Công nhân trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh về số lượng

Một phần của tài liệu Cơ cấu giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay-Thực trạng và giải pháp (Trang 46 - 49)

tăng nhanh về số lượng

Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tuy chỉ được hình thành từ sau khi có Luật Đầu tư nước ngoài (29-12-1987), nhưng đã và đang

đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển công nghiệp nói riêng và toàn nền kinh tế nước ta nói chung. Nó có tác dụng tích cực đối với tăng trưởng kinh tế, góp phần giải quyết việc làm và nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động nước ta. Theo thống kê, năm 2005 Việt Nam có 3.697 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với trên 1,2 triệu công nhân; 4 năm sau (năm 2009), đã tăng lên thành 6.546 doanh nghiệp đang hoạt động, giải quyết quyết việc làm cho trên 1,9 triệu công nhân, chiếm 19 % tổng số công nhân làm việc trong các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế [49, tr.181,190]. So với năm 2005, năm 2009 số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã tăng lên đến trên 77% và số công nhân tăng đã tăng lên trên 58,3%. Đây vừa là kết quả của quá trình mở cửa hội nhập, vừa là xu thế biến động của GCCN công nhân nước ta trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế. Có thể nói, khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư của nước ngoài đã tạo nhiều cơ hội việc làm cho công nhân Việt Nam. Bên cạnh đó, công nhân còn có cơ hội tiếp cận với kỹ thuật và công nghệ hiện đại để nâng cao trình độ tay nghề, chuyên môn, nghiệp vụ.

Tuy nhiên, sự phát triển đội ngũ công nhân trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng gặp nhiều khó khăn. Trong những năm gần đây, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ trong khu vực và trên thế giới, nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam rơi vào tình trạng đình trệ, phải đóng cửa (do công ty mẹ ở các nước tư bản lâm vào khủng hoảng). Do đó, các doanh nghiệp này phải cắt, giảm lao động dẫn tới một bộ phận không nhỏ công nhân mất việc, thất nghiệp, tạo ra áp lực việc làm và tăng thêm những vấn đề bức xúc của xã hội.

Sự biến động trên của cơ cấu GCCN Việt Nam liên quan và gắn chặt với đường lối phát triển kinh tế, chính sách sử dụng, cải tạo các thành phần kinh tế trong mỗi giai đoạn của Đảng và Nhà nước. Nó phản ánh rất rõ diễn biến của

nền công nghiệp đang trên đà phát triển của nước ta trong những năm qua, đồng thời cũng đang đặt ra nhiều vấn đề cần quan tâm để có hướng giải quyết phù hợp:

Thứ nhất, sự giảm đi nhanh chóng của bộ phận công nhân trong doanh

nghiệp nhà nước chứng tỏ thành phần kinh tế này đang hoạt động thiếu hiệu quả, không tạo được môi trường làm việc hấp dẫn đối với công nhân. Có thể xem sự giảm về lượng này là cần thiết và là bình thường nếu xét trong quan hệ với quá trình đổi mới, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Song, nếu đặt vấn đề trong chủ trương “tăng cường vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế nhà nước” thì dấu hiệu giảm về lượng của công nhân trong các doanh nghiệp nhà nước cũng là điều đáng suy nghĩ, bởi chất nào cũng được tạo nên bởi một lượng nhất định. Lực lượng công nhân trong các doanh nghiệp nhà nước vốn là lực lượng nòng cốt trong xây dựng kinh tế, đảm bảo vai trò lãnh đạo của GCCN đối với xã hội, nên dấu hiệu giảm về lượng của đội ngũ công nhân này đang đặt ra vấn đề: liệu kinh tế nhà nước, do đó lực lượng công nhân trong doanh nghiệp nhà nước, có đảm bảo được vai trò chủ đạo không, có giữ được định hướng XHCN của nền kinh tế quốc dân không? Đây là một vấn đề quan trọng, cần được sự quan tâm nghiên cứu một cách thấu đáo để có những quyết sách phù hợp.

Thứ hai, số lượng công nhân trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước và

trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang tăng lên mạnh mẽ. Đây là dấu hiệu đáng mừng, song cũng đặt ra vấn đề lãnh đạo và quản lý của các ngành và cơ quan chức năng đối với khu vực kinh tế này. Cần phải có những chủ trương, chính sách phù hợp để các doanh nghiệp ngoài nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động đúng quỹ đạo, hướng tới mục tiêu xây dựng thành công CNXH ở Việt Nam; đảm bảo được công ăn việc làm thường xuyên và thu nhập thỏa đáng cho bộ phận công nhân.

Một phần của tài liệu Cơ cấu giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay-Thực trạng và giải pháp (Trang 46 - 49)