Qua 25 năm thực hiện đường lối đổi mới, cùng với tăng trưởng kinh tế, nhìn chung, tiền lương bình quân của công nhân đã tăng lên so với trước đây. Tuy nhiên, thu nhập của công nhân, nhất là công nhân trực tiếp sản xuất vẫn còn rất thấp.
Theo điều tra của Viện công nhân, Công đoàn năm 2007, vẫn còn 4% công nhân được hỏi trả lời có thu nhập từ 300.000 - 600.000 đồng/tháng; 12,5% có mức thu nhập từ 601.000 - 800.000 đồng/tháng; 20,2% có mức thu nhập từ 801.000 - 1.000.000 đồng/tháng. Chỉ có 23,8% công nhân được hỏi
trả lời có thu nhập trên 1.500.000 đồng/tháng. Đặc biệt, vẫn còn 1,3% công nhân được hỏi trả lời có mức thu nhập bình quân dưới 300.000 đồng/tháng.
Năm 2009, kết quả điều tra như sau: có 6,9% công nhân thu nhập dưới 700.000 đồng/tháng; 23,4% công nhân có thu nhập từ 700.000 - 1.200.000 đồng/tháng; 17,2% công nhân có thu nhập từ trên 1.200.000 - 1.500.000 đồng/tháng, 13,8% công nhân có thu nhập từ trên 1.500.000 - 2.000.000 đồng/tháng; 14,8% công nhân có thu nhập từ trên 2.000.000 - 3.000.000 đồng/tháng; 6% công nhân có thu nhập từ trên 3.000.000 - 5.000.000 đồng/tháng; số công nhân có thu nhập trên 5.000.000 đồng/tháng chỉ có 1,1%. Như vậy, so với năm 2007, nhìn chung thu nhập của công nhân năm 2009 đã tăng lên và có sự giảm bớt mức độ chênh lệch giữa các loại hình doanh nghiệp. Tuy nhiên, thu nhập có tăng nhưng đời sống lại kém hơn vì thu nhập của công nhân còn ở mức độ khá thấp so với sức lao động bỏ ra, so với nhu cầu của cuộc sống và đặc biệt là so với sự tăng lên của giá cả như hiện nay. Tỷ lệ thu nhập theo loại hình doanh nghiệp cho thấy, công nhân có thu nhập từ 700.000 - 1.200.000 đồng/tháng: trong doanh nghiệp nhà nước là 52,9%, trong doanh nghiệp ngoài nhà nước là 19,8% và trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 17,1%. Công nhân có thu nhập từ trên 1.200.000 - 2.000.000 đồng/tháng: trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ lệ cao hơn là 43,8%; trong khi đó, doanh nghiệp nhà nước là 19,4%; doanh nghiệp ngoài nhà nước là 31,3%. Tỷ lệ công nhân có thu nhập trên 2.000.000 đồng/tháng trong các doanh nghiệp không nhiều, có 25,4% trong doanh nghiệp ngoài nhà nước, 17,6% trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và chỉ có 1,7% trong doanh nghiệp nhà nước. Như vậy, công nhân làm việc ở doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thu nhập bình quân cao hơn công nhân làm việc trong doanh nghiệp nhà nước. Nguyên nhân của sự chênh lệch này một phần là do các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chú trọng đến đổi mới công nghệ, trang bị máy móc và bố trí lao động làm việc hợp lý
hơn, cho nên hàng hóa, sản phẩm có chất lượng, tiêu thụ nhanh, đảm bảo việc làm cho công nhân. Phần nữa là do thời gian và cường độ lao động ở khu vực kinh tế này là khá cao, do vậy thu nhập của công nhân cũng được nâng lên. Vì thế nên, hiện nay công nhân muốn làm việc ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hơn là làm việc trong doanh nghiệp nhà nước, đặc biệt là các công nhân trẻ, được đào tạo cơ bản, có trình độ chuyên môn và sức khỏe tốt. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dịch chuyển đội ngũ công nhân trong nền kinh tế thị trường, cần phải được nghiên cứu sâu thêm ở nhiều góc độ khác nhau. Bởi tiền lương, tiền công cao vẫn là một yếu tố cơ bản để thu hút công nhân lao động, làm việc và đây cũng là lợi ích thiết thân của người lao động và gia đình họ.
