cát, độ dốc thoai thoải, hình thành những bãi tắm xen kẽ giữa các mỏm đá dƣới chân núi, rất hấp dẫn du khách đến du lịch, tắm biển và nghỉ dƣỡng.
Huyện Xuyên Mộc có bãi tắm Hồ Tràm, Hồ Cốc còn nguyên dáng vẻ nguyên sơ, là nơi du khách có thể nghỉ ngơi và thƣởng thức các món đặc sản miền biển tƣơi ngon. Bên cạnh đó, du khách có thể tham gia loại hình du lịch dã ngoại, du lịch sinh thái.
Bà Rịa – Vũng Tàu có sông Ray, Sông Dinh, Sông Lòng Tàu, Suối Tiên và những con rạch, nhƣ rạch Cây Khế, Rạch Bà, Rạch Bến Đình, Rạch Ông Nam, Ông Trịnh, An Thít … cũng là những cảnh đe ̣p thu hút du khách.
Về hệ thống sinh vật
Rừng Bà Rịa – Vũng Tàu có khoảng 700 loại thực vật thân gỗ và thân thảo, tiêu biểu cho hệ sinh thái nhiệt đới - đại dƣơng. Ngoài ra còn có khoảng 200 loài động vật trong đó có nhiều loại quý hiếm. Rừng tự nhiên chủ yếu tập trung ở các huyện Xuyên Mộc và huyện Côn Đảo.
Rừng Bình Châu – Phƣớc Bửu là khu rừng nguyên sinh ven biển duy nhất còn lại tƣơng đối nguyên vẹn của Việt Nam. Rừng trải dài ven biển khoảng 15 km, thuộc địa phận huyện Xuyên Mộc, với diện tích 11. 293ha.
Địa hình rừng Bình Châu – Phƣớc Bửu tƣơng đối bằng phẳng. Ở phía Tây có một vài ngọn núi cao từ 100 đến 150m và những quả đồi thoai thoải xen lẫn với nhừng bàu nƣớc ngọt tự nhiên. Các bàu, hồ nƣớc ngọt hoang sơ ven biển, Hồ Cốc, Hồ Tràm, Hồ Linh, Bàu Bàng, Bàu Nhám ngày nay đƣợc xây dựng thành những điểm tham quan du lịch, tắm biển nổi tiếng ở huyện Xuyên Mộc.
Thảm thực vật có rƣ̀ ng nguyên sinh Bình Châu – Phƣớc Bửu rất phong phú bao gồm 113 họ, 408 chi, 661 loài, trong đó có nhiều loài rất quý hiếm. Hệ thống động vật cũng rất đa dạng với 70 họ, 29 bộ, 178 loài, trong đó 96 loài chim, 33 loài bò sát…
Suối nƣớc nóng Bình Châu có mạch nƣớc nóng thoát mặt đất rộng chừng 1 km2, tạo thành những cái hồ nƣớc sôi lớn nhỏ, luôn luôn có bo ̣t tăm nhƣ nồi nƣớc chuẩn bị sôi, có thời điểm nóng nhất nhiệt độ lên tới 83oC . Đến với suối nƣớc nóng Bình Châu, du khách không chỉ thƣởng ngoạn sự kỳ thú của thiên nhiên mà còn đƣợc tắm nƣớc khoáng chữa bệnh cùng những dịch vụ chu đáo của Công ty Du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Vƣờn quốc gia Côn Đảo là vƣờn quốc gia duy nhất tại Việt Nam có đầy đủ các dạng sinh thái rừng, núi, đồng bằng, biển khơi và thềm lục địa. Vƣờn quốc gia Côn Đảo rộng 15.043 ha, trong đó vƣờn rộng 6.043ha, hệ sinh thái biển rộng 9.000ha. Rừng cây chiếm 86.4% diện tích tự nhiên của quần đảo. Vƣờn quốc gia côn đảo có 650 loài thực vật, 76 loài dƣợc thảo, 95 loài rong biển. Động vật quý hiếm gồm 62 loài chim, 19 loài bò sát, 18 loài có vi, 159 loài ốc hai mảnh vỏ, 34 loài có vỏ, 8 dạng san hô, 84 loại rong biển…Thảm thực vật dày và đa dạng, tập trung nhiều loại cây gỗ của cả nƣớc nhƣ sao miền đông , lát hoa sơn la, hoành đàn lạng sơn….Động vật biển Côn Đảo đƣợc các nhà kho học đánh giá là phong phú nhất Việt Nam, với 160 loại cá biển, trong đó đặc biệt các loài cá ông sƣ, cá heo.
Vƣờn quốc gia Côn Đảo có khoảng 30 loài động thực vật quý hiếm đƣợc ghi vào “ Sách đỏ Việt Nam”. Đặc biệt, vƣờn quốc gia Côn Đảo là khu vực sinh thái duy nhất ở nƣớc ta có chƣơng trình nghiên cứu và bảo tồn loài bò biển (Dugon) quý hiếm. Ngoài rừng nguyên sinh Bình Châu – Phƣớc Bửu và Côn Đảo, trên địa bàn tỉnh còn nhiều khu rừng có giá trị để xây dựng các khu du lịch . Tỉnh đang kêu gọi đầu tƣ nhƣ: khu du lịch núi Dinh – Thị Vãi, khu du lịch núi Minh Đạm, khu du lịch Suối Tiên, thác Sông Ray, khu du lịch núi Lớn , núi Nhỏ…. Đây là những điểm có nhiều tiềm năng để phát triển thành khu du lịch sinh thái kết hợp với du lịch văn hoá – lễ hội – truyền thống – về nguồn.
Những ƣu đãi của thiên nhiên là nguồn tài nguyên to lớn để Bà Rịa – Vũng Tàu phát triển du lịch một cách toàn diện, với những loại hình du lịch đa dạng, phong phú nhƣ tắm biển, chữa bệnh, nghỉ dƣỡng, du lịch sinh thái.