Nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động của các tổ chức chính trị xã hội trong giai cấp công nhân, đặc biệt là tổ chức Công đoàn

Một phần của tài liệu Cơ cấu giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay-Thực trạng và giải pháp (Trang 101 - 107)

chính trị xã hội trong giai cấp công nhân, đặc biệt là tổ chức Công đoàn

Công đoàn Việt Nam là tổ chức quần chúng rộng lớn của GCCN và người lao động, có vai trò là trung tâm, tập hợp, đoàn kết, giáo dục công nhân, viên chức, lao động, là cầu nối giữa công nhân, viên chức lao động với Đảng. Công đoàn Việt Nam là thành viên của hệ thống chính trị XHCN Việt Nam, có chức năng đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân, viên chức, tham gia quản lý kinh tế, quản lý xã hội và chức năng tuyên truyền giáo dục. Hoạt động của Công đoàn góp phần quan trọng, trực tiếp vào xây dựng GCCN lớn mạnh.

Do vậy, để xây dựng GCCN lớn mạnh, các cấp ủy Đảng cần chú trọng lãnh đạo, tạo điều kiện để Công đoàn làm tròn vai trò, vị trí của mình, để thông qua các hoạt động công đoàn, Đảng định hướng về mục đích chính trị, tập hợp đông đảo công nhân trong mặt trận thống nhất rộng rãi, nhằm phát huy vai trò tiên phong, cách mạng của GCCN. Các cấp ủy Đảng, các cán bộ chủ chốt của Đảng, Nhà nước phải thường xuyên tiếp xúc, lắng nghe ý kiến của công đoàn và công nhân lao động, tôn trọng và phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của Công đoàn. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và tạo cơ hội phát triển cho những cán bộ công đoàn trẻ, có năng lực, trình độ và phẩm chất đạo đức tốt xuất thân từ công nhân.

Tăng cường lãnh đạo thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng thành chính sách, pháp luật, tạo cơ sở pháp lý, điều kiện và cơ sở vật chất để Công đoàn hoạt động, thực hiện tốt vai trò, chức năng của mình. Các cấp ủy Đảng cần sớm triển khai thực hiện quy định đại diện công đoàn có năng lực trình độ, phẩm chất đạo đức vào thường vụ, cấp ủy để tạo vị thế cho Công đoàn hoạt động.

khắc phục những phương pháp hoạt động xơ cứng và hiện tượng “hành chính hóa, nhà nước hóa” trong tổ chức và hoạt động để hoạt động công đoàn luôn gắn với phong trào công nhân, sâu sát quần chúng, khắc phục tình trạng nặng về hội họp, giấy tờ, nghị quyết và hình thức, phô trương, kém hiệu quả.

Công đoàn cần hướng mạnh hoạt động về cơ sở, lấy cơ sở làm địa bàn hoạt động chủ yếu, lấy công nhân, viên chức, lao động làm đối tượng vận động, tập hợp; lấy chăm lo, bảo vệ quyền lợi, lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân, viên chức, lao động, xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội làm mục tiêu hoạt động. Coi trọng vận động, thuyết phục, tổ chức cho quần chúng hoạt động, đa dạng hóa các hình thức vận động tập hợp quần chúng, để thu hút, động viên được ngày càng đông đảo công nhân, lao động trong các thành phần kinh tế vào Công đoàn và tự giác tham gia hoạt động công đoàn.

Đẩy mạnh và nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo, bỗi dường trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng hoạt động cho cán bộ công đoàn. Xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn có năng lực, có phẩm chất đạo đức và bản lĩnh, nhiệt tình và tâm huyết với hoạt động công đoàn, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, góp phần xây dựng GCCN vững mạnh, để GCCN thực hiện thắng lợi sứ mệnh lịch sử của mình trong giai đoạn mới.

Tóm lại, vai trò lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước là một

trong những nhân tố quyết định trực tiếp đến sự hoàn thiện cơ cấu GCCN. Vì vậy, sự lãnh đạo thường xuyên, kịp thời của Đảng cũng như những chính sách phát triển kinh tế - xã hội hợp lý, đúng hướng của Nhà nước sẽ đem lại diện mạo mới cho cơ cấu GCCN Việt Nam.