Bảng 1.4: Thu nhập bình quân của công nhân phân theo ngành nghề sản xuất kinh doanh
Đơn vị tính: % Nông, lâm, thủy sản Dệt may, giầy da Điện, nước, mỹ nghệ Giao thông vận tải, xây dựng, cơ khí Thương mại, dịch vụ Dưới 700.000 đ 17,8 12,1 12,7 11,9 2,7 Từ 700 - 1,2 triệu đ 20,5 31,2 12,7 19,3 25,7 Từ 1,2-1,5 triệu đ 5,5 28 2,5 12,1 20,5 Trên 1,5 - 2 triệu đ 4,1 14 6,3 10,7 16,1 Trên 2 - 3 triệu đ 19,2 2,5 33,5 11,9 14,9 Trên 3 - 5 triệu đ 6,8 0 13,9 8,2 4,8 Trên 5 triệu đ 0 0 0,6 3,4 0,5 Không trả lời 26 12,1 17,7 22,5 14,3
Nguồn: Số liệu điều tra của Viện Công nhân - Công đoàn năm 2009
[57, tr.287]
Từ bảng số liệu trên cho thấy nếu xét theo ngành nghề sản xuất kinh doanh thì thu nhập bình quân của công nhân ở ngành dệt may, thương mại,
Ngành Thu nhập
dịch vụ và nông, lâm, thủy sản thấp hơn so với các ngành giao thông vận tải, điện, nước. Cụ thể, ở ngành dệt may, giày da có tới 43,3% công nhân được hỏi trả lời mức thu nhập bình quân dưới 1,2 triệu đồng/tháng; 42% thu nhập bình quân từ trên 1,2 - 2 triệu đồng/tháng và chỉ có 2,5% thu nhập từ trên 2 - 3 triệu đồng/tháng. Trong khi đó, ở ngành điện, nước, mỹ nghệ có 33,5% công nhân có thu nhập từ trên 2 - 3 triệu đồng/tháng và có 13,9% công nhân có thu nhập trên 3 - 5 triệu đồng/tháng. Trong ngành xây dựng, giao thông vận tải, cơ khí, công nhân có thu nhập trên 3 triệu đồng/tháng là 11,6%.
Như vậy, so với thời gian, cường độ làm việc của công nhân và sự tăng lên khá nhanh của giá cả hàng hóa, dịch vụ thì thu nhập của công nhân chưa tương xứng, đời sống của công nhân, nhất là công nhân trực tiếp sản xuất còn gặp nhiều khó khăn. Vì thế, tâm lý của người dân Việt Nam hiện nay thường là không muốn cho con em mình làm công nhân. Trong khi đó, yêu cầu của công cuộc CNH, HĐH lại rất cần đến lực lượng lao động trẻ có hiểu biết và có trình độ tay nghề. Vậy nên, tăng thu nhập cho công nhân, tạo điều kiện, cơ hội cho họ phát triển là vấn đề cần thiết để chúng ta có thể tăng số lượng công nhân, đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH.
Từ thực trạng trên, chúng ta cần và có thể dự báo xu hướng biến động của cơ cấu GCCN để từ đó đưa ra giải pháp thích hợp nhằm xây dựng cơ cấu GCCN hài hòa, cân đối và đồng bộ, đáp ứng nhu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Trong những năm tới, sự biến động cơ cấu giai cấp công nhân Việt Nam sẽ diễn ra theo những xu hướng sau:
Thứ nhất, GCCN Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển nhanh về số lượng
Chủ trương đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước sẽ tạo điều kiện cho các cơ sở sản xuất kinh doanh ở Việt Nam có điều kiện phát triển, làm chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp, tất yếu sẽ đưa đến sự
tăng nhanh về số lượng của GCCN. Theo nghiên cứu dự báo của TS. Đặng Ngọc Tùng trong cuốn sách: “Xây dựng, phát huy vai trò giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, đến năm 2020, GCCN Việt Nam sẽ chiếm khoảng 60% lực lượng lao động của toàn xã hội (tăng 39% so với năm 2007), trong đó bộ phận nòng cốt nhất của GCCN sẽ được hình thành và chiếm tỷ trọng lớn. Đó là lượng công nhân làm việc các ngành công nghiệp then chốt, có ứng dụng công nghệ hiện đại.
Thứ hai, số lượng công nhân trong doanh nghiệp nhà nước sẽ giảm đi tương đối, trong khi đó số lượng công nhân trong doanh nghiệp ngoài nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ tăng lên mạnh mẽ.
