Phân tích môi trƣờng vi mô

Một phần của tài liệu xây dựng kế hoạch marketing cho ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hậu giang (Trang 77 - 84)

4.3.2.1 Nội tại của ngân hàng

 Yếu tố nguồn nhân lực

Ngân hàng ý thức đƣợc tầm quan trọng của nguồn nhân lực đến sự phát triển lâu dài của ngân hàng. Vì vậy BIDV chi nhánh Hậu Giang luôn đảm bảo nhân viên đầy đủ cả về chất và về lƣợng thông qua các biện pháp sau:

 Quan tâm đến công tác tuyển dụng những nhân viên có đủ trình độ và bằng cấp. Hằng năm ngân hàng đều tổ chức thi tuyển để lựa chọn những ứng viên có đủ phẩm chất và trình độ vào làm việc tại ngân hàng. Nhƣng để giữ đội ngũ nhân viên có kỹ năng và năng lực làm việc lâu dài trong ngân hàng với điều kiện kinh tế thị trƣờng nhƣ hiện nay cũng là một thách thức với ngân hàng;

 Trình độ nhân viên của hầu hầu hết ngân hàng đều tốt nghiệp đại học, song song đó có một số nhân viên trong quá trình làm việc có nhu cầu học cao hơn để nâng cao trình độ, ngân hàng cũng tạo điều kiện cho các nhân viên đi học tốt hơn. Ngoài ra mỗi phòng ban đều có trƣởng phòng và phó phòng điều hành quản lý và giải quyết công việc nên công việc trong ngày luôn đƣợc hoàn thành không tồn đọng.

 Nhìn vào bảng 4.6 (trang 62) ta thấy, nhân lực của ngân hàng có đầy đủ trình bộ chuyên môn nghiệp vụ, với số nhân viên có trình độ đại học đạt tỷ lệ rất cao.

Bảng 4.6 Trình độ chuyên môn của CB – CNV ngân hàng BIDV Hậu Giang Trình độ chuyên môn Số lƣợng Giới tính

Nam Nữ Thạc sĩ 4 1 3 Đại học 67 27 40 Cao cấp ngân hàng 1 1 0 Cao đẳng 1 0 1 Trung cấp 5 1 4 Tổng cộng 78 30 48 Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp

66  Cơ sở vật chất

Cơ sở vật chất hiện đại, đáp ứng cho nhân viên hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tòa nhà đƣợc thiết kế mang phong cách hiện đại, có khu giải trí dành cho nhân viên, nơi tiếp khách hàng là không gian mở và thân thiện. Mỗi nhân viên đƣợc trang bị máy tính riêng có nối mạng internet nhằm cập nhật thông tin từ ngân hàng trung ƣơng cũng nhƣ tiện lợi trong giao dịch với khách hàng.

 Tình hình tài chính

 Vốn huy động/Tổng nguồn vốn

Qua bảng 4.7 (trang 66) cho thấy, vốn huy động trên tổng nguồn vốn

giảm dần qua các năm từ năm 2010 là 17,04% đến năm 2011 còn 13,99% đến năm 2012 chỉ còn có 11,99%. Giảm mạnh nhất là từ 17,05% (6 tháng 2012) còn 9,26% (6 tháng 2013). Điều này cho thấy, vốn huy động của ngân hàng chiếm tỷ trọng ngày càng ít trong tổng nguồn vốn, nguyên nhân đƣợc cho là ngân hàng không đủ khả năng cạnh tranh về lãi suất với các ngân hàng khác. Mặc khác năm 2011, ngân hàng giảm lãi suất huy động theo chủ trƣơng của Ngân hàng Nhà nƣớc khiến vốn huy động giả. Trong 6 tháng đầu năm 2013 ngân hàng tiến hành hạ “mạnh” lãi suất huy động, làm cho vốn huy động chỉ chiếm 9,26% tổng nguồn vốn.