Tiểu kết, xây dựng cơ cấu giai cấp công nhân hài hòa, hợp lý là yêu cầu khách quan, cấp bách trong chiến lược xây dựng và phát triển GCCN nói chung. Qua 25 năm đổi mới, GCCN nước ta đã có sự chuyển dịch và biến đổi

mạnh mẽ trong cơ cấu ngành nghề, thành phần kinh tế và cơ cấu xã hội. Số lượng công nhân trong khu vực kinh tế Nhà nước giảm; số lượng công nhân trong khu vực kinh tế tư nhân và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh. Mặc dù, số lượng còn ít so với cơ cấu lao động trong xã hội và đang có sự biến động trong cơ cấu đội ngũ, đang có sự phân tầng, phân hóa giàu nghèo trong hàng ngũ công nhân lao động, nhưng nhìn chung, GCCN nước ta vẫn là lực lượng sản xuất tiên tiến nhất trong xã hội và đang nắm giữ cơ sở vật chất kỹ thuật quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.

Tuy nhiên, cơ cấu GCCN Việt Nam hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều bất cập và bất hợp lý. Để khắc phục những hạn chế này cần có một hệ thống giải pháp đồng bộ tác động vào tất cả các mặt trong cơ cấu GCCN. Vì thế, những giải pháp nêu ra trên đây là một thể thống nhất, vừa có tính cấp bách, vừa có tầm chiến lược lâu dài, gắn bó chặt chẽ và tác động lẫn nhau, nhằm góp phần xây dựng GCCN Việt Nam lớn mạnh về mọi mặt, đặc biệt là hoàn thiện về cơ cấu để đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn kinh tế - xã hội đất nước. Từ đó, tăng cường, củng cố vai trò, vị trí của GCCN trong xã hội, tạo động lực cho giai cấp này vươn lên đi đầu trong sự nghiệp đổi mới, CNH, HĐH đất nước.

KẾT LUẬN

Sự nghiệp CNH, HĐH ở nước ta đang và sẽ tiếp tục tạo ra những biến động lớn về cơ cấu xã hội - giai cấp, mà điển hình sẽ là xu thế: nhiều bộ phận của các giai cấp và tầng lớp xã hội khác nhau sẽ gia nhập vào GCCN dẫn đến cơ cấu GCCN nước ta trong thời gian tới sẽ rất phong phú và đa dạng. Thêm vào đó là sự phát triển của khoa học kỹ thuật và sự ra đời của nhiều ngành nghề mới làm cho trình độ chuyên môn, tay nghề của công nhân có sự phân hóa đáng kể… Đó là quy luật và giúp cho quy luật ấy thể hiện như thế nào phụ thuộc rất nhiều vào vai trò chủ động, tự giác của chủ thể phát triển: Đảng, Nhà nước và GCCN. Phát triển GCCN về số lượng, nâng cao về chất lượng và hài hòa về cơ cấu cần được coi là những mục tiêu quan trọng của sự nghiệp xây dựng CNXH. Không có sự phát triển hoàn thiện, GCCN Việt Nam không thể thành công trong sự nghiệp CNH, HĐH và cũng không thể có tiền đề xã hội cho quá trình phát triển theo định hướng XHCN. Vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu, bổ sung phát triển lý luận về GCCN trong từng giai đoạn lịch sử là cần thiết khách quan và là vấn đề quan trọng làm cơ sở khoa học và thực tiễn cho nhận thức đúng đắn, đầy đủ về GCCN, để từ đó đề ra đường lối, chủ trương nhằm xây dựng GCCN vững mạnh, đủ sức hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình trong những giai đoạn cách mạng nhất định.