Xu hướng này đã xuất hiện từ khi nước ta bước vào giai đoạn đổi mới, thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần. Trong thời gian tới, xu hướng này vẫn sẽ tiếp tục diễn ra mạnh mẽ. Một phần vì thu nhập ở doanh nghiệp nhà nước thấp hơn so với một số doanh nghiệp ngoài nhà nước hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nên một bộ phận cán bộ quản lý, cán bộ khoa học - kỹ thuật có trình độ chuyên môn giỏi và bộ phân công nhân có tay nghề cao sẽ có xu hướng rời khỏi các doanh nghiệp nhà nước sang làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các đặc khu kinh tế và khu chế xuất. Phần khác là do một bộ phận công nhân đến tuổi nghỉ hưu, mất sức lao động, hoặc do không thích ứng được đòi hỏi cao của quá trình đổi mới công nghệ và quy trình sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường. Bên cạnh đó, chế độ làm việc và thu nhập ở các doanh nghiệp nhà nước lại chưa đủ hấp dẫn để thu hút lực lượng trẻ, có trình độ tay nghề cao vào làm việc. Vì thế, thời gian tới, công nhân trong các doanh nghiệp nhà nước vẫn có xu hướng giảm.
Song, khi quá trình sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước hoàn tất, sản xuất bước vào ổn định, đội ngũ công nhân trong doanh nghiệp nhà nước sẽ có xu hướng tăng trở lại. Tuy nhiên sự gia tăng này vẫn chiếm tỷ lệ thấp
hơn so với sự gia tăng số lượng công nhân trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Vì thế, trong cơ cấu thành phần kinh tế của GCCN, công nhân trong doanh nghiệp nhà nước vẫn sẽ chiếm tỷ lệ thấp. Đây sẽ là một vấn đề mà chúng ta cần phải có sự nghiên cứu thấu đáo và có chiến lược giải quyết thích hợp để đảm bảo điều kiện kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể (theo đó là GCCN) là nền tảng của kinh tế quốc dân. Bên cạnh sự giảm mạnh của đội ngũ công nhân trong các doanh nghiệp nhà nước là sự tăng lên nhanh chóng của đội ngũ công nhân trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Với chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, các thành phần kinh tế đều bình đẳng trước pháp luật và có điều kiện phát triển nên số lượng các doanh nghiệp ngoài nhà nước và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng lên nhanh chóng. Thêm vào đó là chính sách mở rộng thu hút vốn đầu tư nước ngoài và thực hiện Luật Doanh nghiệp nên hàng năm có hàng nghìn doanh nghiệp mới ra đời. Sự phát triển và gia tăng mạnh của các doanh nghiệp ngoài nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đương nhiên sẽ kéo theo sự tăng nhanh về số lượng công nhân trong khu vực kinh tế này. Đó là một dấu hiệu tích cực đối với GCCN nói riêng và nền kinh tế nói chung, song nó cũng đặt ra vấn đề lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước đối với đội ngũ công nhân này.
Thứ ba, cơ cấu ngành nghề của GCCN ngày càng đa dạng và phong phú, công nhân trong các ngành dịch vụ sẽ có xu hướng tăng nhanh.
Do thực hiện CNH, HĐH trong điều kiện cơ chế thị trường, sẽ có một số ngành nghề mới xuất hiện và đương nhiên cũng có nghề biến mất. Tình hình này dẫn đến xu hướng tăng nhanh đội ngũ công nhân trong những ngành đang phát triển, các ngành mũi nhọn như: chế biến, dầu khí, điện tử, tin học, bưu chính viễn thông và các ngành dịch vụ khác. Số lượng công nhân trong
những ngành nghề truyền thống: cơ khí, luyện kim, khai khoáng… sẽ có xu hướng giảm đi.
Trong quá trình đổi mới cơ cấu kinh tế, ngành dịch vụ sẽ ngày càng khẳng định vị trí quan trọng trong nền kinh tế đất nước. Sự gia tăng của ngành này vừa tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế, vừa đáp ứng nhu cầu cơ bản của người lao động và nâng cao đời sống kinh tế - xã hội. Đặc điểm và xu thế chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại hóa cũng đã khẳng định, dịch vụ là ngành sẽ chiếm tỷ trọng ngày càng cao ở nước ta. Do vậy, công nhân trong ngành dịch vụ cũng sẽ tăng lên nhanh chóng trong thời gian tới, nhất là ở những trung tâm kinh tế lớn của đất nước.
