- Bằng chứng về thiệt hại hoặc nguy cơ thiệt hại đối với ngành sản xuất nội địa do hàng nhập khẩu bán phá giá gây ra.
b. Về phía doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam
3.2.2. Quan điểm của doanh nghiệp
Trong khoảng hơn 10 năm trở lại đây, đặc biệt là sau gần 6 năm trải nghiệm với luật chơi chung trong thương mại toàn cầu khi gia nhập WTO, các doanh nghiệp Việt Nam đã quen thuộc với những vụ kiện bán phá giá đang ngày càng phổ biến
trong hoạt động thương mại với phần còn lại của thế giới. Các doanh nghiệp đã ý thức nhiều hơn về những tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh của mình khi bị áp thuế chống bán phá giá. Từ đó, doanh nghiệp đã có quan điểm chủ động đối phó và hạn chế thiệt hại có thể xảy ra khi vướng vào các vụ kiện này. Chính vì vậy, dưới sự chỉ đạo của các ban ngành liên quan cũng như các hiệp hội ngành nghề, các doanh nghiệp xuất khẩu lớn ở Việt Nam đã tích cực tham gia vào các buổi hội thảo, tọa đàm chuyên đề, các buổi tập huấn để tìm hiểu về pháp luật các nước nhập khẩu cũng như cách thức đối phó khi vụ kiện diễn ra. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng chủ động tiếp cận các nguồn tài liệu mở trên mạng hoặc thông qua tạp chí, cẩm nang để thu thập thông tin về tình hình các vụ kiện bán phá giá, học hỏi kinh nghiệm từ các vụ kiện thương mại trong nước cũng như từ các nước khác để đưa ra các biện pháp phù hợp chủ động phòng tránh cũng như đối phó khi đối mặt với những vụ kiện tương tự.
Tóm lại, có thể nói, cơ quan Nhà nước, Cục quản lý cạnh tranh và các doanh nghiệp Việt Nam đã có những quan điểm chủ động nhất định để đối phó với vấn đề bị kiện bán phá giá và nguy cơ bị áp thuế trong thời gian tới.