Ảnh hưởng lên ngành công nghiệp nội địa

Một phần của tài liệu QUY ĐỊNH VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG BIỆN PHÁP CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CỦA BRAZIL VÀ BÀI HỌC ĐỐI VỚI VIỆT NAM (Trang 31 - 33)

Ảnh hưởng của sản phẩm nhập khẩu bán phá giá lên ngành công nghiệp nội địa sẽ được xem xét trên tất các các yếu tố và chỉ số kinh tế liên quan đến tình trạng của ngành công nghiệp đó, bao gồm: sự sụt giảm thực tế hoặc nguy cơ sụt giảm về sản lượng, lợi nhuận, thị phần, năng suất, đầu tư hoặc công suất sử dụng; các nhân tố ảnh hưởng đến giá nội địa; độ lớn của biên độ phá giá; ảnh hưởng thực tế hoặc nguy cơ lên dòng vốn, hàng tồn kho, nhân công, lương, khả năng huy động vốn.

Nguy cơ thiệt hại vật chất được xác định dựa trên bằng chứng thuyết phục về các yếu tố báo hiệu sự gia tăng đáng kể hàng hóa nhập khẩu như: tốc độ tăng trưởng đáng kể của sản phẩm nhập khẩu bán phá giá vào Brazil, sự gia tăng đáng kể năng lực sản xuất của nhà xuất khẩu, hàng hóa nhập khẩu bán phá giá làm giảm giá hoặc kìm hãm tăng giá nội địa hoặc hàng tồn kho của sản phẩm nội địa bị bán phá giá. Bản thân các yếu tố trên không thể quyết định được nguy cơ thiệt hại có thể xảy ra nhưng tổng hợp các nhân tố trên có thể đi đến kết luận về nguy cơ thật sự nếu hàng hóa bán phá giá tiếp tục được nhập khẩu và không có các biện pháp bảo vệ kịp thời.

2.1.1.3. Mối quan hệ giữa bán phá giá và thiệt hại

Để có thể áp dụng biện pháp chống bán phá giá, pháp luật Brazil quy định rằng phải chứng minh được sự tồn tại mối quan hệ nhân quả giữa hành vi bán phá giá của sản phẩm nhập khẩu và thiệt hại đối với ngành công nghiệp nội địa. Nếu các yếu tố ngoài hành vi bán phá giá như ảnh hưởng của quá trình tự do hóa nhập khẩu ở Brazil, sự thay đổi nhu cầu của người tiêu dùng, sự phát triển công nghệ… gây ra

thiệt hại cho ngành công nghiệp trong nước thì không được áp dụng biện pháp này.

2.1.1.4. Lợi ích cộng đồng

Điều khoản về lợi ích cộng đồng là một yếu tố quan trọng trong việc xem xét áp dụng biện pháp chống bán phá giá ở Brazil. Theo đó, mặc dù có đầy đủ bằng chứng về hành vi bán phá giá, thiệt hại và mối quan hệ nhân quả giữa chúng nhưng để đảm bảo lợi ích cộng đồng (lợi ích của nhà sản xuất nội địa khác, mối quan hệ chính trị…), CAMEX có thể đình chỉ áp dụng các biện pháp này. CAMEX có quyền quyết định áp dụng các biện pháp ở mức khác với mức đã được khuyến nghị từ SECEX và mức độ của các biện pháp có thể bằng 0. Đây là điều khoản riêng của Brazil, không nằm trong các quy định của WTO. Hiện nay, điều khoản lợi ích cộng đồng đã được áp dụng trong một số trường hợp:

- Trong cuộc điều tra bán phá giá sản phẩm Na2CO3 nhập khẩu từ Bun-ga-ri, Ba Lan và Rumani, điều khoản về lợi ích cộng đồng đã được áp dụng với lý do việc áp dụng biện pháp chống bán giá có thể gây ảnh hưởng đến ngành công nghiệp thuỷ tinh và sản xuất chất tẩy rửa nội địa.

- Trong cuộc điều tra bán phá giá lốp xe đạp nhập khẩu từ Trung Quốc và Ấn Độ, điều khoản lợi ích cộng đồng đã được áp dụng với lý do việc áp dụng biện pháp chống bán phá sẽ ảnh hưởng xấu đến quan hệ giữa Brazil với hai nước này.

2.1.2. Thủ tục điều tra và áp dụng các biện pháp chống bán phá giá2.1.2.1. Khởi xướng điều tra 2.1.2.1. Khởi xướng điều tra

Có 2 cách để khởi xướng một vụ kiện bán phá giá. Thứ nhất, khi có đơn kiện bằng văn bản và phù hợp với các quy định của SECEX từ ngành công nghiệp nội địa sản xuất sản phẩm tương tự với hàng hóa nhập khẩu bán phá giá hoặc đại diện của họ thì cơ quan quản lý sẽ tiến hành khởi xướng điều tra. Ngành công nghiệp nội địa có thể là một công ty, một nhóm các công ty hoặc hiệp hội của ngành hàng đó. Tuy nhiên, đơn kiện phải thể hiện được lợi ích chung của ngành công nghiệp nội địa. Tương tự như quy định của WTO, các nhà sản xuất nội địa ủng hộ điều tra phải có sản lượng chiếm hơn 25% tổng sản phẩm tương tự của ngành công nghiệp trong nước và phải lớn hơn sản lượng sản phẩm tương tự được sản xuất bởi các nhà sản xuất nội địa phản đối điều tra. Thứ hai, trong một số trường hợp ngoại lệ, pháp luật về chống bán phá giá của Brazil cũng cho phép SECEX khởi xướng điều tra mà

không nhất thiết phải có đơn kiện từ ngành công nghiệp nội địa. Tuy nhiên, cơ quan này phải có đầy đủ bằng chứng về bán phá giá, thiệt hại và mối quan hệ giữa chúng.

Pháp luật của Brazil quy định rất rõ ràng và nghiêm ngặt về các thông tin phải có trong đơn kiện. Đây là một yếu tố mà nhà xuất khẩu có thể tận dụng để bảo vệ lợi ích của mình trong cuộc điều tra dựa trên các nội dung bị thiếu trong đơn kiện. Nhà xuất khẩu sẽ có cơ hội đệ trình các thông tin có lợi cho mình khi bên khiếu kiện được yêu cầu cung cấp thông tin chuyên sâu về thị trường nước xuất khẩu. Do đó, các nhà xuất khẩu cần phải hiểu rõ các yêu cầu đối với một đơn kiện phù hợp theo quy định của DECOM/SECEX. Một đơn kiện phải bao gồm các nội dung sau:

Một phần của tài liệu QUY ĐỊNH VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG BIỆN PHÁP CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CỦA BRAZIL VÀ BÀI HỌC ĐỐI VỚI VIỆT NAM (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)