Thứ tư, chất lượng đội ngũ công nhân trong các thành phần kinh tế, nhất là trong thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài sẽ tăng lên rõ rệt.
Trong thập niên đầu của thế kỷ XXI, chất lượng đội ngũ công nhân nước ta đã tăng lên rõ rệt. Bởi, chúng ta có được lợi thế của các nước đi sau, được thừa hưởng những điều kiện thuận lợi của yếu tố thời đại, đó là sự phát triển như vũ bão của khoa học - công nghệ dẫn đến sự ra đời của kinh tế tri thức… Trong thời gian tới, khoa học - công nghệ vẫn sẽ tiếp tục có sự phát triển mạnh mẽ. Thực tế này vừa tạo điều kiện vừa đặt ra yêu cầu cho GCCN: muốn tự khẳng định bản thân, phải biết vươn lên đáp ứng được yêu cầu của chính cuộc cách mạng khoa học - công nghệ. Vì thế chất lượng của GCCN sẽ tăng lên, cả về trình độ học vấn, trình độ tay nghề, chuyên môn, nghiệp vụ. Bởi, nếu không vươn lên về trình độ học vấn và tay nghề họ sẽ bị đào thải. Vì vậy, để đáp ứng được yêu cầu mới của khoa học - công nghệ, của nền kinh tế tri thức, bộ phận lớn trong GCCN nước ta sẽ phải được đào tạo mới, đào tạo bài bản, được tiếp cận với tri thức mới và luôn đổi mới. Những công nhân đó sẽ trở thành người lao động tự giác, sáng tạo. Đây chính là xu hướng “trí thức hóa công nhân”. Trong thời gian tới, xu hướng này sẽ diễn ra mạnh mẽ làm
thay đổi về chất bộ mặt của GCCN Việt Nam.
Trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, xu hướng này sẽ diễn ra nhanh hơn. Với với mức thu nhập có phần hấp dẫn, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ thu hút được nhiều lao động có trình độ cao từ các doanh nghiệp nhà nước chuyển sang và nguồn lao động mới, được đào tạo bài bản. Xu hướng này đặt ra cho các doanh nghiệp nhà nước vấn đề cần phải xây dựng chiến lược phát triển bền vững, nâng cao thu nhập và đời sống của công nhân để “giữ chân” người tài đồng thời thu hút được nguồn nhân lực có chất lượng cao vào làm việc. Bởi, hiện nay kinh tế Nhà nước vẫn nắm giữ những ngành kinh tế mũi nhọn, then chốt: năng lượng, điện tử, tài chính ngân hàng, bưu chính viễn thông và công nghệ quốc phòng nên rất cần đội ngũ công nhân có tay nghề cao, bản lĩnh chính trị vững vàng.
Thứ năm, sự phân hóa giàu nghèo, phân tầng xã hội và những vấn đề liên quan đến GCCN sẽ có chiều hướng gia tăng và diễn biến phức tạp.
Toàn cầu hóa và kinh tế thị trường đã tạo ra cơ hội và điều kiện thuận lợi cho hợp tác và phát triển sản xuất. Tuy nhiên, toàn cầu hóa không chia đều cơ hội cho tất cả các quốc gia, mà chỉ những quốc gia nào có điều kiện mới tranh thủ được lợi thế để phát triển, còn hầu hết các quốc gia dân tộc kém phát triển đều có nguy cơ tụt hậu, trở nên phụ thuộc vào các quốc gia phát triển. Sự tụt hậu của những quốc gia kém phát triển cũng có nghĩa là khoảng cách giàu nghèo giữa các quốc gia, các khu vực và cả giữa các giai tầng trong một cộng đồng dân tộc ngày càng lớn. Phân hóa khả năng, phân hóa giàu nghèo, tạo hố sâu ngăn cách giữa các quốc gia, dân tộc là bạn đồng hành của toàn cầu hóa và của kinh tế thị trường. Đối với nước ta, mặc dù chúng ta đã chủ động hội nhập vào nền kinh tế quốc tế, song cũng khó tránh khỏi những hậu quả cố hữu của nó. Vì thế, mức chênh lệch sẽ ngày càng tăng giữa những nơi, những người có cơ hội thuận lợi, có trình độ, với những nơi, những người gặp khó