 Tổng dƣ nợ/Tổng vốn huy động

Chỉ tiêu này cho thấy khả năng sử dụng vốn huy động của ngân hàng, nếu tỷ lệ này cao thể hiện nguồn vốn đƣợc sử dụng tốt, nhƣng nếu quá lớn thì khả năng huy động vốn của ngân hàng thấp, còn nếu nhỏ thì việc sử dụng vốn không đạt hiệu quả. Nhìn vào bảng 4.7 (trang 66) ta thấy từ năm 2010 đến năm 2012,

tổng dƣ nợ/vốn huy động luôn ở mức rất cao, cụ thể, năm 2010 là 563,52% tới năm 2011 thì là 691,26%, sang năm 2012 đã đạt 806,26%, đây là những tỷ lệ rất cao đã cho thấy khả năng huy động vốn của ngân hàng thấp. Tuy nhiên, 6 tháng đầu năm 2012, tỷ lệ này đã giảm xuống còn 563,31% và sang tới 6 tháng đầu năm 2013 chỉ còn có 10,53%, tỷ lệ này thì quá thấp, chứng tỏ việc sử dụng vốn không hiệu quả. Ngân hàng cần có những biện pháp thúc đẩy huy động vốn và việc sử dụng vốn một cách hiệu quả hơn.

 Tỷ lệ nợ quá hạn/Tổng dƣ nợ

Tỷ lệ này thể hiện mức độ rủi ro của ngân hàng. Thƣờng thì các ngân hàng thƣơng mại ở Việt Nam tỷ lệ này ở mức 3% là tốt. Ta thấy tỷ số này luôn ở mức rất cao, cụ thể năm 2010 chỉ 2,34%, nhƣng qua năm 2011 đã tới 20,78%, sang năm 2012 lên 34,08%, 6 tháng 2013 tăng đến 55,08%, trong khi tỷ lệ này ở 6 tháng năm 2012 là 21,08%, nguyên nhân tỷ lệ này tăng cao nhƣ vậy là do các

67

doanh nghiệp đang khó khăn trong việc tiếp cận vốn vay, cuối năm 2011, đầu năm 2012 mặc dù lãi suất có giảm nhƣng còn ở mức cao, mà khách hàng mà ngân hàng cung cấp tín dụng chủ yếu là khách hàng doanh nghiệp, trong những năm này cũng xảy ra tình trạng các doanh nghiệp phá sản, trong đó có các đối tác của ngân hàng nhƣ: công ty cổ phần thủy sản Bình An,…

 Vòng quay vốn tín dụng

Chỉ tiêu này đo lƣờng tốc độ luân chuyển vốn của ngân hàng, phản ánh số vốn đầu tƣ đƣợc quay vòng nhanh hay chậm, chỉ số này càng lớn càng có lợi cho ngân hàng. Qua bảng 4.7 (trang 66), ta thấy, năm 2010 chỉ số này là 2,26 đến

năm 2011 là 1,96 tới năm 2012 thì 2,52. Nhìn chung, chỉ số này tăng, giảm không đồng đều, nhƣng ngân hàng có mức quay vòng vốn cao, tuy nhiên năm 2010 tới năm 2011 thì đã giảm còn 1,96 vòng, nguyên nhân là do năm 2011 là một năm khó khăn cho các doanh nghiệp về lãi suất lẫn sả1n xuất kinh doanh, hàng hóa tồn kho, bất động sản đóng băng, chế biến thủy sản khó khăn xuất khẩu,... nên thu hồi nợ khó gây ra vòng quay vốn chậm lại, nhƣng đến năm 2012, tình hình kinh tế khả quan hơn khi ngân hàng đƣa ra các gói lãi suất thấp, doanh nghiệp vay vốn vƣợt qua khó khăn, thu hồi nợ tốt nên vòng quay vốn tăng lên 2,52 vòng.

 Tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu thuần

Nhìn vào bảng 4.7 (trang 66) ta thấy, tỷ số này giảm qua các năm, cụ thể năm 2010 là 3,47% nhƣng đến 2011 là 1,14% và đến năm 2012 còn 0,72%, 6 tháng đầu năm 2012 là 3,29% thì tới 6 tháng đầu năm 2013 giảm còn âm 9,73%. Tỷ số này giảm cho thấy trên 1 đồng doanh thu thuần thì lợi nhuận ròng giảm dần. Nguyên nhân chủ yếu là việc thu hồi nợ, và đánh giá thẩm định để cho vay của ngân hàng còn nhiều sai sót, và đây là giai đoạn có nhiều biến động nên ngân hàng trích dự phòng rủi ro cao, chi phí cho các khoản vay tăng đã kéo theo doanh thu giảm, khó thu hồi nợ nên lợi nhuận cũng thấp.

