Các nước bị Brazil khởi kiện

Một phần của tài liệu QUY ĐỊNH VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG BIỆN PHÁP CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CỦA BRAZIL VÀ BÀI HỌC ĐỐI VỚI VIỆT NAM (Trang 49 - 51)

- Bằng chứng về thiệt hại hoặc nguy cơ thiệt hại đối với ngành sản xuất nội địa do hàng nhập khẩu bán phá giá gây ra.

c. Rà soát đối với nhà xuất khẩu mớ

2.2.1.2. Các nước bị Brazil khởi kiện

Một khía cạnh khác cũng cần được xem xét là mục tiêu của pháp luật chống bán phá giá của Brazil. Về cơ bản, có ba đặc điểm để một quốc gia trở thành mục tiêu điều tra bán phá giá.

Thứ nhất, các công ty xuất khẩu của một quốc gia phải có mức giá rất cạnh tranh trên thị trường Brazil. Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các vụ kiện về bán phá giá vì giá cả là yếu tố cạnh tranh trực tiếp giữa nhà xuất khẩu và nhà sản xuất nội địa. Mức giá càng cạnh tranh thì động lực để các nhà sản xuất Brazil khiếu

kiện càng cao. Thứ hai, các công ty xuất khẩu này chiếm một thị phần đáng kể trên thị trường Brazil và luôn giữ vững, phát triển thị phần này. Bởi vì, chỉ có các công ty trên mới có đủ khả năng đe dọa đến hoạt động sinh lời của các công ty nội địa, khiến họ phải viện đến biện pháp kiện bán phá giá để bảo vệ mình. Cuối cùng, thị trường Brazil là thị trường quan trọng, nếu không muốn nói là duy nhất đối với các công ty xuất khẩu. Trong thực tế, không phải chỉ có các công ty đáp ứng đầy đủ 3 yếu tố trên mới là mục tiêu của pháp luật chống bán phá giá của Brazil. Chúng ta có thể tìm thấy một trong 3 đặc điểm trên ở các bị đơn từng bị điều tra.

Với các đặc điểm như vậy, có thể dễ dàng suy luận rằng mục tiêu được chú ý nhiều nhất của pháp luật chống bán phá giá Brazil là các đối tác thương mại lớn của nước này. Thực tế đã chứng minh, các nước bị Brazil khởi kiện nhiều nhất theo thứ tự: Trung Quốc (50 vụ), Hoa Kỳ (33 vụ), Ấn Độ (11 vụ), Argentina (10 vụ), Hàn Quốc (10 vụ), đều thuộc nhóm 10 đối tác thương mại lớn nhất của nước này tính theo giá trị nhập khẩu.

Nếu như mục tiêu ban đầu của pháp luật chống bán phá giá của Brazil hướng tới là các quốc gia có mức thu nhập cao hoặc trung bình cao thì từ năm 2000 trở đi, mục tiêu này đã chuyển sang Trung Quốc và các nước có mức thu nhập trung bình thấp. Sau khi gia nhập WTO, với lợi thế nhân công giá rẻ, nguồn tài nguyên dồi dào, hàng hóa giá rẻ của Trung Quốc được xuất khẩu ngày càng mạnh mẽ và chiếm lĩnh thị trường ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Brazil. Tốc độ nhập khẩu của Brazil từ Trung Quốc, nước chị ảnh hưởng nhiều nhất từ biện pháp chống bán phá giá của Brazil, tăng mạnh qua các năm. Nếu như năm 2000 Trung Quốc chỉ chiếm 2,2% tổng lượng nhập khẩu hàng hóa của Brazil thì đến năm 2010 con số này đã lên đến 14,1%, dẫn đầu về giá trị nhập khẩu vào thị trường này.

Biểu đồ 2.2. Các quốc gia bị Brazil khởi kiện bán phá giá nhiều nhất giai đoạn 1995-2011

Nguồn: Tổng hợp từ cơ sở dữ liệu chống bán phá giá trên thế giới của WTO

(WTO, 2012)

Một phần của tài liệu QUY ĐỊNH VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG BIỆN PHÁP CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CỦA BRAZIL VÀ BÀI HỌC ĐỐI VỚI VIỆT NAM (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)