Về trình độ học vấn

Một phần của tài liệu Cơ cấu giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay-Thực trạng và giải pháp (Trang 51 - 53)

Trình độ học vấn là chìa khóa để tiếp nhận tri thức khoa học - công nghệ hiện đại, trình độ học vấn của công nhân càng cao thì họ càng có điều kiện để tiếp cận khoa học - công nghệ hiện đại, và do đó càng có cơ hội thích ứng với sự chuyển đổi nghề nghiệp.

Theo kết quả điều tra của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam thì hiện nay trình độ học vấn của công nhân nói chung đã được nâng lên. Nếu như năm 1985, tỷ lệ công nhân có học vấn phổ thông trung học (cấp III) chỉ đạt 42,5%, thì đến năm năm 2000, tỷ lệ này là 62,2% và đến năm 2009, tỷ lệ công nhân có trình độ học vấn phổ thông trung học chiếm khoảng 67,2% [57, tr.107].

Bảng 1.2: Trình độ học vấn của công nhân phân theo ngành, nghề sản xuất kinh doanh

Đơn vị: % Nông, lâm, thủy sản Dệt may, giày da Điện, nƣớc, mỹ nghệ Vật liệu xây dựng, cơ khí Thƣơng mại, dịch vụ Tốt nghiệp tiểu học 15,1 3,2 0 6,8 2,3 Tốt nghiệp THCS 28,8 36,9 12 22,9 19,2 Tốt nghiệp THPT 47,9 51 80,4 59,4 72,1 Không trả lời 8,2 8,9 8,6 10,9 6,5 Tổng số 100 100 100 100 100

Nguồn: Số liệu điều tra của Viện Công nhân - Công đoàn năm 2009

[57, tr.282]

Bảng số liệu trên cho thấy trong các ngành, nghề sản xuất kinh doanh, phần lớn công nhân có trình độ học vấn thấp; tỷ lệ công nhân tốt nghiệp THCS ở ngành dệt may là 36,9%; ngành nông, lâm, thủy sản 28,8%; ngành vật liệu xây dựng, cơ khí là 22,9% và 19,2% ở ngành thương mại, dịch vụ. Đặc biệt, ngành nông, lâm, thủy sản vẫn còn có tới 15,1% công nhân có trình độ tiểu học. Công nhân ngành điện, nước, mỹ nghệ có trình độ học vấn cao hơn cả: 80,4% công nhân tốt nghiệp THPT.

Nếu xét trình độ học vấn của công nhân theo loại hình doanh nghiệp thì công nhân lao động trong các doanh nghiệp cổ phần hóa và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có trình độ học vấn cao nhất. Trong doanh nghiệp nhà nước, có 57,4% công nhân được hỏi có trình độ học vấn phổ thông trung học, tương tự doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 77,5% và 67,5% công nhân lao động doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Nhưng hiện nay, trong doanh nghiệp nhà nước vẫn còn tới 8,3% công nhân có trình độ học vấn ở bậc tiểu học, trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 2,1% và 3,2% trong

Ngành Trình độ

doanh nghiệp ngoài nhà nước [57, tr.107].

Mặc dù có sự nâng lên đáng kể qua các giai đoạn, nhưng trình độ học vấn của công nhân nước ta còn thấp so với yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH và còn rất thấp so với mặt bằng trình độ học vấn của công nhân trong khu vực và trên thế giới. Ở Mỹ, ngay từ những năm 90 của thế kỷ XX hơn một nửa lực lượng lao động xã hội đã có trình độ cao đẳng và đại học, lực lượng lao động có trình độ văn hóa chưa hết trung học chỉ còn 11,9%, tức là gần 1/8 số lao động của toàn xã hội.

Như vậy, với thực trạng trên, nếu chúng ta không có một chính sách đào tạo, đào tạo lại thích hợp, thì rất khó có thể nâng cao trình độ học vấn của đội ngũ công nhân, do đó họ khó có thể tiệm cận tới nền kinh tế tri thức.

Một phần của tài liệu Cơ cấu giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay-Thực trạng và giải pháp (Trang 51 - 53)