 Tổ chức và bộ máy  Tổ chức bộ máy

Bộ máy đƣợc tổ chức theo cơ cấu trực tuyến chức năng với chức năng nhiệm vụ rõ ràng thống nhất. Hoạt động điều hành quản lý dễ dàng, đạt hiệu quả công việc cao.

 Tổ chức hệ thống thông tin

Hệ thống thông tin nội bộ Ngân hàng đƣợc tổ chức tốt, các phòng ban có thể trao đổi thông tin, nghiệp vụ với nhau một cách dễ dàng.

Với hệ thống trang web riêng của BIDV, khách hàng có thể tham khảo nhiều thông tin liên quan đến ngân hàng.

68  Văn hóa doanh nghiệp

Nhân viên trong ngân hàng phải mặc đồng phục, với nam thì áo sơ-mi thắt cà vạt, còn nữ thì áo sơ-mi và áo dài. Trang phục đƣợc thiết kế đồng nhất nhằm tạo thƣơng hiệu riêng cho ngân hàng trong tâm trí khách hàng.

Thƣờng xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt chung cho nhân viên nhƣ đi du lịch nhân các dịp lễ,… đây cũng là dịp để nhân viên học hỏi kinh nghiệm và tạo tinh thần đoàn kết trong tập thể.

Nhân viên xem khách hàng là thƣợng đế, phục vụ chu đáo, giải đáp nhiệt tình mọi thắc mắc.

 Hoạt động nghiên cứu và phát triển

Nằm trong hệ thống ngân hàng BIDV nên hoạt động nghiên cứu và phát triển do ngân hàng BIDV Trung Ƣơng đảm nhiệm.

 Uy tín, ấn tƣợng đối với khách hàng

Trong suốt thời kì kinh tế khó khăn, BIDV đã đi tiên phong trong việc điều chỉnh lãi suất đã tạo nên ấn tƣợng tốt trong lòng khách hàng. Đƣợc các hãng xếp loại tín nhiệm nhƣ S&P và Moody’s xếp loại ổn định, đây là kết quả định hạng tích cực và đáng ghi nhận trong bối cảnh kinh tế khó khăn nhƣ hiện nay.

 Mối quan hệ với các tổ chức bên ngoài

Hiện nay BIDV đang ngày càng lớn mạnh với định hƣớng trở thành 1 trong 20 ngân hàng hiện đại hàng đầu Đông Nam Á. Là ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc ở vị trí doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam do UNDP xếp hạng, BIDV có thế mạnh và kinh nghiệm hợp tác quốc tế. BIDV hiện đang có quan hệ đại lý, thanh toán với 1551 định chế tài chính trong nƣớc và quốc tế, là Ngân hàng đại lý cho các tổ chức đơn phƣơng và đa phƣơng nhƣ World Bank, ADB, JBIC, NIB. Nhìn chung BIDV đang có mối quan hệ tốt đẹp với các đối tác trong và ngoài nƣớc. Riêng BIDV chi nhánh Hậu Giang có nhiều đối tác kinh doanh trong và tỉnh Hậu Giang nhƣ: công ty CAFATEX, các ngân hàng trên địa bàn, nhiều tổ chức y tế, bệnh viện, các công ty ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, đặc biệt là các công ty chế biến thủy, hải sản.

