Giá trị thông thường

Một phần của tài liệu QUY ĐỊNH VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG BIỆN PHÁP CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CỦA BRAZIL VÀ BÀI HỌC ĐỐI VỚI VIỆT NAM (Trang 28 - 29)

Là giá thực tế phải trả cho sản phẩm (tương tự với sản phẩm xuất khẩu sang Brazil) được tiêu dùng nội địa tại nước xuất khẩu, trong đó nước xuất khẩu là nước sản xuất ra sản phẩm và xuất khẩu trực tiếp sang Brazil hoặc xuất khẩu thông qua một nước trung gian thứ ba. Giá thực tế này phải được xác định trong điều kiện thương mại thông thường. Khái niệm “điều kiện thương mại thông thường” này không được định nghĩa trong các văn bản pháp lý của Brazil nhưng có liệt kê một số trường hợp không được coi là điều kiện thương mại thông thường như giao dịch giữa các bên quen biết nhau hoặc có thỏa thuận với nhau từ trước hoặc giao dịch được thực hiện trước đó (hơn 6 tháng). Ngoài ra, số lượng sản phẩm tương tự tại nước xuất khẩu được dùng để xác định giá trị thông thường phải chiếm tối thiểu 5% số lượng hàng hóa xuất khẩu. Tuy nhiên tỉ lệ thấp hơn vẫn có thể được áp dụng nếu chứng minh được đủ điều kiện cho việc tính toán giá phù hợp. Nếu không đáp ứng được các điều kiện trên thì giá trị thông thường sẽ được tính thông qua giá bán của sản phẩm tương tự được xuất khẩu sang nước thứ ba hoặc giá thành sản xuất của sản phẩm đó tại nước xuất khẩu tùy thuộc vào bên lựa chọn.

Đối với nước xuất khẩu chưa được Brazil công nhận là nền kinh tế thị trường đầy đủ thì giá trị thông thường sẽ được xác định thông qua một nước thứ ba có nền

kinh tế thị trường đầy đủ với cách tính giá như trên. Tuy nhiên, trong quá trình điều tra, nhà xuất khẩu và Chính phủ của nước có nền kinh tế phi thị trường, trong đó có Việt Nam, có thể cung cấp thông tin về tỉ giá, lãi suất, giá,…lên SECEX để yêu cầu đánh giá lại về tình trạng nền kinh tế.

Nếu không xác định giá trị thông thường trong các cách trên thì giá trị thông thường sẽ tính toán dựa vào giá nội địa hoặc giá tính toán dựa trên chi phí của sản phẩm tương tự được sản xuất tại Brazil.

Một phần của tài liệu QUY ĐỊNH VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG BIỆN PHÁP CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CỦA BRAZIL VÀ BÀI HỌC ĐỐI VỚI VIỆT NAM (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)