Số lượng các vụ kiện do Brazil khởi xướng

Một phần của tài liệu QUY ĐỊNH VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG BIỆN PHÁP CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CỦA BRAZIL VÀ BÀI HỌC ĐỐI VỚI VIỆT NAM (Trang 47 - 49)

- Bằng chứng về thiệt hại hoặc nguy cơ thiệt hại đối với ngành sản xuất nội địa do hàng nhập khẩu bán phá giá gây ra.

2.2.1.1.Số lượng các vụ kiện do Brazil khởi xướng

c. Rà soát đối với nhà xuất khẩu mớ

2.2.1.1.Số lượng các vụ kiện do Brazil khởi xướng

Theo thống kê của WTO, trong giai đoạn 1995-2011, Brazil đứng thứ 5 thế giới về số vụ điều tra bán phá giá với 233 vụ, sau Ấn Độ (647 vụ), Hoa Kỳ (452 vụ), EU (428 vụ), Argentina (288 vụ) và chiếm 5,78% tổng số vụ kiện bán phá giá do các nước thành viên WTO khởi xướng. So với giai đoạn 1988-1995 với 9,14 vụ/ năm, số vụ kiện bán phá giá trung bình hàng năm giai đoạn 1995-2011 đã tăng lên 13,75 vụ/năm, tăng 46%.

Biểu đồ 2.1. Số lượng các vụ kiện bán phá giá do Brazil khởi xướng và các biện pháp chống bán phá giá được áp dụng giai đoạn 1995-2011

1995 1996 1997 1998 1999200020012002200320042005 2006 2007 2008 2009 201020110 0 5 10 15 20 25 30 35 40 Khởi xướng điều tra Biện pháp áp dụng

Nguồn: Tổng hợp từ cơ sở dữ liệu chống bán phá giá trên thế giới của WTO (WTO, 2012)

Sự gia tăng hoạt động chống bán phá giá của Brazil trong giai đoạn trên chủ yếu bắt nguồn từ sự thay đổi trong chính sách thương mại quốc tế của nước này. Năm 1980, Brazil đã chuyển từ chính sách thay thế hàng nhập khẩu với mức thuế nhập khẩu rất cao, sử dụng nhiều biện pháp phi thuế quan, hạn ngạch nhập khẩu đối với sản phẩm nhập khẩu tương tự với sản phẩm được sản xuất trong nước, sang mô hình thị trường mở với việc giảm thuế và cơ chế nhập khẩu minh bạch hơn. Sau đó, thực hiện đúng cam kết quốc tế khi tham gia Tổ chức thương mại thế giới và các hiệp định thương mại khu vực, các hàng rào thuế quan vốn nổi tiếng khắt khe của Brazil được cắt giảm đáng kể và cơ chế nhập khẩu đặc biệt có lợi cho ngành công nghiệp nội địa bị xóa bỏ. Nhập khẩu được tự do hơn so với trước. Do đó, hàng hóa nhập khẩu gia tăng đáng kể và tạo ra sức ép lớn đối với ngành công nghiệp trong nước khi phải cạnh tranh trực tiếp với nước ngoài. Kết quả là, Brazil phải tăng cường sử dụng biện pháp phòng vệ thương mại, chủ yếu là chống bán phá giá như một công cụ mới hợp pháp bảo vệ nền sản xuất nội địa của mình. Nếu cuối năm 1980, mức thuế nhập khẩu trung bình của Brazil là 45% thì đến năm 2010 mức thuế này đã giảm xuống 14% và 100 sản phẩm theo mã số HS 6 chứ số đã bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại liên quan đến giá trung bình 60% (Chad Brown, 2011). Một nguyên nhân khác cũng đóng vai trò quan trọng trong việc gia

tăng số vụ điều tra bán phá giá là hệ thống pháp luật liên quan của Brazil đang ngày càng hoàn thiện, tạo ra một hành lang pháp lý rõ ràng giúp các doanh nghiệp trong nước có thể tận dụng để bảo vệ lợi ích của mình khi bị xâm phạm.

Mặc dù đứng thứ 5 thế giới về số vụ điều tra bán phá giá nhưng Brazil lại xếp thứ 8 về số biện pháp được áp dụng, đứng sau Ấn Độ, Hoa Kỳ, EU, Argentina, Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ và Nam Phi. Trong số 233 vụ khởi xướng điều tra giai đoạn 1995-2011 thì chỉ có 119 vụ kết thúc với việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chiếm tỉ lệ 51,07%. Phần còn lại với 114 vụ kiện chấm dứt mà không áp dụng bất kỳ biện pháp nào hoặc bị hủy vì không thỏa mãn các yêu cầu theo quy định như biên độ phá giá, tỉ lệ nhập khẩu.

Theo một nghiên cứu của World Bank, số vụ điều tra và biện pháp chống bán phá giá được áp dụng tại Brazil hoàn toàn không chịu ảnh hưởng từ tình trạng của chính nền kinh tế trong nước. Số lượng biện pháp chống bán phá giá được sử dụng có mối quan hệ cùng chiều với giá trị đồng nội tệ hay ngược chiều với tỉ giá hối đoái của Brazil. Trong giai đoạn 1995-2010, số lượng biện pháp này tăng hoặc giảm khi giá trị đồng nội tệ tăng hoặc giảm. Mặc dù chưa có kết luận cụ thể nào về việc tăng giá đồng nội tệ sẽ làm cho hàng hóa của nước khác bán phá giá tại thị trường nội địa nhưng hiện tượng này có thể gây thiệt hại cho ngành công nghiệp trong nước vì giá hàng hóa nhập khẩu sẽ rẻ hơn so với hàng hóa sản xuất tại Brazil. Thật vậy, Brazil đã trải qua thời kỳ tăng giá đồng nội tệ và điều này đã làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước. Do đó, một cách để bảo vệ ngành công nghiệp nội địa phù hợp với quy định quốc tế mà Brazil có thể sử dụng là biện pháp phòng vệ thương mại, cụ thể là chống bán phá giá.

Một phần của tài liệu QUY ĐỊNH VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG BIỆN PHÁP CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CỦA BRAZIL VÀ BÀI HỌC ĐỐI VỚI VIỆT NAM (Trang 47 - 49)