Nguy cơ từ phía Brazil

Một phần của tài liệu QUY ĐỊNH VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG BIỆN PHÁP CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CỦA BRAZIL VÀ BÀI HỌC ĐỐI VỚI VIỆT NAM (Trang 58 - 61)

- Bằng chứng về thiệt hại hoặc nguy cơ thiệt hại đối với ngành sản xuất nội địa do hàng nhập khẩu bán phá giá gây ra.

b. Về phía doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam

3.1.1. Nguy cơ từ phía Brazil

Khủng hoảng tài chính toàn cầu cuối năm 2008 đầu năm 2009 đi qua đã để lại nhiều thiệt hại nặng nề cho nền kinh tế thế giới. Khủng hoảng đã tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất, thương mại của nhiều nước, trong đó có Brazil. Trong quý IV năm 2008 và quý I năm 2009, tốc độ tăng trưởng của Brazil là -2,9% và -0,9%, giảm mạnh nhất kể từ năm 1999. Sau đó, nền kinh tế Brazil đã phục hồi trở lại với tốc độ tăng trưởng cao, hơn 7,5%/năm. Tuy nhiên, sự tăng trưởng này lại không ổn định. Trong năm 2011 và đầu năm 2012, mặc dù tăng trưởng dương nhưng tốc độ này đã giảm đáng kể và đang có chiều hướng đi xuống. Đây là một dấu hiệu cảnh báo về sự suy yếu của nền kinh tế Brazil trong thời gian tới.

Bên cạnh đó, để khắc phục hậu quả của khủng hoảng, khôi phục nền kinh tế, nhiều quốc gia đã và đang thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ. Đi đầu là Thụy Sỹ, với quyết định hạn chế tỷ giá đồng franc để bảo vệ thương mại của nước này, làm đồng franc giảm hơn 8,4% so với euro. Tiếp đó, đồng đô la Mỹ tiếp tục giảm trong khi lãi suất vẫn giữ ở mức gần 0%. Trong một thông báo gần đây, Cơ quan dự trữ Liên Bang Mỹ đã tuyên bố sẽ duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng này trong thời gian tới. Các chính sách của các nước trên vô tình đã làm cho đồng nội tệ (real) của Brazil tăng giá. Đồng real hiện là một trong các đồng tiền tăng giá cao nhất trên thế giới. Tính từ đầu năm đến nay, giá trị của đồng tiền này đã tăng 9% khiến ngành công nghiệp Brazil giảm sức cạnh tranh trong và ngoài nước. Bộ trưởng Tài chính Brazil Guido Mantega cho rằng, khi đồng real tăng giá, tính cạnh tranh của doanh nghiệp sản xuất trong nước giảm đi đáng kể. Hàng hóa xuất khẩu trở nên đắt đỏ hơn, hàng nhập khẩu rẻ hơn và các doanh nghiệp Brazil phải cạnh tranh thiếu bình đẳng với doanh nghiệp nước ngoài (Thời báo kinh tế Việt Nam, 2012). Do đó, trong thời gian tới, bên cạnh các biện pháp liên quan đến chính sách tiền tệ, Brazil cũng có thể sử dụng các biện pháp khác nhằm bảo vệ hoạt động thương mại của mình nói chung và ngành sản xuất nội địa nói riêng.

Ngoài ra, từ năm 2009 trở đi, hoạt động nhập khẩu của Brazil đã tăng đáng kể. Nếu như năm 2009 giá trị nhập khẩu của Brazil là 127 tỷ USD thì năm 2010, con số này là 187 tỷ USD và năm 2011 là hơn 227 tỷ USD (J.P.Morgan, 2011). Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu tăng mạnh, trung bình trên 20%/năm đã và đang gây ra nhiều sức ép cho ngành sản xuất nội địa Brazil. Tất cả các yếu trên phần nào có thể khẳng

định nguy cơ gia tăng áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại nói chung và chống bán phá nói riêng tại thị trường này trong tương lai gần.

Theo tạp chí Bloomberg, Brazil sẽ quyết định gia tăng áp dụng các biện pháp chống bán phá giá trong thời gian tới. Brazil sẽ sử dụng tính hồi tố của thuế chống bán phá giá nhằm ngăn cản các công ty mua hàng hóa nhập khẩu để dự trữ, một hành động mà Chính phủ cho rằng sẽ đe dọa đến ngành công nghiệp địa phương. Quyết định này Tổng thống Dilma Rousseff nhằm củng cố rào cản thương mại bảo vệ các nhà sản xuất nội địa từ việc gia tăng nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc. Chính phủ có thể áp dụng thuế chống bán phá giá có tính hồi tố lên đến 90 ngày trước khi phán quyết sơ bộ ban hành (Bloomberg, 2011).

Đối với Việt Nam, từ trước tới nay các nhà xuất khẩu trong nước chỉ đối mặt với các vụ kiện bán phá giá chủ yếu từ Mỹ và EU, chưa có vụ kiện nào từ Brazil nên còn khá xa lạ với nước này. Kinh nghiệm từ các vụ kiện bán phá giá trước đây cho thấy doanh nghiệp đã không có sự chuẩn bị kịp thời, thụ động trong quá trình điều tra. Kết quả là các mặt hàng xuất khẩu đều bị áp mức thuế cao. Khi đã tiến hành một vài vụ điều tra bán phá giá, cho dù có hay không áp dụng các biện pháp chống bán phá giá thì cũng có thể tạo nên một tiền lệ xấu để các nhà sản xuất Brazil khởi kiện nhiều hơn nữa đối với doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt khi hàng hóa xuất khẩu Việt Nam đang chiếm thị phần và có nhiều ảnh hưởng đến một số ngành công nghiệp nội địa nước này.

Thương vụ Việt Nam tại Brazil cho biết Hiệp hội giày dép Brazil đã cung cấp các dữ liệu liên quan và đề nghị Chính phủ Brazil áp dụng biện pháp hạn chế nhập khẩu giày dép từ Malaysia, Singapore, Indonesia và Việt Nam do lo ngại sự tăng trưởng xuất khẩu quá nhanh từ các nước này. Từ năm 2005 đến nay, Việt Nam là quốc gia thứ hai sau Trung Quốc xuất khẩu giày dép nhiều nhất vào thị trường Brazil về sản lượng và giá trị (Thời báo kinh tế Sài Gòn, 2010).

Tháng 8/2010, Brazil đã thông qua một đạo luật mở rộng phạm vi áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với các sản phẩm có hành vi lẩn tránh thuế chống bán phá từ các nước thứ ba. Đây là một công cụ mạnh mẽ, hữu hiệu cho phép Brazil hạn chế triệt để hàng hóa nhập khẩu đã bị áp thuế cạnh tranh không lành mạnh tại thị trường nội địa. Tính đến thời điểm hiện tại, Brazil đã tiến hành hai vụ điều tra

lẩn tránh thuế chống bán phá giá liên quan đến sản phẩm Trung Quốc được xuất khẩu từ Uraquay, Paraquay đối với mặt hàng sợi và Indonesia, Việt Nam đối với

Một phần của tài liệu QUY ĐỊNH VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG BIỆN PHÁP CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CỦA BRAZIL VÀ BÀI HỌC ĐỐI VỚI VIỆT NAM (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)