GCCN đã trải qua nhiều thời kỳ biến động và phát triển. Sự biến đổi và phát triển đó có liên quan chặt chẽ với đường lối và quá trình phát triển kinh tế - xã hội, nhất là chính sách phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần. Trong những năm đổi mới, số lượng công nhân ở các tỉnh, thành phố, các khu công nghiệp đã tăng lên đáng kể. Cùng với việc tăng lên về số lượng, cơ cấu GCCN nước ta cũng có những biến động mạnh, tỷ lệ công nhân trong các doanh nghiệp nhà nước giảm mạnh, trong khi đó tỷ lệ công nhân trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

đang tăng nhanh. Cơ cấu ngành nghề của GCCN nước ta cũng trở nên phong phú và đa dạng hơn với sự xuất hiện của nhiều ngành kinh tế mới trong cơ cấu nền kinh tế. Hiện tại và trong tương lai cơ cấu ngành kinh tế của nước ta sẽ có sự dịch chuyển khá mạnh mẽ theo hướng tăng nhanh các ngành dịch vụ và các ngành kinh tế mũi nhọn. Do vậy, cơ cấu ngành nghề của GCCN cũng có sự chuyển biến, bắt kịp cùng xu thế của thời đại. Chất lượng công nhân cũng sẽ từng bước được nâng lên. Vấn đề việc làm của công nhân nước ta về cơ bản cũng được đảm bảo, nhất là công nhân có trình chuyên môn, nghiệp vụ cao. Tuy nhiên hiện nay, thời gian và cường độ lao động của công nhân còn cao, đa số công nhân phải làm thêm giờ, thêm ca. Đây là vấn đề đang ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của công nhân, ảnh hưởng đến thời gian dành cho gia đình, và các hoạt động xã hội. Trong GCCN Việt Nam hiện nay cũng đang diễn ra sự phân hóa thu nhập. Đa phần công nhân có tiền lương, thu nhập, thấp, chưa tương xứng với cường độ và công sức lao động mà họ đã bỏ ra. Song, vẫn có một bộ phận công nhân làm việc trong các ngành công nghiệp mũi nhọn, ngành dịch vụ, công nghệ có thu nhập tương đối cao. Thực tế này sẽ dẫn đến sự phân hóa trong nội bộ GCCN, làm giảm tính đoàn kết, thống nhất trong GCCN, ảnh hưởng tới quá trình thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp này trong điều kiện hiện nay.

Trong những năm đầu thế kỷ XXI, số lượng, chất lượng và cơ cấu của GCCN Việt Nam sẽ tiếp tục biến động, phát triển. Tuy nhiên, sự phát triển của GCCN Việt Nam không phải hoàn toàn trên con đường bằng phẳng, mà sự biến động đó chịu sự tác động của các nhân tố khách quan, chủ quan. Để GCCN Việt Nam thực hiện thắng lợi sứ mệnh lịch sử là giai cấp lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiên phong là Đảng Cộng sản Việt Nam, giai cấp tiên phong trong xây dựng CNXH, lực lượng đi đầu trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, lực lượng nòng cốt trong liên minh công nhân - nông dân - trí

thức; cần phải quan tâm xây dựng GCCN phát triển về số lượng, nâng cao về chất lượng, đảm bảo có cơ cấu hợp lý, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho công nhân.

Xây dựng GCCN lớn mạnh là vấn đề mang tính chiến lược, là việc làm thường xuyên, liên tục, gắn liền với việc xây dựng, củng cố hệ thông chính trị và với từng bước đi của quá trình CNH, HĐH. Do vậy, cần phải tiến hành tổng hợp bằng các biện pháp kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục, tổ chức; trong đó, đường lối phát triển kinh tế - xã hội và vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước và hoạt động của tổ chức Công đoàn đóng vai trò quan trọng quyết định nhất. Sự nghiệp xây dựng và phát triển GCCN Việt Nam sẽ trở nên thiết thực và đạt kết quả như mong muốn, một khi Đảng và Nhà nước có đường lối chính sách đúng đắn; các cấp, các ngành mà trước hết là ngành công nghiệp Việt Nam hưởng ứng và thực hiện tích cực, có hiệu quả đường lối, chính sách đó.

Một phần của tài liệu Cơ cấu giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay-Thực trạng và giải pháp (Trang 101 - 107)