69

Bảng 4.7 Một số chỉ tiêu tài chính của BIDV chi nhánh Hậu Giang qua các năm 2010, 2011, 2012, 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013

Chỉ tiêu Đơn vị Năm 6 tg 2012 6 tg 2013

2010 2011 2012

Tổng nguồn vốn Triệu đồng 2.780.875 2.152.342 2.847.063 2.496.049 2.829.508 Tổng vốn huy

động Triệu đồng 473.879 301.044 341.490 425.600 261.333

Doanh số thu nợ Triệu đồng 5.498.287 3.981.924 6.082.651 1.781.564 1.130.023

Tổng dƣ nợ Triệu đồng 2.670.427 2.081.001 2.755.353 2.397.430 2.752.174 Dƣ nợ bình quân Triệu đồng 2.430.354 2.031.580 2.418.177 - - Nợ quá hạn Triệu đồng 62.702 432.439 939.032 505.593 1.515.973 Rd % 17,04 13,99 11,99 17,05 9,26 Tổng dƣ nợ/VHĐ % 563,52 691,26 806,86 563,31 10,53 Nợ quá hạn /Tổng dƣ nợ % 2,34 20,78 34,08 21,08 55,08 Vòng quay vốn tín dụng Lần 2,26 1,96 2,52 - - ROS % 3,47 1,14 0,72 3,29 (9,73)

70

4.3.2.2 Áp lực từ khách hàng

Do đặc thù của dịch vụ ngân hàng là một dịch vụ nên khách hàng không thể nhận biết đƣợc sự khác biệt của một gói dịch vụ mà chỉ dựa vào cảm nhận của mình mà đánh giá, khách hàng sẽ chọn ngân hàng nào mang lại giá trị nhiều nhất cho mình. Từ mô hình Hình 2.3 Quá trình lựa chọn, sử dụng và đánh giá dịch

vụ ngân hàng (trang 20) cho ta thấy, để đƣợc khách hàng lựa chọn ngân hàng là

cả một quá trình dài hơi và phức tạp bao gồm nhiều giai đoạn, việc khách hàng có chọn ngân hàng chúng ta hay không còn phụ thuộc vào việc chúng ta thực hiện tốt những giai đoạn đó nhƣ thế nào và để khách hàng cảm nhận đƣợc giá trị mà chúng ta mang lại cho khách hàng. Trong bối cảnh thị trƣờng ngân hàng đang bão hòa, nhiều ngân hàng thành lập thì khách hàng có nhiều lựa chọn. Tuy nhiên, ngân hàng nào làm đƣợc tốt công tác chăm sóc khách hàng, đem lại giá trị lớn nhất cho khách hàng thì ngân hàng đó sẽ tồn tại lâu dài.

4.3.2.3 Thách thức về sản phẩm, dịch vụ thay thế

Về cơ bản, các sản phẩm và dịch vụ của ngành ngân hàng Việt Nam có thể xếp vào 5 loại:

 Là nơi nhận các khoản tiền (lƣơng, trợ cấp, cấp dƣỡng…);  Là nơi giữ tiền (tiết kiệm…);

 Là nơi thực hiện các chức năng thanh toán;  Là nơi cho vay tiền;

 Là nơi hoạt động kiều hối.

Đối với khách hàng doanh nghiệp, nguy cơ ngân hàng bị thay thế không cao lắm do đối tƣợng khách hàng này cần sự rõ ràng cũng nhƣ các chứng từ, hóa đơn trong các gói sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng. Nếu có phiền hà xảy ra trong quá trình sử dụng sản phẩm, dịch vụ thì đối tƣợng khách hàng này thƣờng chuyển sang sử dụng một ngân hàng khác vì những lý do trên thay vì tìm tới các dịch vụ ngoài ngân hàng. Đối với khách hàng tiêu dùng thì lại khác. Ngoài hình thức gửi tiết kiệm ở ngân hàng, ngƣời tiêu dùng Việt Nam còn có khá nhiều lựa chọn khác nhƣ giữ ngoại tệ, bất động sản, đầu tƣ vào chứng khoán, các hình thức bảo hiểm, đầu tƣ vào kim loại quý (vàng, kim cƣơng…) hoặc đầu tƣ vào nhà đất hoặc các khoản đầu tƣ khác…Do đó sự đe doạ từ các sản phẩm/dịch vụ thay thế đối với BIDV và các ngân hàng khác là rất lớn.

