Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nƣớc ta cần và có thể rút ngắn thời gian so với các nƣớc đi trƣớc

Một phần của tài liệu Cơ cấu giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay-Thực trạng và giải pháp (Trang 68 - 70)

và có thể rút ngắn thời gian so với các nƣớc đi trƣớc

Rút ngắn thời gian thực hiện CNH, HĐH là yêu cầu cấp thiết của nước ta nhằm sớm thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới; đó cũng là con đường duy nhất, là nội dung chủ yếu để chúng ta đạt được các mục tiêu phát triển quốc gia (dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh).

Việt Nam tiến hành công nghiệp hóa khi thế giới đã trải qua quá trình này hàng trăm năm. Sự phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ của của cách mạng khoa học - công nghệ trên thế giới đã có tác động nhiều mặt đến đời sống kinh tế - xã hội nước ta, giúp chúng ta có thể “đảo ngược” lôgic phát triển thông thường để rút ngắn thời kỳ công nghiệp hóa. Hiện tại, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế đã có nhiều thay đổi theo hướng mạnh lên, tức là chúng ta đang ở một quỹ đạo vận động mới. Đó là tiền đề tất yếu, là động lực để phát huy lợi thế tương đối của mình, đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa. Khác với các giai đoạn trước, hiện nay Việt Nam đã là thành viên chính thức và đầy đủ của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế và khu vực khác như APEC, ASEAN, Tiểu vùng sông Mêkông… Đặc biệt, nước ta lại nằm trong một khu vực kinh tế năng động nhất thế giới, có nhiều thể chế song phương và đa phương đã và đang đi vào

hoạt động. Như thế có nghĩa là nền kinh tế nước ta đã và sẽ có cơ hội, thể chế để trở thành một bộ phận hợp thành hữu cơ của kinh tế thị trường toàn cầu. Nhờ đó, chúng ta sẽ có một thị trường rộng lớn để tiêu thụ sản phẩm, thu hút nguồn đầu tư từ nước ngoài cùng các nguồn viện trợ phát triển của các nước và các định chế tài chính quốc tế; có điều kiện tiếp nhận công nghệ sản xuất và công nghệ quản lý hiện đại hơn. Như vậy, việc mở rộng thị trường thế giới, nhờ sự tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế cả chiều rộng lẫn chiều sâu sẽ tạo cho Việt Nam có được những điều kiện cần thiết để thực hiện CNH, HĐH rút ngắn.

Tuy nhiên, tất cả những cơ hội, điều kiện trên chỉ có thể được hiện thực hóa khi chúng ta có một nguồn nhân lực trình độ cao, đủ sức nắm bắt và áp dụng công nghệ hiện đại một cách sáng tạo vào điều kiện cụ thể của đất nước; biết tận dụng những thời cơ, đẩy lùi những thách thức của một nền kinh tế hội nhập. Bởi, con người luôn là chủ thể của quá trình CNH, HĐH. Con người không chỉ là yếu tố quyết định để thực hiện chuyển giao công nghệ mà còn là chủ thể tạo ra công nghệ hiện đại và sử dụng chúng cho mục đích phát triển đất nước. Nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp CNH, HĐH trước hết là đội ngũ cán bộ khoa học - kỹ thuật, các chuyên gia kinh tế, những nhà quản lý kinh tế - xã hội và đặc biệt là sự phát triển của đội ngũ công nhân lành nghề.

GCCN là sản phẩm của nền công nghiệp hiện đại. Nền công nghiệp càng phát triển thì GCCN càng trưởng thành và ngược lại, khi GCCN lớn mạnh về số lượng và chất lượng, hài hòa về cơ cấu thì lại thúc đẩy quá trình CNH, HĐH tiến lên vững chắc. Đây là biện chứng của lịch sử. Vì thế, để có thể rút ngắn được thời kỳ CNH, HĐH đất nước, ngoài các nhân tố khách quan thì trong nhân tố chủ quan, sự phát triển của GCCN sẽ đóng vai trò quan trọng và quyết định.

Một phần của tài liệu Cơ cấu giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay-Thực trạng và giải pháp (Trang 68 - 70)