4.3.2.4 Đe dọa từ đối thủ mới

Theo lộ trình gia nhập WTO của ngành ngân hàng thì hiện nay Việt Nam đã mở của hầu hết các dịch vụ ngân hàng, tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng

71

nƣớc ngoài hoặc các tập đoàn tài chính quốc tế có thể cung cấp dịch vụ tài chính ngân hàng cho khách hàng trong nƣớc mà không cần có sự hiện diện thƣơng mại. Đặc biệt khi có sự hiện diện của các ngân hàng có 100% vốn nƣớc ngoài với trình độ quản lý, năng lực vốn, đối tác làm ăn lâu năm, trình độ công nghệ vƣợt trội hơn hẳn các ngân hàng trong nƣớc sẽ là mối đe dọa lớn nếu các ngân hàng trong nƣớc không đổi mới mình và nâng cao năng lực bản thân để tồn tại và phát triển.

4.3.2.5 Cạnh tranh nội bộ ngành

Hiện nay ở Việt Nam có hơn 40 ngân hàng thƣơng mại và hơn 20 ngân hàng có liên doanh, vốn nƣớc ngoài và chi nhánh nƣớc ngoài đang hoạt động nên mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng rất khốc liệt. BIDV hiện đang cạnh tranh với tất cả các ngân hàng trong ngành, cụ thể BIDV chi nhánh Hậu Giang đang có cạnh tranh trực tiếp với các ngân hàng Sacombank, Argibank, Viettinbank, Kienlongbank và cạnh tranh gián tiếp với các ngân hàng có chi nhánh và phòng giao dịch trên địa bàn.

4.3.2.6 Rào cản gia nhập ngành

Nếu các ngân hàng mới dễ dàng gia nhập tị trƣờng thì mức độ cạnh tranh sẽ càng lúc càng tăng. Nguy cơ từ các ngân hàng mới sẽ phụ thuộc vào “độ cao” của rào cản gia nhập.

 Rào cản gia nhập của thị trƣờng nƣớc ngoài

Theo lộ trình gia nhập WTO về ngành tài chính ngân hàng thì việc thành lập ngân hàng có liên doanh nƣớc ngoài và ngân hàng nƣớc ngoài thì phải có các điều kiện sau:

 Phía nƣớc ngoài tham gia liên doanh phải là ngân hàng thƣơng mại có tổng tài sản trên 10 tỷ USD;

 Phần vốn góp của phía nƣớc ngoài trong liên doanh không đƣợc vƣợt quá 50% vốn điều lệ

Ngoài ra việc các ngân hàng nƣớc ngoài thành lập chi nhánh ở Việt Nam với điều kiện ngân hàng mẹ phải có vốn điều lệ trên 20 tỷ USD và phải chịu các hạn chế trong hoạt động của mình. Chính vì những yêu cầu khắc khe nhƣ thế nên ngân hàng nƣớc ngoài muốn hoạt động ở Việt Nam phải là những ngân hàng có thực lực đủ mạnh, đây cũng là rào cản cho không ít ngân hàng nƣớc ngoài.

 Rào cản gia nhập của các ngân hàng có nguồn gốc nội địa

Theo thông tƣ số 40/2011/TT-NHNN của ngân hàng Nhà Nƣớc Việt Nam điều kiện để thành lập ngân hàng thƣơng mại cổ phần tại Việt Nam phải tuân

72 thủ những điều kiện sau:

 Vốn pháp định thành lập ngân hàng là 3000 tỷ đồng;

 Có tối thiểu 100 cổ đông tham gia góp vốn thành lập ngân hàng, trong đó có tối thiểu 02 cổ đông sáng lập là tổ chức. Cổ đông sáng lập là ngân hàng thƣơng mại phải đảm bảo có tổng tài sản tối thiểu 100.000 tỷ đồng. Cổ đông sáng lập là tổ chức phải có vốn chủ sở hữu tối thiểu 500 tỷ đồng trong 05 năm liền kề năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép;

 Trong thời hạn 05 năm kể từ ngày đƣợc cấp Giấy phép, các cổ đông sáng lập phải cùng nhau sở hữu tối thiểu 50% vốn điều lệ khi thành lập ngân

Một phần của tài liệu xây dựng kế hoạch marketing cho ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hậu giang (Trang 77 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)